Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng bảo việt thân thị thủy KTĐT 33b GVHD ths sử thị thu hằng (Trang 67 - 83)

2.5.1 Nguyên nhân khách quan.

Cũng giống như mỗi cá thể, công ty hoạt động trong một môi trường chung thì tất nhiên sẽ chịu ảnh hưởng – những mặt tích cực và những mặt hạn chế mà môi trường đó đem lại.

• Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư.

Chủ đầu tư đóng vai trò là người ra đề thi, vậy mà nhiều khi “ đề thi “ không rõ ràng, thông tin mập mờ, không minh bạch, không cụ thể khiến cho công ty làm bài – lập HSDT không tốt, thiếu căn cứ để lập… trong một số trường hợp việc đấu thầu chỉ là mang tính hình thức, chiếu lệ thường xảy ra với những dự án sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước). Nhiều cơ quan, địa phương lạm dụng hình thức chỉ định thầu phê duyệt cho gói thầu cho cả một dự án lớn, nếu thấy việc này thực hiện khó khăn bởi dư luận thì họ lại sử dụng thủ thuật chia nhỏ gói thầu, bán thầu làm giảm cạnh tranh trong đấu thầu… Bên cạnh đó cũng có trường hợp năng lực cửa chủ đầu tư yếu kém trong việc xây dựng dự toán quá khó khăn cho việc xét kết quả trúng thầu.

• Nguyên nhân từ đối thủ cạnh tranh.

Khi Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội và cũng mang đến những thách thức không nhỏ trong khi đó thị trường xây dựng trong nước đang có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mới thành lập, công ty còn đang cần phải nỗ lực rất lớn để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, chứ thực sự

chưa thể trở thành đối thủ của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay nhiều dự án lớn trong ngành xây dựng cửa Việt Nam đều do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu và thực hiện, họ có kinh nghiệm, kỹ thuật cao, máy móc hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ, lại có tiềm lực tài chính hùng mạnh… tất cả đã khiến nó trở thành đối thủ đáng gờm của bất kỳ công ty trong nước nào.

• Nguyên nhân từ chính sách, pháp luật của nhà nước

Hệ thống đấu thầu của Việt Nam nhìn chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư công. Với việc ban hành luật đấu thầu và nghị định hướng dẫn kèm theo, có thể thấy đây là các văn bản pháp lý bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động đấu thầu như: yêu cầu các chủ đầu tư và nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải công bố các gói thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, công bố thông tin đơn vị thắng thầu…. Việc công bố thông tin công khai sẽ mang lại sự minh bạch và là điểm tích cực trong luật của Việt Nam.

Tuy nhiên vẫn còn hạn chế lớn nhất trong hoạt động đấu thầu tại Việt Nam là nếu nhà thầu chào giá cao hơn mức giá dự toán của dự án thì chắc chắn nhà thầu đó sẽ không trúng thầu. Nhưng trong thực tế, nhiều khi giá dự toán mà chủ đầu tư đưa ra không phải lúc nào cũng chính xác vì phải dựa trên định mức do Bộ Tài chính ban hành, mà định mức này chưa theo kịp giá thị trường. Hạn chế thứ hai là tình trạng đấu thầu không bình đẳng, đó là các doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn doanh nghiệp tư nhân tại các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hạn chế thứ ba là theo quy định, thời gian dành cho nhà thầu để chuẩn bị hố sơ thầu rất ngắn, chỉ có 15 ngày, thậm chí là 10 ngày, kể cả đối với các dự án, công trình lớn. Đối với các công trình lớn, đối hỏi các nhà thầu có thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu kỹ lưỡng, do đó quy định thời gian như vậy là chưa hợp lý. Còn một quy định nữa là hiện nay nếu chỉ có 3 nhà thầu tham gia đấu thầu một dự án sẽ không được mở đầu. Lợi dụng quy định này, các nhà thầu tìm cách thông thầu để

tổ chức cuộc đấu thầu giả bằng cách móc nối với công ty quen biết tham gia đấu thầu, tạo cạnh tranh giả tạo.

