Đội ngũ lao động:
Đây là nhân tố cơ bản và đặc biệt quan trọng, con người đóng vai trò trung tâm, là chủ thể của hành động…Năng lực thông qua con người ở công ty được hiểu như là khả năng của đội ngũ nhân viên trong công ty.
Bảng 2.5 Bảng thống kê nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2011-2013
STT Chức danh Năm 2011 (người) Năm 2012 (người) Năm 2013 (người) I Trên đại học 1 2 2 II Đại học-cao đẳng 27 28 43 1 Kỹ sư xây dựng 3 3 4
2 Kỹ sư thủy lợi 1 1 2
4 Kỹ sư mỏ địa chất 2 2 2
5 Kỹ sư đo đạc, trắc địa 2 2 3
6 Kỹ sư điện 1 1 2
7 Kỹ sư cơ khí 1 1 2
8 Kỹ sư địa chính 2 2 3
9 Kỹ sư cầu đường 1 1 3
10 Kỹ sư kinh tế xây dựng 1 1 2
11 Kỹ sư nhiệt lạnh - - 1
12 Kỹ sư điện tử viễn thông 1 1 1
13 Kỹ sư silicat - 1 2
14 Kỹ sư máy xây dựng 1 1 2
15 Cử nhân luật 1 1 1
16 Cử nhân quản trị kinh doanh 3 3 4
17 Cử nhân quản lý kinh doanh 2 2 3
18 Cử nhân kinh tế 4 4 4
III Trung cấp 8 6 6
IV Tổng cộng 36 36 51
(Nguồn: Phòng kế hoạch-hành chính tổng hợp)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, đội ngũ lao động của công ty phong phú, dồi dào, số lượng tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là năm 2013 lao động tăng 16 người so với năm 2012 (trong đó, đại học tăng 9 người và cao đẳng tăng 6 người). Tương ứng đó là số lượng kỹ sư cũng tăng lên đáng kể.
Do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và khoa học trên thế giới, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của đơn vị. Các doanh nghiệp muốn thành công thì cùng với sự đầu tư về máy móc thì doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư cho yếu tố con người. Trong bất cứ thời đại nào thì nhân tố con người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi khâu sản xuất. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực cho phù hợp với trang thiết bị hiện đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở lên quan trọng hơn hết. Do đó, trong chiến lược đầu tư của bất kì một doanh nghiệp nào, nhân tố con người cũng phải được đưa lên hàng đầu. Cùng với các biện pháp đào tạo lại, đào
tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng các chính sách, đề ra các biện pháp thu hút nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Để có được điều đó, trong những năm qua công ty không ngừng đầu tư vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động, cũng như có nhiều chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài. Cụ thể công tác đào tạo lao động qua các năm được thể hiện sau:
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp kinh phí đào tạo giai đoạn
2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị (đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị(đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị(đồng) Tỷ trọng(%) Tổng đầu tư 111.800.000 100 130.200.000 100 166.090.000 100 1.Đào tạo
trong thời gian thủ việc
9.000.000 8,05 13.500.000 10,37 15.000.000 9,03 2.Đào tạo dài
hạn 25.400.000 22,72 37.800.000 29 31.400.000 18,91 3.Đào tạo ngắn hạn 35.400.000 31,66 36.900.000 28,34 56.690.000 34,13 4.Đào tạo chuyên tu 42.000.000 37,57 42.000.000 32,56 63.000.000 37.93 Tốc độ tăng trưởng(%/năm) 2011 2012 2013 Tổng đầu tư - 16,64 27,57 1.Đào tạo trong thời gian thủ việc
- 50 11,11
2.Đào tạo dài hạn - 68,82 -20,38 3.Đào tạo ngắn hạn - 2,94 53,63 4.Đào tạo chuyên tu - 0 50
(Nguồn: Phòng kế hoạch-hành chính tổng hợp)
Chất lượng đội ngũ lao động được thể hiện trên các khía cạnh: chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụ thể và năng suất của đội ngũ nhân viên. Đây là những nhân tố then chốt mang lại thành công cho công ty:
- Đội ngũ cán bộ được đào tạo qua các trường lớp và nắm giữ các chức vụ chủ chốt của công ty. Cùng với nhiệm vụ điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh họ còn phải thường xuyên nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của công việc đặt ra trong thời điểm hiện nay.
