0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ thi công

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG BẢO VIỆT THÂN THỊ THỦY KTĐT 33B GVHD THS SỬ THỊ THU HẰNG (Trang 25 -83 )

Thang điểm mà chủ đầu tư dành cho chỉ tiêu tiến độ thi công không phải là nhỏ (nhiều khi còn lớn hơn cả tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng). Do vậy, đưa ra được một tiến độ thi công tối ưu là một nhân tố nữa giúp doanh nghiệp củng cố khả năng thắng thầu của mình.

Trên cơ sở tiến độ thực hiện chung của chủ đầu tư, doanh nghiệp phải vạch ra tiến độ tổng thể của toàn bộ công trình và tiến độ chi tiết để thực hiện các bước công việc và cho từng phần công việc. Tiến độ thực hiện này sẽ được chứng minh cụ thể qua phần thuyết minh biện pháp tổ chức thi công, trong đó phải nêu rõ: tiến

độ huy động nhân lực; phương án đảm bảo an toàn; biện pháp giám sát kiểm tra đảm bảo chất lượng.

Doanh nghiệp cũng phải lường trước và nêu ra các trường hợp khó khăn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc thi công và dự kiến phương án giải quyết hay đề nghị giải quyết các trường hợp đó. Trong trường hợp thắng thầu, khi thi công doanh nghiệp sử dụng các biện pháp khác biện pháp đã nêu trong hồ sơ dự thầu thì ngoài việc đảm bảo tiến độ, kỹ thuật đã nêu, sau khi được chủ đầu tư chấp nhận, doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ các chi phí, phát sinh nếu có.Việc thi công của doanh nghiệp phải được tiến hành theo đúng chỉ tiêu đã nêu trong hồ sơ thiết kế. Nếu doanh nghiệp thi công ồ ạt, đẩy nhanh tiến độ mà không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật thì doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục, sửa chữa hoặc thi công lại các hạng mục đó. Nếu sự cố đó làm ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình thì hợp đồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ. Và doanh nghiệp cũng sẽ bị phạt một mức phạt nào đó theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cho khoảng thời gian chậm tiến độ.

Từ những yêu cầu kển trên, có thể thấy rằng tiến độ thi công có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Dự kiến một tiến độ thi công hợp lý, sát với yêu cầu của chủ đầu tư (không nhất thiết tiến độ mà doanh nghiệp đưa ra phải thấp hơn chủ đầu tư) thì sẽ là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp khi tham gia tranh thầu.

Ngoài các nhân tố chính kể trên, thì các nhân tố về kinh nghiệm xây lắp, đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp.

Tóm lại khả năng thắng thầu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Để có thể đáp ứng được tất cả các chỉ tiêu trong HSMT doanh nghiệp phải liên tục đổi mới về mọi mặt, khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh vốn có của mình.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG BẢO VIỆT.

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng Bảo Việt. 2.1.1 Tên, địa chỉ công ty.

- Tên công ty: Công ty cổ phần Tư vấn-Kiểm định xây dựng Bảo Việt. - Giấy phép kinh doanh: 0304853232.

- Địa chỉ trụ sở chính: 3.09 B chung cư cao tầng Mỹ Thuận, phường 16, quận 8, Tp HCM

- Văn phòng đại diện:

41 đường số 28, khu phố 1, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Tp HCM. - Phòng thí nghiệm cơ học đất - VLXD và kết cấu công trình, mã số LAS_XD 539: 41 đường số 28, khu phố 1, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Tp HCM. - Điện thoại: (08) 2 2452 277 – (08) 2 2452 279; Fax: (08) 6 260 1078.

- Email: baovietcorp07@gmail.com

- Nơi thành lập: Thành Phố Hồ Chí Minh - Người đại diện theo pháp luật của công ty: Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị Họ và tên: Phạm Đình Sơn.

Sinh ngày 31/12/1972 Dân tộc: Kinh Quốc tịch : Việt Nam. Số chứng minh nhân dân: 024949998.

Quy mô hiện tại của công ty.

Tính tới thời điểm ngày 31/12/2013, nguồn vốn kinh doanh của công ty là: 7.567.387.170 đồng.

Trong đó:

- Nợ phải trả : 4.968.782.392 đồng. - Vốn chủ sở hữu : 2.598.604.778 đồng.

Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2013 là: 51người.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng. 2.1.2.1. Chức năng.

Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn – kiểm định có chức năng tư vấn khảo sát các công trình xây dựng: dân dụng, cầu đường, thủy điện nhỏ, kỹ thuật hạ tầng ...khảo sát địa hình, địa chất, tiến hành lập dự án đầu tư. Kiểm định đánh giá chất lượng công trình xây dựng, máy móc thiết bị và công nghệ, đánh giá tác động của môi trường, kiểm tra chứng nhận an toàn chịu lực và sự phù hợp của công trình….nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Ngoài ra sau khi được cấp phép bổ sung ngành nghề, công ty cũng chú trọng nhiều hơn vào lĩnh vực xây lắp, có chức năng thiết kế và xây dựng các công trình, chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ

2.1.2.2. Nhiệm vụ.

- Sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

- Đảm bảo lợi ích cổ đông, quản lý và sử dụng vốn, tài sản một cách có hiệu quả. Nghiên cứu và điều chỉnh để sử dụng tốt hơn và tăng tuổi thọ máy móc thiết bị. - Nghiên cứu thị trường hoạt động, chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Quản lý tốt cán bộ nhân viên của công ty theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Không ngừng cải thiện điều kiện lao động, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong quản lý.

- Thực hiện các dịch vụ tư vấn an toàn lao động, bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường, tổ chức huấn luyện an toàn cấp chứng chỉ theo quy định cho cán bộ quản lý, người lao động, thực hiện nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thực hiện tốt công tác trả lương theo công việc phù hợp với nhiệm vụ từng người.

- Đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho các công trình xây dựng.

- Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3.1 Loại hình kinh doanh của công ty.

- Quản lí dự án - Lập dự án đầu tư - Tư vấn đấu thầu

- Thẩm tra dự án đầu tư, thiết kế, dự toán- tổng công trình xây dựng.

- Thi công lắp đặt công trình cấp thoát nước, các công trình xây dựng dân dụng, trường học….

- Khảo sát địa hình xây dựng công trình.

- Thiết kế công trình giao thông, công trình hạ tầng kĩ thuật, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

- Giám sát kĩ thuật xây dựng công trình giao thông, công trình hạ tầng kĩ thuật, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

- Thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình xây dựng

- Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

2.1.3.2 Vốn kinh doanh của công ty.

- Vốn điều lệ: 2.000.000.000đ. - Mệnh giá cổ phần: 20.000đ.

- Số cổ phần và mệnh giá cổ phần đã góp: 100.000 cổ phần, giá trị 2.000.000.000đ. - Số cổ phần được quyền chào bán: 0 cổ phần.

Với những số liệu vừa nêu trên thì Công ty cổ phần tư vấn - kiểm định xây dựng Bảo Việt được coi là một doanh nghiệp nhỏ.

2.1.3.3.Nguồn lực công ty.

Bảng 2.1 Tài sản cố định của công ty giai đoạn 2010-2013

Trong công ty, do tính đặc thù về lĩnh vực hoạt động nên tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: (ĐVT: nghìn đồng) Tiêu thức Năm 2010 Tỷ trọng(%) Năm 2011 Tỷ trọng(%) Năm 2012 Tỷ trọng(%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) Tài sản cố định 393.579 100 518.421 100 613.280 100 1.010.049 100 1.Tài sản cố định Hữu hình 378.579 96,19 503.421 97,11 598.280 97,55 842.049 83,37 - Nguyên giá 1.171.691 1.604.779 1.691.952 2.540.505 - Khấu hao 793.112 1.101.358 1.093.671 1.698.456 2.Tài sản cố định vô hình 15.000 3,81 15.000 2,89 15.000 2,45 168.000 16,63 3.Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 0 0 0 0 0 ( Nguồn: phòng kế hoạch-hành chính tổng hợp)

Từ bảng trên cho thấy vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty tăng liên tục qua các năm, trong đó vốn đầu tư vào TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn lại là đầu tư vào TSCĐ vô hình, không có đầu tư vào TSCĐ thuê tài chính. Cụ thể:

Gía trị TSCĐ hữu hình luôn chiếm tỷ trọng rất cao và tăng liên tục qua các năm tương ứng là 96,19%, 97,11%, 97,55%. Trong khi đó, TSCĐ vô hình luôn có tỷ trọng nhỏ, mặc dù số vốn đầu tư luôn là 15.000 nghìn đồng (15 triệu đồng) mỗi năm nhưng tỷ trọng lại giảm qua các năm tương ứng là 3,81%, 2,89% và 2,45%. Chỉ riêng năm 2013, cơ cấu TSCĐ có sự thay đổi về giá trị: tuy TSCĐ hữu hình chỉ chiếm 83,37%, giảm về giá trị đầu tư, trong khi đó, TSCĐ vô hình lại được đầu tư nhiều hơn so với các năm trước, tương ứng chiếm 16,63%.

