Nâng cao chất lượng lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 70 - 71)

II. Tổng số hộ Hộ 22.591 22.967 23.441 101,

4.6.7.2.Nâng cao chất lượng lao động nông thôn

2009 2010 2011 Tổng số lực lượng LĐ nông thôn Người 50.789 52.201 54

4.6.7.2.Nâng cao chất lượng lao động nông thôn

Trong các yếu tố của sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế thì nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất. Nguồn nhân lực vừa là người sáng tạo vừa là người sử dụng các phương tiện về công nghệ,… để đạt lợi ích kinh tế cao nhất. Nguồn nhân lực cần được sử dụng hiệu quả, đồng thời phải được đãi ngộ thỏa đáng. Do vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Hoài Ân.

Trước thực trạng nguồn lao động ở huyện Hoài Ân dồi dào nhưng chất lượng tương đối thấp, lao động chưa qua đào tạo hơn 80% đã hạn chế rất lớn đến việc làm và sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng lao động nông thôn cần có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước và chính quyền địa phương. Có thể nói đầu tư cho giáo dục là đầu tư trực tiếp, cơ bản và lâu dài cho sự phát triển của huyện và là hướng đi có lợi nhất.

Đối với với lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp cần mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp đào tạo với khuyến nông,

khuyến lâm, hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng địa phương nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp. Đối với những lao động không có nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp cần phải được đào tạo để tăng cơ hội có việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại địa bàn nông thôn. Theo hướng này cần sớm tiến hành quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện. Đổi mới chương trình nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo. Phát triển các hình thức đào tạo ngắn hạn ngay tại cơ sở, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển đào tạo nghề cho nông thôn.

Tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên, lao động nông thôn nhằm hình thành đội ngũ lao động trẻ đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu câu của thị trường lao động. Quy hoạch ngành nghề, xây dựng hệ thống đào tạo, hướng dẫn đầu tư, hướng dẫn ngành nghề, dịch vụ việc làm. Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, các quy mô đào tạo bao gồm: Dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề, đào tạo lại, đào tạo tại chổ, đào tạo lưu động, đào tạo từ xa,… đáp ứng nhu cầu học nghề cho mọi đối tượng, trong mọi điều kiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 70 - 71)