2.5.2 Nguyên nhân chủ quan.

Nguồn vốn của công ty còn thấp, khả năng lưu động vốn chưa cao, nguồn huy động còn chưa đa dạng. Nợ phải trả lớn điều này đem lại lợi thế cho công ty về khả năng chiếm dụng vốn.

Công ty chưa đầu tư nhiều máy móc thiết bị, không phải là không thấy được tầm quan trọng của nó mà chủ yếu la do việc đầu tư vào máy móc rất tốn kém trong khi dó tình hình tài chính của công ty thì không được khả quan cho lắm. Mà máy móc thiết bị thiếu, để thi công công trình sẽ phải di thuê, thuê thì chi phì máy móc thiết bị trong khi tính giá dự thầu sẽ bị đội lên, làm tăng giá dự thầu.

Đội ngũ cán bộ tham gia công tác lập HSDT nhìn chung là có kinh nghiệm và chuyên môn, nhưng chủ yếu là do phòng kế hoạch đảm nhận nên xảy ra tình trạng thiếu nhân lực khi công ty tham gia nhiều gói thầu cùng một thời điểm, trong khi đó quy định cửa nhà nuớc là thời gian dành cho nhà thầu chuẩn bị HSMT rất cấp bách nên chỉ là 10 – 15 ngày ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác lập HSDT.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH XÂY

DỰNG BẢO VIỆT 3.1 Định hướng trong công tác đấu thầu

Thu thập kịp thời các thông tin liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng bằng việc duy trì tốt các mối quan hệ quen biết và tăng thêm các mối quan hệ mới, đồng nghĩa rằng trong thới gian tới công ty đề ra những định hướng cụ thể cho công tác đấu thầu:

- Tăng cường tham dự thầu, mở rộng lĩnh vực xây dựng - Cố gắng đạt tỷ lệ thắng thầu cả về mặt số lượng và giá trị

- Tăng cường quan hệ hợp tác đối với các chủ đầu tư, các nhà cung cấp đầu vào. - Chú trọng nâng cao năng lực của công ty.

- Dần hoàn thiện công tác lập HSDT.

Tất cả nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công và các giải pháp thiết kế kỹ thuật nhằm tạo uy tín cho công ty trên đầu trường xây dựng.

3.2 Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu

Để nâng cao năng lực đấu thầu hay chính là nâng cao khả năng thắng thầu, điều đó có ý nghĩa sống còn đối với các nhà thầu trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà thầu trên thị trường xây dựng thì các nhà thầu cần chú ý làm sao để nâng cao được 4 loại tiêu chuẩn cơ bản mà các chủ đầu tư thường quan tâm đó là: Tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng; tiêu chuẩn về tài chính; giá cả và tiêu chuẩn về tiến độ thi công. Nhà thầu nào đáp ứng được đủ 4 loại tiêu chuẩn này thì khả năng thắng thầu sẽ cao hơn. Do đó để nâng cao năng lực thầu, tức là khả năng thắng thầu của các nhà thầu càng không ngừng đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật, các hoạt động của doanh nghiệp mình. Sau đây là một số giải pháp về các tiêu chuẩn đó:

3.2.1 Hình thành bộ phận marketing để tìm kiếm thị trường và xây dựng hình ảnh của công ty.

Chiến lược tìm kiếm và thâm nhập thị trường là một trong các chiến lược quan trọng không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào mà còn nhằm xây dựng uy tín thế mạnh và hình ảnh của công ty ngày càng rộng khắp.

