Chẩn bệnh theo học thuyết Ngũ hành

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 155 - 163)

7. Kết cấu của luận án

3.3.2.Chẩn bệnh theo học thuyết Ngũ hành

Ngoài phép dưỡng sinh, sự ứng dụng học thuyết Ngũ hành còn được vận dụng đặc biệt trong y học. Bởi vì trong học thuyết Ngũ hành xuất phát từ quan niệm “Thiên nhân tương đồng” hay “Thiên nhân hiệp nhất”, cho nên y

học cổ Đông phương vận dụng học thuyết Ngũ hành trong cơ thể con người bằng học thuyết Tạng tượng như là phương pháp luận quan trọng nhất. Học thuyết Tạng tượng đã giúp nền tảng lý luận cho y học phương Đông trong hai khâu quan trọng là chẩn đoán và chữa bệnh (còn gọi là điều trị).

Chẩn đoán bệnh là một khâu quan trọng trong việc chữa bệnh. Vì chẩn đoán đúng bệnh sẽ có tiên lượng đúng tình trạng bệnh, tìm y thuật phù hợp để điều trị giúp bệnh nhân đỡ bệnh và ít tốn kém tiền bạc và thời gian.

Trong y học phương Đông, chẩn bệnh được thực hiện phối hợp Bát cương và Tứ chẩn.

Bát cương dựa trên nền tảng triết lý Âm Dương. Các chứng âm thịnh sẽ biểu hiện trong Lý – Hư – Hàn; còn chứng dương thịnh sẽ biểu hiện trong Biểu – Thực – Nhiệt.

Tứ chẩn gồm 04 phương pháp khám bệnh (Vọng chẩn, Văn chẩn, Vấn chẩn và Thiết chẩn).

Tứ chẩn dựa trên mối quan hệ tương sinh và tương khắc của Ngũ hành để kết luận bệnh. Vấn đề quan trọng của Tứ chẩn là phải biết rõ học thuyết Ngũ hành để suy luận về mối quan hệ bệnh lý, gốc và ngọn của bệnh. Kết hợp Bát cương với Tứ chẩn cũng như tài năng, kinh nghiệm “quen việc” người thầy thuốc có thể tiên lượng chính xác về bệnh, y thuật… chữa trị [98, tr.97].

VỌNG CHẨN

Vọng chẩn là tiến hành quan sát người bệnh, dựa trên y lý để biết bệnh ở đâu, mức độ bệnh nặng, nhẹ…

Quan sát ngũ sự

Tiến hành quan sát ngay khi vừa gặp người bệnh. Các đối tượng ngũ sự: Hình dáng, Tướng mạo… của người bệnh cần được chú ý ngay. Ví dụ: bệnh nhân có hình dáng khỏe mạnh, đô con… nếu có bệnh thường là bệnh

mới mắc, cấp tính… Còn bệnh nhân có hình dáng tiều tụy, mệt mỏi… thì bệnh đã mãn tính.

Quan sát da dẻ, sắc mặt

Màu sắc của da, sắc của mặt thể hiện rõ ràng tình trạng bệnh lý nội tạng.

- Sắc mặt xao xao, ủ dột: Bệnh suy nhược - Sắc mặt đỏ, giận dữ: Bệnh cấp tính - Sắc mặt vàng úa: Bệnh gan

- Sắc mặt trắng nhợt: thiếu máu, suy kiệt - Sắc mặt u tối, đen sạm: táo bón, suy thận.

Quan sát các khiếu của tạng phủ a. Mắt: Mắt là khiếu của Can, nên:

- Mắt lóng lánh, năng động - Can khỏe - Mắt đỏ, tức máu - Can nóng

- Mắt vàng, lờ đờ - Gan nhiễm, suy

- Mắt trừng, không có hồn - Suy kiệt và có thể sắp chết

b. Lưỡi: Lưỡi là khiếu của Tâm, nên:

- Nếu lưỡi nứt đỏ : Tim nhiệt

- Lưỡi rêu, trắng đục : Tim suy

c. Miệng: Miệng là khiếu của Tỳ, nên khi miệng có - Môi hồng, đẹp là nhuận : Tỳ khí hòa thuận - Môi bệu, khô : Tỳ bất túc

- Môi bệu chảy dài : Tỳ khí khô kiệt.

