Tạo việc làm cho lao động nông thôn thông qua xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 68 - 69)

II. Tổng số hộ Hộ 22.591 22.967 23.441 101,

4.6.6.Tạo việc làm cho lao động nông thôn thông qua xuất khẩu lao động

2009 2010 2011 Tổng số lực lượng LĐ nông thôn Người 50.789 52.201 54

4.6.6.Tạo việc làm cho lao động nông thôn thông qua xuất khẩu lao động

Công tác xuất khẩu lao động được xem là công tác mũi nhọn trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm tới, để thực hiện được mục tiêu từng bước tăng quy mô xuất khẩu lao động huyện Hoài Ân cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

- Tuyên truyền rộng rãi các văn bản hướng dẫn về xuất khẩu lao động trên các phương tiện đại chúng và trong các đoàn thể; thông báo công khai, cụ thể về thị trường lao động, chi phí, số lượng, thời gian, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện lao động, pháp luật về lao động của nước có nhu cầu tuyển dụng lao động. Ưu tiên cho các đối tượng con em gia đình chính sách, người nghèo đủ tiêu chuẩn.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động , mặt khác khai thác các thị trường truyền thống như: Malaixia, Đài Loan,… đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu nhập cao và có nhu cầu lớn về lao động.

- Các cấp, các ngành trong tỉnh như Sở Lao động Thương binh và xã hội, công an tỉnh, ngành Y tế và các ngành liên quan cũng như các cấp chính quyền tại địa phương phải phối hợp hoạt động đề xuất các giải pháp thực hiện

tốt công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn. Bên cạnh đó tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài: Triển khai thoả thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thúc đẩy đàm phán và ký kết các thỏa thuận với các nước khác; kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định để làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.

- Cần xây dựng chương trình hậu xuất khẩu lao động để một mặt tận dụng nguồn vốn, tay nghề của người lao động ở nước ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định kinh tế xã hội cho địa phương có xuất khẩu lao động. Chương trình này phát triển theo hướng khuyến khích người đi xuất khẩu lao động trở về đầu tư kinh doanh những ngành nghề thiết thực, khai thác được tiềm năng lợi thế của địa phương. Ví dụ: Phát triển nghề khai thác đá,… vừa đưa lại sự phát triển về kinh tế cho địa phương, vừa tạo việc làm cho người lao động trong vùng và những vùng lân cận. Để làm được điều đó chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi như mặt bằng, môi trường đầu tư, hành lang pháp lý.

Đối với những lao động đã được đào tạo nghề như điện tử, cơ khí hay thực phẩm,… sau khi đi xuất khẩu lao động trở về có thể được đào tạo lại và được nhận vào làm việc ở các doanh nghiệp ở địa phương để phát huy tay nghề và kinh nghiệm. Đây sẽ là nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quá trình công nghệp hóa, hiện đại hóa của đại phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 68 - 69)