Tư những điều này cho thấy công ty luôn chú trọng và đầu tư nhiều vào TSCĐ hữu hình do đặc thù của ngành xây dựng nói chung.

Bảng 2.2 Cơ cấu lao động năm 2011-2013

Tiêu thức Trong đó

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Tổng lao động Người 36 100 36 100 51 100 Theo giới tính Nam 33 91,6 33 91,6 44 86,27 Nữ 3 8,4 3 8,4 7 13,73 Theo trình độ Thạc sĩ 1 2,78 2 5,5 2 3,92 Đại học 16 44,4 20 55,5 29 56,86 Cao đẳng 11 30,6 8 22,2 14 27,45 Trung cấp 8 22,22 6 16,8 6 11,76 ( Nguồn: phòng kế hoạch-hành chính tổng hợp)

Nhìn chung trong các năm gần đây cơ cấu lao động không có sự thay đổi về số lượng nhân sự cũng như tỷ lệ nam nữ nhưng có sự thay đổi vượt bậc về trình độ lao động, có sự gia tăng về lao động có trình độ cao.

Nguồn lực công ty chủ yếu là nam, chiếm tỷ lệ cao 91,6%, phản ánh rõ đặc thù của công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vì công việc khảo sát lấy mẫu thử nghiệm và xây lắp rất bất tiện cho nữ.

Năm 2010 công ty đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực, tăng chi phí cho việc bồi dưỡng cán bộ, hỗ trợ học thạc sĩ và đại học và tiếp tục đầu tư qua các năm, nhờ vậy mà trình độ lao động của công ty có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể:

Năm 2012, mặc dù số lượng lao động có trình độ thạc sĩ còn thấp, chỉ 5,5% tuy vậy đã tăng gấp hai so với năm 2011, nhưng bậc đại học thì chiếm hơn một nửa tổng lao động của công ty 55,5%, cao hơn năm 2011 là 11,1%,còn lại là cao đẳng và trung cấp chiếm 39%.

Trong năm 2013, cơ cấu lao động có sự gia tăng về số lượng, cụ thể: tăng 15 nhân lực so với năm 2012, trong đó có 11 nam và 4 nữ; còn về trình độ: đại học tăng 9 người, cao đẳng tăng 6 người, trung cấp và thạc sĩ không đổi.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty. 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Phòng kế hoạch-hành chính tổng hợp)

2.1.4..2.Chức năng, nhiệm vụ:

Phòng kế hoạch-hành chính

Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược:

- Công tác thống kê tổng hợp sản xuất;

HỘI ĐỒNG QUẢN

TRỊ

QUAÛN TRÒ PHOØNG THÍ NGHIEÄM KIEÅM ÑÒNH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (Phụ trách KH- DA) PHÓ GIÁM ĐỐC (Phụ trách thí nghiệm) PHÒNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG KẾ HOẠCH – HÀNH CHÍNH TH PHÒNG THÍ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG

- Công tác điều độ sản xuất kinh doanh; - Công tác lập dự toán;

- Công tác quản lý hợp đồng kinh tế;

- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; - Công tác đấu thầu;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Nhiệm vụ

+/ Công tác kế hoạch

Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn;

Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư; Chủ trì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo công ty;

Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của công ty và các công tác khác được phân công theo quy định;

Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị. Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên để lập kế hoạch của công ty.

Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

+/ Công tác lập dự toán

Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Soát xét hồ sơ tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán khối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất- thương mại - dịch vụ, các

dự án đầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có thẩm quyền duyệt.

+/ Công tác hợp đồng

Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do công ty làm chủ đầu tư và hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.

Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán. +/ Công tác đấu thầu

Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu - giao khoán;

Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu, tham mưu tổ chức đấu thầu theo quy định;

Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải quyết mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu.

Phòng tư vấn quản lý dự án Chức năng

- Nghiên cứu lập đề án đầu tư xây dựng

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện tiến độ dự án

- Phối hợp với các đơn vị khác và tiếp nhận phản ánh từ các cơ quan có thẩm quyền để nắm bắt tình hình kịp thời đưa ra các biện pháp thực hiện dự án hiệu quả.

Nhiệm vụ

- Tuyển chọn tư vấn, lập tờ trình và hoàn thành hồ sơ đề xuất dự án để xin phê duyệt dự án đầu tư

- Tìm kiếm, lựa chọn và tư vấn cho công ty quyết định các đối tác tham gia đầu tư dự án.

- Lập kế hoạch làm việc theo tháng, quý để bám sát tiến độ của dự án.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG BẢO VIỆT THÂN THỊ THỦY KTĐT 33B GVHD THS SỬ THỊ THU HẰNG (Trang 25 -83 )

×