Hiện nay công ty chưa có bộ phận làm công tác marketing mà vẫn do cán bộ phòng kế hoạch làm, tuy nhiên đội ngũ cán bộ không nhiều và không phải chuyên môn, do đó hoạt động này chưa có hiệu quả. Công tác Marketing tìm kiếm thị trường vẫn chưa được coi trọng xứng đáng với vị trí quan trọng của nó. Nhất là công tác tiếp cận tìm hiểu ý đồ đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế vẫn còn hết sức bị động.

Công ty muốn thực hiện công tác marketing một cách đồng bộ có hệ thống và đạt được hiệu quả thì công ty phải thành lập được bộ phận chuyên trách với công việc, cụ thể:

- Tìm kiếm, nắm bắt thông tin đầy đủ về thị trường xây dựng để có được những cơ hội tốt tham gia đấu thầu.

- Tìm kiếm thông tin về thị trường giá cả các loại nguyên vật liệu, thị trường sức lao động, thị trường vốn,…để phục vụ cho công tác lập giá dự thầu để đạt kết quả tốt

- Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh xem tiềm lực và khả năng của họ khi tham gia đấu thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu thập các thông tin về các chủ đầu tư để nắm bắt được yêu cầu của họ từ đó mới xây dựng được các biện pháp thích hợp.

Bộ phận chuyên làm công tác marketing phải là những người có chuyên môn, năng động và tích cực và bộ phận này phải xây dựng được chính sách thích hợp.

Khi tham gia đấu thầu công ty phải trình bày về năng lực về máy móc thiết bị thi công của mình để chủ đầu tư đánh giá và quyết định giao thầu. Do đó nếu công ty có năng lực máy móc, kỹ thuật mạnh thì càng có nhiều cơ hội trúng thầu. Hơn nũa sự đòi hỏi ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật và tiến độ của công trình xây dựng. Đây là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu của bên mời thầu khi xét thầu. Nên buộc công ty phải không ngừng đầu tư về máy móc thiết bị để nâng cao năng lực kỹ thuật của mình.

• Tình hình hiện tại

Hằng năm công ty vẫn đầu tư máy móc thiết bị mới nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho lượng công trình ngày càng tăng. Công ty đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách thuê ngoài thêm máy móc thiết bị. Do đó nhiều lúc công ty vẫn chậm tiến độ thi công và không đủ chủ động được trong kế hoạch thi công cửa mình.

• Các biện pháp cụ thể

- Phải đầu tư đổi mới công nghệ nếu không sẽ bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Muốn vậy phải có khả năng tài chính vững mạnh, nên sử dụng nguồn vốn vay, quỹ khấu hao và trích một phần lợi nhuận sau thuế để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, và phải có kế hoạch cụ thể, hợp lý.

- Mua các linh kiện, thiết bị mới về lắp ráp và thay thế cho các thiết bị cũ sẵn có nhờ cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tư đó góp phần nâng cao năng lực máy móc thiết bị đang dùng, đồng thời tiết kiệm tiền trong việc mua linh kiện.

- Công ty có thể mua sắm các loại máy móc thiết bị thi công đã qua sử dụng (giá trị còn lại >75%) từ các đơn vị xây dựng bị giải thể. Nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ, sự phù hợp với kinh nghiệm, công nghệ kỹ thuật hiện có của công ty và hoạt động hiệu quả ở công ty.

- Thuê tài chính, phương thức này khá mới mẻ với công ty, nhưng với năng lực tài chính vững mạnh thì trong tương lai sẽ phát huy được tính hiệu quả của nó.

- Ngoài việc đầu tư máy móc thiết bị công ty phải tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị, để giảm tình trạng hỏng hóc, gây nên sự gián đoạn công trình.

Tóm lại, việc đầu tư máy móc thiết bị là rất cần thiết nhưng quan trọng hơn là công ty phải xác định đúng loại cần đầu tư và thiết bị đó phải đảm bảo tính phù hợp.

