Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 65 - 66)

II. Tổng số hộ Hộ 22.591 22.967 23.441 101,

4.6.4.3.Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2009 2010 2011 Tổng số lực lượng LĐ nông thôn Người 50.789 52.201 54

4.6.4.3.Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động nông thôn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc những ngành đòi hỏi không nhiều vốn nhưng sử dụng nhiều lao động với trình độ công nghệ vừa phải, sử dụng nguyên liệu tại chổ được coi là nhân tố chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Huyện Hoài Ân đã và đang triển khai các dự án lớn: Công ty khai thác đá Kim Khánh,… với một số hệ thống chính sách ưu đãi đã tạo ra nền tảng và cơ hội phát triển tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn từ 2010 - 2020, Hoài Ân tập trung ưu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ về cả số lượng và chất lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống. Cần tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo những hướng sau:

- Rà soát quy hoạch phát triển trên địa bàn huyện, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch cho phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển. Công bố quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển các khu công nghệp, cụm

công nghiệp, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để người dân và doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư có thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

- Bồi dưỡng kiến thức, năng lực tổ chức quản lý và phát triển doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và những người có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại, tín dụng ưu đãi, tổ chức tín dụng quốc tế, các tổ chức thuê mua tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn để hình thành các quỹ trợ giúp lẫn nhau.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ưu tiên tuyển dụng lao động người địa phương vào làm việc - đặc biệt là các gia đình bị mất đất do quá trình đô thị hóa và do việc hình thành những khu - cụm khu công nghiệp quy mô lớn trên địa bàn.

- Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, bảo vệ môi trường và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hôi doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong hội nhập và cạnh tranh.

- Thực hiện trợ giúp có trọng điểm về tăng cường khả năng cạnh tranh của một số hàng mà huyện có lợi thế so với địa phương khác. Đặc biệt ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, hàng hóa xuất khẩu, các ngành nghề truyền thống, thu hút nhiều lao động, tọa việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 65 - 66)