7. Kết cấu của luận án
3.3.3. Chữa bệnh theo học thuyết Ngũ hành
Sau khi đã chẩn đoán đúng bệnh, biết được nguyên nhân do đâu, liên quan đến tạng phủ nào, cơ quan bộ phận nào.., phân tích và tổng hợp được bệnh lý, thầy thuốc có thể dung một hay nhiều y thuật cần thiết để chữa bệnh. Cơ sở y lý của nền y học cổ truyền phương Đông đã được xây dựng trên nền tảng của triết học phương Đông: Âm Dương và Ngũ hành, vì thế khi dùng y thuật nào đó cũng cần lưu ý hai phương pháp: chữa bệnh theo Tiên thiên và chữa bệnh theo Hậu thiên.
Chữa bệnh theo phương pháp Hậu thiên
Cũng như Ngũ hành, các tạng phủ trong con người vận hành một cách hài hòa các mối quan hệ tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ, phản sinh, phản khắc và hỗn mang. Các mối quan hệ Ngũ hành này là nguyên nhân làm cân bằng hệ thống các cơ quan bộ phận trong con người. Các mối quan hệ đó giúp cho con người tự điều chỉnh mà chữa bệnh. Như vậy Ngũ hành vận động đã sản sinh ra một y thuật không ai không có: Tự điều chỉnh.
Một khi cơ thể không đủ khả năng tự điều chỉnh, cần có sự can thiệp từ bên ngoài thì chúng ta nhờ đến bác sĩ, thầy thuốc khác… cũng dựa theo Ngũ hành.
Chữa bệnh theo hệ Mẹ - Con
Trong con người, mỗi Tạng (phủ) đứng trước trong vòng Ngũ hành sinh ra Tạng (phủ) đứng sau, vì thế có mối quan hệ Mẹ (sinh) – Con (được sinh). Vòng Ngũ hành này kín dẫn đến Tạng (phủ) vừa là Mẹ cũng vừa là Con.
Thực tế bệnh, theo Y học cổ truyền có nhiều nguyên nhân: bên trong thường là do từ bên ngoài xâm nhập.Ví dụ tà khí chẳng hạn được chia thành 5 loại:
Chính tà: là tà ở tạng phủ có bệnh chưa lây truyền.
Hư tà: là tà từ Mẹ truyền sang Con.
Thực tà: là tà từ Con truyền sang Mẹ.
Vĩ tà: là tà từ tạng (phủ) thua quật lại tạng (phủ) thắng (thường ở quan hệ khắc).
Tặc tà: là tà từ tạng (phủ) thắng thừa cơ đánh mạnh gây bệnh nặng ở tạng phủ thua (thường ở quan hệ khắc).
Ví dụ về mối quan hệ tà ở tạng phủ như sau: bệnh mất ngủ - chứng bệnh của tâm. Bệnh này có thể do 5 loại tà sau:
Bản thân tâm bệnh: thực tà gây bất an và mất ngủ khi chữa bệnh phải điều Tâm, an thần.
Tâm bệnh là do Can – Đởm: Hư tà. Chữa bệnh phải dưỡng Can, an thần.
Tỳ vị thừa khí độc bốc lên hại Tâm: Thực tà. Chữa bệnh phải tiêu thực, an thần.
Phế, Đại trường đánh ngược lại làm Tâm bệnh: Vĩ tà. Cách chữa: lợi khí, an thần.
Bệnh có thể do Thận phù nhiều, tiểu lắm.. gây bệnh cho Tâm. Chữa bệnh bằng cách tiêu thủy, an thần, giảm bớt tiểu đêm, thanh tâm.
Nguyên tắc chữa bệnh theo quan hệ Mẹ - Con có 5 phép trị: Với chính tà: Tạng hư thì bổ, tạng thực thì tả.
Với hư tà: Bổ tạng Mẹ “Con hư bổ Mẹ”. Với thực tà: “Mẹ thực tả con”.
Với vi tà: phải tả kẻ thua, bổ kẻ thắng (Quan hệ khắc: đánh tạng phủ đứng trước, bổ tạng phủ đứng sau).
Với tặc tà: Phải bổ kẻ thua, tả kẻ thắng (quan hệ khắc).
Một nguyên tắc chữa bệnh theo phương pháp Hậu thiên thường được chú ý nhất là: “Con hư bổ mẹ”, và “Mẹ thực tả con”.
Chữa bệnh theo phương pháp “Con hư bổ Mẹ”
Một khi Tạng (phủ) con bị hư nghĩa là khí, huyết của chúng bị suy kiệt, yếu không đủ dẫn đến các cơ quan Tạng phủ đó bị suy.
