Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Hoài Ân 1 Biện pháp trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

II. Tổng số hộ Hộ 22.591 22.967 23.441 101,

4.6.Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Hoài Ân 1 Biện pháp trong nông nghiệp

2009 2010 2011 Tổng số lực lượng LĐ nông thôn Người 50.789 52.201 54

4.6.Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Hoài Ân 1 Biện pháp trong nông nghiệp

4.6.1. Biện pháp trong nông nghiệp

Trong thời gian tới, huyện Hoài Ân phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, huyện đề ra mục tiêu đảm bảo diện tích trồng lúa cả năm 10.690 ha với năng suất 54,9 tạ/ha, phát triển nhiều mô hình trang trại đạt tiêu chí mới, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 431 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2011, trong đó giá trị trồng trọt đạt 209,7 tỷ đồng, giá trị chăn nuôi - thủy sản đạt 208,9 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp đạt 12,4 tỷ đồng. Ngoài ra phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất giống lúa; tăng cường công tác quy vùng, thực hiện sản xuất ở các xã, thị trấn, đẩy mạnh chăn nuôi trong các hộ nông dân, phấn đấu tăng đàn lợn, đàn bò. Để đạt được những mục tiêu trên thì nông nghiệp huyện cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt coi trọng công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi. Chọn lọc đưa nhanh các

loại giống, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện. Ứng dụng khoa học công nghệ cao vào trong sản xuất và nhân giống cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ sinh học. Cần thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi đến từng hộ gia đình, từng cơ sở.

Tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, phát triển nhanh các vùng chuyên canh quy mô lớn trên cơ sở khai thác những lợi thế vốn có. Tăng cường tạo những ngành nghề mới cho các vùng nông thôn như trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, trồng rau sạch; nuôi các loại vật có giá trị kinh tế cao như: Heo rừng, gà siêu thịt, vịt siêu trứng,… với mô hình kinh doanh quy mô lớn, hiệu quả cao, nhằm tăng cường thu hút việc làm tại chỗ cho lao động địa phương.

Cung cấp đầy đủ thông tin về khoa học công nghệ cho người sản xuất, đồng thời hướng dẫn bà con nông dân lựa chọn công nghệ phù hợp với các điều kiện sản xuất của địa phương với giá cả hợp lý, tránh mua những công nghệ lạc hậu.

Hai là, rà soát quỹ đất cho phát triển nông, lâm nghiệp, đồng thời lập dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Quy hoạch đất trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò,… trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng, trồng cây phân tán, tạo nhiều việc làm cho người lao động trong thời gian nhàn rỗi.

Ba là, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là các trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp lấy thịt, lấy sữa.

Bốn là, phát triển công nghiệp nhỏ, công nghiệp chế biến để tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông nghiệp, nông thôn.

Năm là, tăng cường xúc tiến thương mại, dịch vụ trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ phục vụ sản xuất như: Cung ứng vật tư kỹ thuật, vận tải, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường cho sản xuất nông nghiệp. Những giải pháp trên chủ yếu sẽ tác động thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông

thôn huyện Hoài Ân tạo điều kiện có thêm nhiều việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ở nông thôn huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 58 - 60)