- Đội ngũ lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm xây dựng, chính vì thế mà họ có vai trò không nhỏ trong vấn đề chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công. Với lực lượng lao động hiện có của công ty là tương đối nhỏ so với nhiều đối thủ khác, do vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ đối với các công trình có quy mô và giá trị lớn đòi hỏi nhiều lực lượng lao động có trình độ.
Khi tham dự thầu thì chủ đầu tư đánh giá về nhân lực của công ty chủ yếu ở các khía cạnh sau:
- Ban lãnh đạo công ty, đây là những người trực tiếp ra quyết định xây dựng chiến lược…là những người quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty. - Cán bộ quản trị cấp công ty
- Cán bộ cấp cơ sở, số lượng nhân công, bậc thợ. - Năng lực quản lý chất lượng công trình
Trong ngành xây dựng, một công trình xây dựng thường có giá trị lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài và kết cấu kỹ thuật phức tạp nên áp lực hoàn thành công việc rất lớn. Cho nên, đối với các doanh nghiệp xây dựng, thì công tác kiểm tra chất lượng, quản lý kỹ thuật luôn được coi là công việc quan trọng hàng đầu. Nó không
chỉ đảm bảo cho công trình thi công có chất lượng mà còn là thước đo trình độ năng lực, khả năng của một doanh nghiệp, là sự tín nhiệm của khách hàng và cũng là sự sống còn của doanh nghiệp. Sở dĩ không một khách hàng nào sẽ xét thầu, giao thầu cho một đơn vị có những vi phạm về chất lượng công trình. Chính vì lẽ đó, trong những năm qua công ty đã tổ chức tốt hoạt động này, công tác quản lý chất lượng từng bước được đổi mới:
+ Công ty đã tiến hành kiểm tra thí nghiệm vật liệu, kiên quyết không đưa những vật liệu kém chất lượng vào công trình.
+ Nhiều sáng kiến cải tiến được áp dụng kịp thời trong sản xuất. Đặc biệt trong thi công, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và định kỳ tại công trình, do đó hạn chế nhiều sai sót.
+ Công tác kiểm tra giám sát trước và sau khi thi công được thực hiện triệt để, tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy phạm kỹ thuật; thực hiện nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn, từng phần công việc rất có hiệu quả. Bởi vì vậy, các công trình của công ty thi công trong những năm qua đều được đánh giá cao về chất lượng, không có công trình nào phải phá đi làm lại.
Chất lượng công trình:
Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong các yếu tố mà chủ đầu tư dùng xét thầu. Do vậy, để tạo được lòng tin với các chủ đầu tư, đòi hỏi công ty nói riêng và toàn ngành xây lắp nói chung phải nhanh chóng đổi mới về mọi mặt để đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư, mà vấn đề trước tiên có ý nghĩa quan trọng là công tác quản lý chất lượng công trình.
2.2.3.4 Tài chính
Trước hết chúng ta phải thừa nhận rằng năng lực tài chính của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của công ty. Đối với chủ đầu tư, khi xem xét, đánh giá năng lực các nhà thầu tham gia dự thầu thì vấn đề vốn của nhà
thầu sẽ được họ rất quan tâm. Đặc biệt là khả năng tài chính và khả năng huy động các nguồn vốn được nhà thầu trình bày trong hồ sơ khi tham gia dự thầu.
Khác với các loại hình sản xuất khác, thời gian xây dựng một sản phẩm thường kéo dài và có quy mô lớn. Do vậy cần phải huy động khối lượng vốn lớn để đảm bảo công trình được thực hiện liên tục. Để có đủ vốn phục vụ cho sản xuất, công ty phải vay từ các ngân hàng và phải chịu lãi suất, do đó sẽ rất khó khăn khi cùng một lúc thực hiện nhiều công trình.