Ví dụ: Tỳ vị hư yếu làm cho ăn uống kém, tiêu hóa rối loạn, cơ thể thiếu dinh dưỡng nên gầy, yếu, không năng động, thiếu sức sống…
Tỳ hư thì khí, huyết đều kém, đặc biệt liên quan đến Tâm. Tâm – Tiểu trường là Tạng (phủ) Mẹ của Tỳ vị. Chữa bệnh trong trường hợp này phải Bổ Mẹ: Làm cho Tâm vượng huyết an bình trong cơ thể, ngủ được… sẽ dẫn đến ăn được.
Một ví dụ khác: Thận – Bàng quang là Tạng và Phủ đóng vai trò Con của Phế - Đại trường. Trường hợp Con hư là Thận hư. Thận là Tạng chủ về nước (Thủy) tức là thủy dịch và tinh dịch, giúp cơ thể cường tráng, năng động và thong minh. Nếu thận hư, tức là suy kiệt tinh dịch và thủy dịch – dẫn đến xương khô, ù tai, tủy kém, tóc bạc, răng long, cột sống nhức mỏi, không
nhanh nhạy… Muốn chữa bệnh Thận hư phải tiến hành bổ Phế vì Phế là Mẹ của Thận.
Phương pháp chữa bệnh “Con hư bổ Mẹ” với mục đích làm cho Tạng (phủ) – Sinh (Mẹ) khỏe để có nhiều khí huyết tốt cung cấp, hỗ trợ cho Con – Tạng (phủ) được sinh (trong quan hệ tương sinh của Ngũ hành).
Chữa bệnh theo phương pháp “Mẹ thực tả Con”
Cũng theo quan hệ tương sinh Ngũ hành, nếu Tạng (phủ) Mẹ thực tức là khí dư, thừa. Khi dư thừa (dương thịnh) này có thể là do Con đẩy lên mà có, vì vậy có thể tả Con, làm giảm khả năng cung cấp lượng dư thừa này. Phương pháp chữa bệnh đó được gọi là “Mẹ thực tả con”.
Ví dụ: Phế thực, triệu chứng dư thừa, thừa khí sẽ ho hen, thừa dịch sẽ hen suyễn. Khí thừa là do Thận cường thịnh hoặc tán khí lên, muốn chữa bệnh ho hen phải chữa “Tả” thận vì Thận là “Con” của Phế [98, tr.117-119].
Chữa bệnh theo Ngũ thương (Ngũ chí)
Trong mỗi tạng phủ, cũng như thân thể có 6 loại khí: Nguyên khí (chân khí), Trung khí; Dương khí; Vệ khí; Thang khí và Trọc khí.
Khí vận hành thì huyết vận hành, khí ngừng thì huyết trệ dẫn đến bệnh. Ngũ thương là nguyên nhân dẫn đến xáo trộn khí: Tán, nghịch, kết, trệ… Vì vậy, Ngũ thương liên quan đến bệnh của Tạng phủ.
Diễn biến tâm lý và tình trạng sức khỏe của mỗi người luôn gắn chặt với nhau. Nhiều bệnh có nguyên nhân từ biểu hiện quá độ trạng thái tâm lý và cung cách ứng xử của mỗi người.
Chữa bệnh theo Ngũ thương là sử dụng khả năng của thầy thuốc và thân nhân tạo nên một đột biến tâm lý cho bệnh nhân (theo ngôn ngữ hiện đại là tạo một cú shock tâm lý) để làm thay đổi khí – huyết tạo nên sự cân bằng trong cơ thể.
Ví dụ: Giận quá làm Can khí nghịch lên Vui mừng quá làm Tâm khí hoãn. Lo lắng quá làm Tỳ khí kết.
Bi ai quá làm Phế khí tiêu. Sợ hãi quá làm Thận khí tán.
Có thể sử dụng “vũ khí” này để chữa các bệnh cho mình và cho bệnh nhân:
- Mừng quá hại Tâm thì lấy sợ hãi mà chữa.
- Giận quá hại Can thì lấy thương cảm bi ai mà chữa. - Lo lắng tư lự quá hại Tỳ thì lấy giận mà chữa.
- Bi ai thương cảm quá hại Phế thì lấy mừng rỡ mà chữa. - Sợ hãi quá hại Thận thì lấy lo lắng, tự lực mà chữa.
