Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 51 - 53)

II. Tổng số hộ Hộ 22.591 22.967 23.441 101,

4.4.2.2.Trình độ chuyên môn kỹ thuật

2009 2010 2011 Tổng số lực lượng LĐ nông thôn Người 50.789 52.201 54

4.4.2.2.Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Phần lớn người lao động là chưa qua đào tạo, chiếm 52,73% . Đa số họ tự tạo công việc cho bản thân như: Làm ruộng, các công việc liên quan tới nông nghiệp hoặc đi qua địa phương khác làm thuê với mức lương không ổn định nhưng công việc lại khá vất vã. Với những người có trình độ CMKT tập trung ở hình thức làm công hưởng lương.

Trình độ CMKT thấp và không có CMKT được coi là một trở ngại lớn đối với người lao động, họ khó tìm được việc làm theo mong muốn và ít có cơ hội tham gia vào thị trường lao động.

Bảng 4.12. Lực lượng lao động có việc làm theo hình thức làm việc và trình độ chuyên môn kỹ thuật

ĐVT: Người Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tổng CC (%) Hình thức làm việc Làm công

hưởng lương (%) việc làmTự tạo (%) Số lượng

Chưa qua đào tạo 116 52,73 25 21,55 91 78,54

CNKT không có bằng 55 25,00 24 43,64 31 56,36

Có chứng chỉ nghề ngắn hạn 13 5,91 7 53,85 6 46,15

Có bằng nghề dài hạn 6 2,73 6 100 -

Trung học chuyên nghiệp 10 4,55 9 90,00 1 10,00

Cao đẳng 8 3,64 8 100 -

Đại học 12 5,45 12 100 -

Tổng 220 100 91 129

(Nguồn: Số liệu điều tra , 2012).

4.4.3.Tình hình phân bổ lao động của nhóm hộ điều tra 4.4.3.1. Tình hình phân bổ lao động theo ngành nghề

Trong tổng số 220 lao động thì lao động nông nghiệp chiếm đa số với 60,09%, tiếp theo là TM - DV chiếm 14,55%.

Trong 3 nhóm hộ thì nhóm hộ kiêm chiếm nhiều nhất với 96 lao động chiếm 43,64% tổng lực lượng lao động của hộ điều tra và phân bố

khá đồng đều giữa các ngành nhưng lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao 48,96%, ngành TTCN - XD chiếm 26,04%, lao động TM - DV chiếm 9,38% và 15,63% lao động làm việc trong các ngành khác như mộc, hàn, cơ khí,.... Nhóm hộ này đang phát triển mạnh và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, đa số các hộ thuộc nhóm này đều có mức kinh tế trung bình hoặc khá do vậy trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ sử dụng cơ giới hoá nhiều nên ít tốn công lao động trong sản xuất nông nghiệp, thời gian còn lại làm các công việc khác mang lại thu nhập cao hơn trong các ngành TTCN - XD và TM - DV.

Bảng 4.11. Lao động việc làm phân theo ngành nghề và nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu

Chung Hộ thuần nông Hộ kiêm Hộ phi NN SL

(Người) (%) (Người)SL (%) (Người)SL (%) (Người)SL (%) Tổng số lao động 220 100 94 42,73 96 43,64 30 13,63

1. Lao động nông nghiệp 141 64,09 94 100 47 48,96 -

2. Lao động TTCN - XD 29 13,18 - - 25 26,04 4 13,33

3. Lao động TM – DV 32 14,55 - - 9 9,38 23 76,67

4. Lao động khác 18 8,18 - - 15 15,63 3 10,00

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012).

Biểu đồ 4.4. Lao động phân theo ngành nghề của hộ điều tra theo huớng sản xuất

Trong nhóm hộ thuần nông, số lao động chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, họ tốn rất nhiều công lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Lao động trong nhóm hộ này thường không có khả năng hoặc không muốn làm trong các lĩnh vực khác. Họ thường bị hạn chế về vốn, kỹ thuật, kiến thức và cả kinh nghiệm nên không đầu tư vào các ngành khác mà chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống của nhóm hộ này thường khá vất vã, họ không dám mạnh dạn đầu tư và sản xuất, vì vậy kinh tế thường thuộc dạng trung bình và yếu.

Đối với hộ phi nông nghiệp, họ thường làm việc trong các lĩnh vực không liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu làm việc trong các ngành TM - DV hoặc các ngành khác. Nhóm hộ này thường có kinh tế khá và rất nhạy bén vớn thị trường cho nên họ tham gia vào rất nhiều linh vực khác nhau chủ yếu là TM - DV.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 51 - 53)