Mặc khác, không phải bao giờ khi thực hiện công trình xong và bàn giao đưa vào sử dụng cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay, điều này dẫn tới bị ứ đọng vốn lưu động, gây ra khó khăn lớn cho công ty khi cần huy động vốn cho dự án tiếp theo.
Cụ thể tình hình tài chính của công ty qua các năm như sau:
Bảng 2.8 Tổng hợp nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2010 – 2013
Đvt: đồng
2010 2011 2012 2013 Tổng nguồn
vốn 6.733.277.304 5.033.027.204 5.476.928.384 7.567.387.170
(Nguồn: Phòng kế hoạch-hành chính tổng hợp)
Nhìn vào bảng tổng hợp nguồn vốn cho thấy: nguồn vốn của công ty tăng tương đối qua các năm, tuy trong năm 2011, 2012 nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng tăng cường nguồn vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra linh hoạt và đồng bộ hơn. Nguồn vốn của công ty có được chủ yếu là huy động thư hình thức vay các ngân hàng, còn các biện pháp khác như phát hành trái phiếu còn hạn chế.
Nhìn chung, tuy nguồn vốn công ty còn thấp, nhưng tình hình tài chính khá ổn định, chứng tỏ công ty quản lý chặt chẽ công tác thu chi đồng thời xác định đúng những gì cần đầu tư.
Từ những điều trên cho thấy, tài chính có vững mạnh thì công ty mới có nhiều cơ hội thắng thầu và cạnh tranh vững mạnh.
Ngoài những nhân tố trên thì mục tiêu của doanh nghiệp cũng là một trong các yếu tố góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận...từ đó nâng cao uy tín, tăng khả năng thắng thầu.
Đồng thời cơ chế chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng phần nào đến khả năng thắng thầu của công ty. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, do vậy Nhà nước cũng có nhiều những chính sách, những văn bản pháp luật tạo ra có tính chất thông thoáng hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước có nhiều điều kiện để phát triển. Đây chính là một thuận lợi rất lớn mà môi trường pháp lí mang lại cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bảo Việt. Bên cạnh đó chế độ đấu thầu được áp dụng ở nước ta ngày càng có nề nếp, điều này đem lại sự công bằng cho các nhà thầu khi tham gia đấu thầu.
2.2.4 Hồ sơ dự thầu của công ty
Do việc lập HSDT đóng vai trò rất quan trọng nên công việc này luôn được công ty chú trọng và phân công nhiệm vụ rõ ràng:
Bảng 2.9 Phân công nhiệm vụ trong lập HSDT của công ty
STT Nội dung công việc Bộ phận thực hiện Bộ phận phối hợp I Phần 1: Lập giá dự thầu
1 Đơn dự thầu Phòng KH-HC TH
2 Các phụ lục kèm theo Phòng KH-HC TH Đơn vị kỹ thuật 3 Bảng tổng hợp giá dự thầu Phòng KH-HC TH
4 Bảo lãnh giá dự thầu Kế toán tài chính II Phần 2: Biện pháp thi công
1 Thuyết minh biện pháp Đơn vị kỹ thuật Phòng KH-HC TH 2 Tiến độ thi công Phòng KH-HC TH Phòng quản lý dự án 3 Các bản vẽ minh họa Đơn vị kỹ thuật Phòng KH-HC TH 4 Tiêu chuẩn kỹ thuật Đơn vị kỹ thuật Phòng KH-HC TH III Phần 3: thông tin chung
1 Hồ sơ pháp nhân Phòng KH-HC TH 2 Giói thiệu công ty Phòng KH-HC TH 3 Năng lực tài chính Phòng KH-HC TH 4 Năng lực thiết bị Phòng KH-HC TH
5 Nguồn nhân lực Phòng KH-HC TH
6 Các thông tin khác Phòng KH-HC TH IV Phần 4: Các công việc khác
1 Nộp lệ phí dự thầu Kế toán tài chính Phòng KH-HC TH 2 Khảo sát hiện trường Phòng KH-HC TH
3 Khảo sát khu vực thi công Phòng KH-HC TH V Phần 5: Các công việc kết
thúc
1 Duyệt hồ sơ Giám đốc Phó giám đốc (phụ
trách KH-DA)
2 Nộp hồ sơ Phòng KH-HC TH
3 Lưu hồ sơ Phòng KH-HC TH
(Nguồn: Phòng kế hoạch-hành chính tổng hợp) Phương pháp tính giá dự thầu của công ty
Lập giá dự thầu là một bộ phận trong quy trình lập HSDT của công ty. Đây là khâu rất quan trọng đối với công ty và tất cả các doanh nghiệp xây dụng nói chung, là công việc hết sức quan trọng, mất nhiều công sức nhất và có ảnh hưởng lớn đến khả năng thắng thầu của công ty.