Nếu việc đầu tư máy móc thiết bị được tăng cường thì đây được xem là giải pháp mang tính dài hạn, giúp cho công ty có khả năng rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí về nhân công, hạ thấp được giá dự thầu mà lại đảm bảo được chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty. Đồng thời giúp công ty có thể tham gia dự thầu nhiều gói thầu quan trọng, có giá trị và yêu cầu kỹ thuật cao mà trước đây năng lực máy móc thiết bị của công ty không đáp ứng được.

3.2.3 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên

Không chỉ chú trọng đầu tư nâng cao trình độ cán bộ nhân viên lập HSDT thì công ty còn phải đầu tư để nâng cao trình độ cho toàn thể lao động trong công ty để tạo thành một thể thống nhất, đồng bộ và vững mạnh.

• Tình hình hiện tại

Đội ngũ cán bộ tăng lên nhưng do lực lượng còn mỏng, kinh nghiệm thi công còn hạn chế nên công tác quản lý, giám sát kỷ thuật còn yếu, kiểm sót chất lượng công trình chưa tốt ảnh hưởng đến thi công công trình. Là một công ty cổ phần còn nhỏ với số lượng nhân viên không nhiều, không ổn định về số lượng công nhân. Do số lượng công nhân chưa nhiều nên để thi công nhiều công trình đồng thời thì sẽ rất khó khăn, làm ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành các công trình, làm chậm tiến độ thi công. Trong giai đoạn hiện nay, khối lượng xây dựng

các dự án ngày càng tăng lên, yêu cầu kỷ thuật ngày càng phức tạp, do đó những cán bộ làm công tác dự thầu cần phải là những người có chuyên môn và nên hình thành riêng một bộ phận đấu thầu. Do công ty chưa đủ nhân lực và điều kiện nên các cán bộ làm công tác đấu thầu của công ty vẫn là những cán bộ phòng kế hoạch.

• Các biện pháp cụ thể

- Có những chính sách thỏa đáng cho người lao động cả về tinh thần và vật chất - Bên cạnh đó gắn trách nhiệm với quyền lợi, có khen thưởng, có xử phạt, tạo cơ hội thăng tiến bình đẳng.

- Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung thêm về kiến thức kinh tế, xây dụng…

- Xây dựng bộ phận chuyên trách công tác lập kế hoạch đấu thầu và tham dự thầu. Chính những điều đó sẽ tạo nên bộ mặt mới cho công ty: nội lực của công ngày càng lớn mạnh; nhân viên có môi trường làm việc năng động, cạnh tranh… góp phần nâng cao hiệu quả lao động; hoạt động của công ty được diễn ra xôi nổi.

3.2.4 Tăng cường huy động vốn và thu hồi vốn

Năng lực tài chính thể hiện ở quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Thể hiện cụ thể nhất là ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng thu hồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu bởi đặc điểm của xây lắp, khi công trình cần lượng vốn ngay từ đầu, thời gian thi công dài. Do đó nếu nhà thầu mà yếu kém về nguồn tài chính, khả năng huy động vốn không cao thì sẽ không đảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng công trình, thanh toán lương cho công nhân viên, … Trong trường hợp có sự cố xảy ra. Doanh nghiệp vào có sức mạnh về vốn cho phép mua sắm mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm ngày càng nâng cao năng lực về mọi mặc cho doanh nghiệp.

Về vồn điều lệ của công ty lúc thành lập là 2.000.000.000 đồng, đây không phải là một số vốn lớn đối với một công ty xây dựng. Trong những năm qua, công ty gặp phải khó khăn bởi quy mô vốn tương đối nhỏ, nguồn huy động chưa phong phú, khiến cho vấn đề cấp thiết đặt ra là phải có giải pháp để huy động vốn hợp lý.

• Các biện pháp cụ thể

- Tăng cường tối đa các kênh huy động vốn có thể bằng cách liên doanh, liên kết; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng, huy động vốn từ nội bộ doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng bảo việt thân thị thủy KTĐT 33b GVHD ths sử thị thu hằng (Trang 67 - 83)