2.1.2.1. Chức năng.
Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn – kiểm định có chức năng tư vấn khảo sát các công trình xây dựng: dân dụng, cầu đường, thủy điện nhỏ, kỹ thuật hạ tầng ...khảo sát địa hình, địa chất, tiến hành lập dự án đầu tư. Kiểm định đánh giá chất lượng công trình xây dựng, máy móc thiết bị và công nghệ, đánh giá tác động của môi trường, kiểm tra chứng nhận an toàn chịu lực và sự phù hợp của công trình….nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Ngoài ra sau khi được cấp phép bổ sung ngành nghề, công ty cũng chú trọng nhiều hơn vào lĩnh vực xây lắp, có chức năng thiết kế và xây dựng các công trình, chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ
2.1.2.2. Nhiệm vụ.
- Sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Đảm bảo lợi ích cổ đông, quản lý và sử dụng vốn, tài sản một cách có hiệu quả. Nghiên cứu và điều chỉnh để sử dụng tốt hơn và tăng tuổi thọ máy móc thiết bị. - Nghiên cứu thị trường hoạt động, chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Quản lý tốt cán bộ nhân viên của công ty theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Không ngừng cải thiện điều kiện lao động, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong quản lý.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn an toàn lao động, bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường, tổ chức huấn luyện an toàn cấp chứng chỉ theo quy định cho cán bộ quản lý, người lao động, thực hiện nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thực hiện tốt công tác trả lương theo công việc phù hợp với nhiệm vụ từng người.
- Đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho các công trình xây dựng.
- Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3.1 Loại hình kinh doanh của công ty.
- Quản lí dự án - Lập dự án đầu tư - Tư vấn đấu thầu
- Thẩm tra dự án đầu tư, thiết kế, dự toán- tổng công trình xây dựng.
- Thi công lắp đặt công trình cấp thoát nước, các công trình xây dựng dân dụng, trường học….
- Khảo sát địa hình xây dựng công trình.
- Thiết kế công trình giao thông, công trình hạ tầng kĩ thuật, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Giám sát kĩ thuật xây dựng công trình giao thông, công trình hạ tầng kĩ thuật, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình xây dựng
- Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
2.1.3.2 Vốn kinh doanh của công ty.
- Vốn điều lệ: 2.000.000.000đ. - Mệnh giá cổ phần: 20.000đ.
- Số cổ phần và mệnh giá cổ phần đã góp: 100.000 cổ phần, giá trị 2.000.000.000đ. - Số cổ phần được quyền chào bán: 0 cổ phần.
Với những số liệu vừa nêu trên thì Công ty cổ phần tư vấn - kiểm định xây dựng Bảo Việt được coi là một doanh nghiệp nhỏ.
2.1.3.3.Nguồn lực công ty.
Bảng 2.1 Tài sản cố định của công ty giai đoạn 2010-2013
Trong công ty, do tính đặc thù về lĩnh vực hoạt động nên tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: (ĐVT: nghìn đồng) Tiêu thức Năm 2010 Tỷ trọng(%) Năm 2011 Tỷ trọng(%) Năm 2012 Tỷ trọng(%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) Tài sản cố định 393.579 100 518.421 100 613.280 100 1.010.049 100 1.Tài sản cố định Hữu hình 378.579 96,19 503.421 97,11 598.280 97,55 842.049 83,37 - Nguyên giá 1.171.691 1.604.779 1.691.952 2.540.505 - Khấu hao 793.112 1.101.358 1.093.671 1.698.456 2.Tài sản cố định vô hình 15.000 3,81 15.000 2,89 15.000 2,45 168.000 16,63 3.Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 0 0 0 0 0 ( Nguồn: phòng kế hoạch-hành chính tổng hợp)
Từ bảng trên cho thấy vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty tăng liên tục qua các năm, trong đó vốn đầu tư vào TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn lại là đầu tư vào TSCĐ vô hình, không có đầu tư vào TSCĐ thuê tài chính. Cụ thể:
Gía trị TSCĐ hữu hình luôn chiếm tỷ trọng rất cao và tăng liên tục qua các năm tương ứng là 96,19%, 97,11%, 97,55%. Trong khi đó, TSCĐ vô hình luôn có tỷ trọng nhỏ, mặc dù số vốn đầu tư luôn là 15.000 nghìn đồng (15 triệu đồng) mỗi năm nhưng tỷ trọng lại giảm qua các năm tương ứng là 3,81%, 2,89% và 2,45%. Chỉ riêng năm 2013, cơ cấu TSCĐ có sự thay đổi về giá trị: tuy TSCĐ hữu hình chỉ chiếm 83,37%, giảm về giá trị đầu tư, trong khi đó, TSCĐ vô hình lại được đầu tư nhiều hơn so với các năm trước, tương ứng chiếm 16,63%.
Tư những điều này cho thấy công ty luôn chú trọng và đầu tư nhiều vào TSCĐ hữu hình do đặc thù của ngành xây dựng nói chung.
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động năm 2011-2013
Tiêu thức Trong đó
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Tổng lao động Người 36 100 36 100 51 100 Theo giới tính Nam 33 91,6 33 91,6 44 86,27 Nữ 3 8,4 3 8,4 7 13,73 Theo trình độ Thạc sĩ 1 2,78 2 5,5 2 3,92 Đại học 16 44,4 20 55,5 29 56,86 Cao đẳng 11 30,6 8 22,2 14 27,45 Trung cấp 8 22,22 6 16,8 6 11,76 ( Nguồn: phòng kế hoạch-hành chính tổng hợp)
Nhìn chung trong các năm gần đây cơ cấu lao động không có sự thay đổi về số lượng nhân sự cũng như tỷ lệ nam nữ nhưng có sự thay đổi vượt bậc về trình độ lao động, có sự gia tăng về lao động có trình độ cao.
Nguồn lực công ty chủ yếu là nam, chiếm tỷ lệ cao 91,6%, phản ánh rõ đặc thù của công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vì công việc khảo sát lấy mẫu thử nghiệm và xây lắp rất bất tiện cho nữ.
Năm 2010 công ty đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực, tăng chi phí cho việc bồi dưỡng cán bộ, hỗ trợ học thạc sĩ và đại học và tiếp tục đầu tư qua các năm, nhờ vậy mà trình độ lao động của công ty có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể:
Năm 2012, mặc dù số lượng lao động có trình độ thạc sĩ còn thấp, chỉ 5,5% tuy vậy đã tăng gấp hai so với năm 2011, nhưng bậc đại học thì chiếm hơn một nửa tổng lao động của công ty 55,5%, cao hơn năm 2011 là 11,1%,còn lại là cao đẳng và trung cấp chiếm 39%.
Trong năm 2013, cơ cấu lao động có sự gia tăng về số lượng, cụ thể: tăng 15 nhân lực so với năm 2012, trong đó có 11 nam và 4 nữ; còn về trình độ: đại học tăng 9 người, cao đẳng tăng 6 người, trung cấp và thạc sĩ không đổi.