- Mũi thông, thở đều là Phế tốt

- Mũi nghẹt là Phế thịnh

- Mũi sổ, chảy máu là Phế nhiệt.

e. Tai: Tai là khiếu của Thận, nên tai là nơi biểu hiện bệnh của thận. Độ suy giảm của thính giác là sự biến động của thận. Thận suy thì nghe kém, ù tai…

Quan sát gân – cốt

Gân cốt gồm tứ chi, móng tay, móng chân, răng và tóc. Khi khám bệnh, thầy thuốc có thể quan sát Gân – Cốt để kết luận bệnh lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Răng: là phần thừa của xương (cốt) liên quan đến tủy sống mà tủy do thận tạo nên, vậy Răng là nơi biểu hiện bệnh của Thận

Răng chắc - Thận khỏe

Răng ê ẩm - Đau thận, suy thận Răng rụng - Thận kiệt

b. Tóc: là phần thừa của huyết nên nhìn tóc có thể đoán bệnh. Tóc bạc sớm do máu huyết kém. Tóc rụng, ít tóc do thận suy.

c. Móng chân, tay: là phần thừa của da, cơ gân. Làm chủ Cân là can, nên bệnh của gan được thể hiện trên móng chân, móng tay:

- Màu hồng, sáng đẹp, dày cứng là Can khí nhuận. - Màu xám, khô, thô kệch, dễ gãy là Can khí kiệt.

Quan sát hành động

Hành động liên quan đến tạng – phủ. Khi tiếp xúc người bệnh, thầy thuốc có thể quan sát hành động mà suy ra bệnh lý:

b. Vui mừng hoặc nhăn nhó: Nếu vui mừng quá độ hoặc nhăn nhó luôn luôn là biểu hiện tâm bất an.

c. Nôn ọe, ói mửa: là hành động liên quan đến hệ tiêu hóa: Tỳ - Vị.

d. Ho hen, thở: là hành động liên quan đến hệ hô hấp: Phế - Đại trường.

e. Run, sợ: là hành động thể hiện bệnh lý ở Thận.

Như vậy thông qua quan sát 5 đối tượng – Ngũ tượng, da dẻ nét mặt, các khiếu, gân cốt và hành động, có thể giúp đưa ra một kết luận bệnh lý trên cơ sở các quy luật Ngũ hành [98, tr.98-100].

VĂN CHẨN

Văn chẩn là tiến hành nghe âm thanh giọng nói, hơi thở, ngửi mùi vị của hơi thở, của mồ hôi, thậm chí cả các chất thải để kết luận bệnh lý.

Văn chẩn thường đi với kết luận Bát cương, chủ yếu là kết luận hai chứng Hàn – Nhiệt. Vì hai chứng này tạo ra âm thanh, mùi vị đối kháng nhau.

Nghe giọng nói

Giọng nói thể hiện rõ nhất tình trạng “Nội tại” của sức lực.

 To, khỏe, có sức, nói nhiều: Thực chứng

 Trầm, yếu, ít hơi, ngại nói: Hàn chứng

Nghe hơi thở

 Thở dồn, mạnh gấp: Phế khí thực

 Thở ngắt, yếu, ngắn hơn: Phế khí hư

Nghe tiếng ho, tiếng nấc

 Ho nhiều đờm, dồn ép, tức ngực: Phế khí thực

 Nấc liên tục, cao, to: Thương hàn

 Nấc yếu, thấp, nhỏ: Hư hàn

Ngửi mùi hôi

Mùi hôi ở quần áo, hương vị chỗ bệnh nhân nằm cũng góp phần cho biết bệnh:

 Vị chua nồng: tỳ vị nhiệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Vị hôi, tanh: Tỳ vị hàn, suy kiệt

Ngửi mùi các chất thải

 Phân người bệnh:

- Nồng nặc: Tỳ vị nhiệt - Hôi tanh: Tỳ vị hàn

 Nước tiểu người bệnh: - Nồng nặc, ít: Thận nhiệt

- Nhiều, ít hôi: Thận hư, hàn. [98,101-102]

VẤN CHẨN

Vấn chẩn là tiến hành hỏi, trao đổi với người bệnh về các thông tin liên quan đến bệnh và người bệnh để từ đó có kết luận chính xác về bệnh, có sách lược đúng trong thuật chữa trị. Tùy từng cách giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân (Có bệnh nhân không thể trả lời như bệnh trúng gió, tai nạn, điên khùng, trẻ em...) để có thể rút ra kết luận. Với một bệnh nhân bình thường, chúng ta có thể hỏi 5 vấn đề chính sau:

Triệu chứng bệnh

Mặc dù triệu chứng bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng nhất thiết phải hỏi người bệnh những nét lớn của bệnh. Khi biết triệu chứng, cơ quan bộ phận trên người bệnh, thầy thuốc có thể dựa vào ngũ hành, âm dương y lý mà kết luận.