Giá dự thầu là giá nhà thầu ghi trong HSDT sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có), giá này do các nhà thầu tham gia đấu thầu tự lập ra để tranh thầu. Trong
tổng số điểm cho toan bộ HSDT thì tổng điểm giành cho giá chỉ chiếm 30% nhưng lại là yếu tố cơ bản quyết định khả năng thắng thầu của công ty. Bởi lẽ, trong đấu thầu xây lắp hầu hết các nhà thầu đều đáp ứng được phần lớn về các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình cả chủ đầu tư, nhưng phần lập giá lại khác nhau tùy thuộc vào quy trình và phương pháp xác định gía, kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu. Cụ thể công ty sẽ xác định giá dự thầu theo từng bước sau:
Bước 1: Xác định đơn giá dự thầu cho từng công việc
Đơn giá các khoản mục bao gồm:
- Chi phí trực tiếp: T, bao gồm: chi phí vật liệu: VL, chi phí nhân công: NC, máy thi công: MTC, các chi phí trực tiếp khác: TT
- Chi phí chung: C - Lãi dự kiến: L - Thuế: VAT
Cách tính cụ thể giá các khoản mục trên cho từng công việc như sau:
• Chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu được xác định căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu và giá bán các loại vật liệu đó tại cửa hàng hoặc xí nghiệp sản xuất vật liệu, bảng giá cước vận chuyển hàng hóa và các quy định hiện hành về tính đơn giá vật liệu tại công trường. Được tính như sau:
VL= (( * )*(1 )) 1 i vl i vl n i i g K D + ∑ = Trong đó:
- VL: chi phí vật liệu (vật liệu chính và vật liệu phụ) trong đơn giá
- Di: Lượng vật liệu chính thứ i tính cho một đơn vị công tác xây lắp quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.
- gvli : Gía tính cho một đơn vị vật liệu chính thứ i
- Kvli: Hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so với tổng chi phí vật liệu chính.
• Chi phí nhân công
Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp khác. Cơ sở để xác định chi phí nhân công dựa vào:
- Cấp bậc thợ bình quân cho từngloại công việc - Giá nhân công trên thị trường lao động
- Khối lượng công việc thực hiện trong nhà.
) * ( 1 i NC n i i g B NC ∑ = = Trong đó:
- Bi: số công nhân theo bậc thợ thứ i - gi
NC đơn giá ngày công của bậc thợ i
• Chi phí máy thi công: MTC
Chi phí trong một máy bao gồm: khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và bảo dưỡng, chi phí nguyên liệu, động lực, năng lượng, tiền công thợ, chi phí quản lý máy và các chi phí khác. Chi phí máy thi công được tính dựa trên các căn cứ: số ca máy và đơn giá mỗi ca máy. Cụ thể:
i M n i i g M MTC ( * 1 ∑ = = ) Trong đó:
- Mi: số ca máy theo định mức loại máy thứ i - gi
M: đơn giá ca máy của loại máy i
Chi phí chung là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc hoàn