Phương pháp Ngũ thương này dựa trên kết tán … của khí. Ví dụ: Nếu người bệnh tức ngực, không muốn ăn kể cả cháo, thuốc… đó là chứng của Tỳ khí kết mà nguyên nhân là lo nghĩ, tư lự quá độ. Muốn chữa bệnh này thì chỉ cần làm cho bệnh nhân giận dữ quá độ làm khí nghịch lên mà thoát ra, người sẽ nhẹ đi dễ chịu và ăn uống trở lại bình thường [98, tr.119-121].
Chữa bệnh theo Ngũ sắc, Ngũ vị
Tình trạng sức khỏe của thân thể và mỗi tạng phủ cũng liên quan đến màu sắc và mùi vị. Phương pháp chữa bệnh thu Ngũ sác và Ngũ vị đã được cổ nhân thực hiện một cách thấm nhuần học thuyết Ngũ hành. Màu sắc và mùi vị có tác dụng kích thích sự hưng phấn, thay đổi tình trạng tâm lý, tác dụng bổ dương tăng dịch vị, hấp thụ trong quá trình tiêu hóa và có tác dụng chữa bệnh trực tiếp.
Màu sắc và mùi vị có thể dùng để chữa bệnh dưới dạng thuốc hoặc thức ăn. Ngoài ra, cổ nhân còn dùng mùi vị, màu sắc để chữa bệnh trực tiếp. Ví dụ: Nghẹt mũi, khó thở là bệnh hô hấp thuộc Phế có thể chữa bằng hương liệu (các loại dầu) thơm, cay. Bệnh lao phổi, viêm phế quản mãn tính… cần được tiếp xúc ánh sáng - màu sắc là màu của Kim loại hợp với Phế.
Một ví dụ khác: vị chua thuộc hành Mộc tương ứng tạng Can. Chua là vị của Can. Có thể dùng để tẩy độc của Gan, nhưng dùng nhiều chua lại hại đến Gan [98, tr.121-122].
Chữa bệnh theo giờ vượng của khí
Theo Ngũ hành, căn cứ vào sự vượng – suy của khí để kết hợp Bổ - Tả khi chữa bệnh: Vào giờ vượng khí ở kinh thuộc Tạng phủ nào thì tả ở kinh đó, còn bổ được tiến hành vào giờ khí yếu kém nhất. Ví dụ, đối với bệnh huyết áp cao: bệnh này thuộc TIM – MẠCH, tại thời điểm 11 – 13 giờ khí vượng ở kinh Tâm, nên có thể tả, ngược lại sẽ bổ vào lúc 23 – 01 giờ đêm.
Một ví dụ khác, chứng đau lưng do Thận sẽ bổ vào lúc 5 – 7 giờ, còn tả vào lúc 17 – 19 giờ [98, tr.122].
HỌC THUYẾT TỲ THỔ KHÍ HUYẾT
Trong phương pháp Tiên thiên – chữa bệnh theo Âm – Dương, cổ nhân đã xây dựng học thuyết Thủy – Hỏa: Tâm – Thận và được dùng để bổ Thận tàng tinh dịch huyết. Còn phương pháp Hậu thiên – chữa bệnh theo Ngũ hành, cổ nhân lại xây dựng thuyết Tỳ Thổ khí huyết: Bổ trung ích khí.
Vì Tạng – Phủ nào cũng có khí và huyết. Muốn đảm bảo khí huyết phải có nguồn cung cấp: dinh dưỡng của thực phẩm, qua con đường tiêu hóa, tức là bổ dưỡng qua Tỳ. Tỳ vị hợp hành Thổ, nên học thuyết mang tôn chỉ Tỳ Thổ khí huyết [98, tr.122-123].
Chữa bệnh theo phương pháp bồi bổ tỳ thổ
Ăn uống tốt: Việc ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng cũng như việc nên ăn gì và kiêng gì đóng vai trò tạo lập và duy trì sức khỏe. Ăn uống đầy đủ sẽ tạo nên sinh khí, có da, có thịt,… lấn át được bệnh tật.
Ăn uống đúng: Do ăn uống liên quan đến hầu hết các bệnh, nên phải biết cơ thể mình cần gì và không cần gì.
Uống thuốc: Với Tỳ thổ khí huyết, các bài thuốc được sưu tầm phong phú và đa dạng. Chủ yếu chữa Tỳ Thổ là Bổ và Tiêu. Thuốc dùng để Bổ Tỳ vị phần nhiều là các vị thuốc quý, hiếm, ít độc hại. Các vị thuốc bổ có tác dụng lợi mật, mát gan, bổ gan, kích thích tiêu hóa, giàu các yếu tố vi lượng cũng như sinh tố Vitamin A,B,C… Một số vị thuốc quý dùng cho Tỳ Thổ khí huyết là: nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, long nhãn, cam thảo…