Thời gian lâm bệnh

Hỏi thời gian lâm bệnh giúp biết được tình trạng bệnh ở giai đoạn nào, cấp tính hay mãn tính..., để khẳng định dùng y thuật nào phù hợp, để tiên lượng bệnh lý đúng.

Các phương pháp đã chữa trị

Có nhiều phương pháp để chữa bệnh, cho nên để chẩn đoán bệnh cũng cần hỏi bệnh nhân trước đó đã dùng phương pháp gì, bao lâu, hiệu quả, hậu quả...

Tuổi tác, địa chỉ

Bệnh, sức khỏe phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh đó. Địa chỉ, địa phương lại thích hợp với y thuật sẽ được áp dụng, sẽ được chăm sóc theo điều kiện xa, gần...

Hoàn cảnh sống của người bệnh

Nhiều bệnh nhân sau khi thổ lộ nỗi niềm, hoàn cảnh sống và được thầy thuốc hướng dẫn thay đổi thái độ, hoàn cảnh sống mà hết bệnh, không cần đến thuốc hoặc giải pháp điều trị tốn kém. Môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe, cho nên phải hỏi, biết và thông cảm với người bệnh [67, tr.102 – 103].

THIẾT CHẨN

Thiết chẩn là bắt mạch để đoán bệnh. Vì mạch là nguồn Khí – Huyết của cơ thể nên thông qua bắt mạch có thể đoán chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh tật.

 Để bắt mạch người bệnh để tay trên gối mềm (thường gối nhung màu đỏ), tay để ngửa, người bệnh có thể nằm hoặc ngồi.

 Thầy thuốc dùng ba ngón tay đối diện với tay người bệnh để bắt mạch, ngón nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ nằm trên động mạch quay ở cổ tay bệnh nhân.

Thủ thuật bắt mạch:

Ấn mạnh: Dùng cả 3 đầu ngón tay ấn xuống, có thể ấn nhẹ, ấn mạnh. Khi ấn nhẹ mà nghe thấy mạch thường là mạch phù.

Ấn vừa mà nghe thấy mạch là mạch hoạt. Ấn mạnh mới nghe thấy mạch là mạch trầm.

Khám mạch: Bắt cả 3 bộ và cả hai tay để đánh giá tổng quan (khám). Sau đó đi từng chi tiết – đơn khám.

Thời mạch: Chọn thời điểm mà bắt mạch:

- Sáng sớm: lúc âm chưa tan hết, Dương chưa thịnh hẳn. - Chiều tối: lúc dương chưa tan hết, Âm chưa thịnh hẳn. Là thời mạch dễ cho kết quả chính xác.

Đo mạch: Hít một hơi – thở một lượt là một nhịp thở, cứ một nhịp thở phải đếm được mạch:

Mạch bình thường: 4-5 nhịp Mạch chậm : ít hơn 3 nhịp Mạch nhanh: nhiều hơn 6 nhịp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mạch quan hệ chặt chẽ với khí – huyết nên dựa vào nhịp có thể biết suy – thịnh của khí huyết.

Việc biết kết hợp nhiều khả năng để đoán bệnh là một nghệ thuật và là một kỹ thuật của thầy thuốc. Riêng chẩn bệnh theo Ngũ hành là một phương pháp độc đáo. Phương pháp Hậu thiên: tứ chẩn. Phương pháp này đòi hỏi phải

hiểu biết tường tận mối quan hệ sinh khắc ngũ hành cũng như sự trải nghiệm, thông qua thực tiễn làm giàu kho kinh nghiệm của bản thân thầy thuốc.

Ngày nay do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, nên vấn đề khám bệnh trở nên chính xác hơn. Các phân tích cận lâm sang như: phim, siêu âm, scaner sẽ giúp chúng ta tiên lượng chính xác hơn. Vì thế nên sử dụng mọi điều tốt đẹp của truyền thống và hiện đại để phục vụ lợi ích của con người một cách tốt nhất [98, tr.103-105].

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 155 - 163)