Hoàn thiện một số chính sách về lao động việc làm cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 74 - 76)

nghiệp, nông thôn.

- Đề nghị với tỉnh, các ban, ngành quan tâm đến các huyện nghèo, tăng cường vốn vay giải quyết việc làm, có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp, tập trung vào đầu tư và xây dựng các khu công nghiệp ở huyện.

- Chính quyền cần coi vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong huyện là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Cần có sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế hộ, tự giải quyết việc làm cho bản thân.

- Đề nghị các cấp, các ngành của huyện Hoài Ân tiếp tục xây dựng chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm giai đoạn 2010 – 2015, trong đó đưa mục tiêu và các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn. Hàng năm trích nguồn ngân sách địa phương bổ xung vốn giải quyết việc làm để đầu tư vào các dự án tạo việc làm cho người lao động.

- Địa phương cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các hộ có điều kiện tiếp cận với các hệ thống tín dụng ưu đãi. Đặc biệt cần kết hợp với hội phụ nữ, đoàn thanh niên đứng ra tín chấp giúp những người nghèo vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho hộ.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khả năng sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả hơn.

- Thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm, đào tạo và tư vấn cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn; phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức hỗ trợ và tư vấn xuất khẩu lao động.

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho những hộ nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

5.2.2. Đối với người lao động nông thôn

- Tích cực học tập kiến thức văn hóa, chuyên môn, tăng cường theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiểu biết nhằm vận dụng vào việc làm của mình.

- Chủ động trong việc tìm kiếm việc làm.

- Mạnh dạn vay vốn để nâng cao khả năng đầu tư áp dụng các kỹ thuật mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Sơn, Hồ Nguyễn Quang Đồng, Nguyễn Thị Kim Dung 2012. Gải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012.

2. Nguyễn Hoài Nam, Mai Ngọc Cường 4/2012. Việc làm lao động nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Nghiên cứu kinh tế số 407 – Tháng 4/2012.

3. Ngô Sỹ Hùng, Phan Thị Thu Hường, 2008. Nghiên cứu về lao động việc làm ở khu vực nông thôn huyên Hương Thủy. Tạp chí khoa học, Đại học Huế số 47, 2008.

4. Trịnh Hoài Nam, 2010. Nghiên cứu về lao động việc làm ở huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 60, năm 2010.

5. Đinh Quang Thái 2008. Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, 2008.

6. Nguyễn Thị Linh, 2007. Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, 2007.

7. Nguyễn Tố Như, 2008. Thực trạng sử dụng lao động và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trên đại bàn xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

8. Niên giám thống kê huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, năm 2011

9. Tổng hợp cung lao động huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, năm 2011.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định (Trang 74 - 76)