Sự phát triển của học thuyết Ngũ hành vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 85 - 96)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Sự phát triển của học thuyết Ngũ hành vào Việt Nam

Học thuyết Âm dương – Ngũ hành từ lâu tại Trung Quốc đã được vận dụng nhuần nhuyễn vào y học thể hiện qua bộ Hoàng đế Nội kinh. Do ảnh hưởng văn hóa, trong đó có văn tự Trung Quốc ra khắp vùng phương Đông, trong đó có Việt Nam. Chữ viết là chữ Nho ăn khớp với lý học là Kinh Dịch, Âm dương Ngũ hành đồng thời có tác động rất lớn vào y học phương Đông. Như vậy, con đường ảnh hưởng học thuyết Ngũ hành và y học cổ truyền phương Đông vào Việt Nam, xuất phát từ sự ảnh hưởng văn hóa, văn tự viết, ảnh hưởng tới giới trí thức, giới thầy thuốc, giới Nho gia Việt Nam.

Học thuyết Âm dương – Ngũ hành cũng đã được các thế hệ thầy thuốc Việt Nam trước đó vận dụng dưới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, ngay từ đời Lý, một nhà sư kiêm thầy thuốc Nguyễn Minh Không đã biết dựa vào nguyên tắc “sinh khắc” của Ngũ hành để đề ra một phép chữa bệnh mà ông gọi là “dẫn hỏa quy nguyên” để chữa khỏi bệnh điên loạn cho vua Lý lúc bấy giờ là Lý Thần Tông. Đến thời Trần, Chu Văn An, một nhà Nho nổi tiếng, một nhà lý luận y học uyên thâm, trong các tác phẩm y học của mình, thường chú ý tới các nguyên tắc cơ bản trong học thuyết Âm dương – Ngũ hành để trình bày các vấn đề lý luận y học. Trong tác phẩm Y học yếu giải tập chú di

biến, Chu An đã trình bày khá hệ thống những hiểu biết của mình đối với học

thuyết Âm dương – Ngũ hành, đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu được của thuyết này trong việc xây dựng lý luận y học đương thời. Đặc biệt thời kỳ này đã xuất hiện nhà y học nổi tiếng Tuệ Tĩnh (tức thiền sư Nguyễn Bá Tĩnh rất tinh thông về y thuật, nhất là khả năng chữa bệnh bằng thuốc nam, được người đời tôn xưng là “ông Thánh của thuốc Nam”. Tuệ Tĩnh cũng là một nhà lý luận y học khá sâu sắc. Ông để lại nhiều tác phẩm y học rất nổi

tiếng như Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư trong đó cho thấy ông có một trình độ hiểu biết và khả năng vận dụng khá nhuần nhuyễn học thuyết Âm dương – Ngũ hành trong thực tiễn chữa bệnh hằng ngày. Chẳng hạn, trong tác phẩm Nam dược thần hiệu khi lý giải về cơ chế và quá trình bệnh sinh của mắt con người, ông viết:

Mắt của con người ví như mặt trăng của thiên nhiên, hợp nhất của Ngũ hành mà thành hình thể, hợp khí của Âm dương mà thành tinh quang. Cho nên, nếu bình thường thì hai mắt sáng suốt, nếu trái thường thì màng mắt kéo lên. Bệnh ở mắt có chia từng bộ phận khác nhau như con ngươi thuộc thận, thận hư thì chảy nước mắt; khóe mắt thuộc can, can phong thì chảy nước mắt sống; tròng mắt thuộc phế, phế hàn thì máu che lấp tròng; hai mí mắt thuộc tỳ, tỳ hàn thì mắt sinh lông quặm, bốn khóe mắt thuộc tâm, tâm nhiệt thì con ngươi bé lại mộng thịt nổi lên.

Điều đó chứng tỏ rằng chính do sự vận dụng của học thuyết Âm dương – Ngũ hành mà Tuệ Tĩnh đã có cái nhìn tương đối toàn diện song cũng hết sức cụ thể đối với từng bộ phận của cơ thể con người. Quan điểm y học của Tuệ Tĩnh nhờ đó có sự liên kết chặt chẽ giữa kinh nghiệm lâm sàng và học thuyết Ngũ hành.

Nhìn chung, trước khi bộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh xuất hiện thì thuyết Âm dương – Ngũ hành đã được các y gia nước ta thời đó đề cập vận dụng tương đối có kết quả. Bên cạnh tác phẩm y học còn lưu truyền thì có nhiều thầy thuốc giỏi đã biết vận dụng và phát triển học thuyết Âm dương – Ngũ hành trong thực tiễn lâm sàng, song họ không để lại các trước tác cho đời sau, hoặc giả có để lại thì cũng đã thất truyền. Điều đó làm cho chúng ta ngày nay, khi nhìn vào lịch sử rất dễ nhận ra một nhược điểm đó là sự vận dụng của thuyết Âm dương – Ngũ hành trong y học nước ta còn mang tính phiến diện và chưa có hệ thống. Chỉ đến thế ký XVIII, khi bộ Hải Thượng Y tông

tâm lĩnh của Lê Hữu Trác xuất hiện thì thuyết Âm dương – Ngũ hành mới

đề của y học đương thời với tư cách là một cơ sở triết học quan trọng của y học.

Thế kỷ XVIII là một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Các vương triều phong kiến Việt Nam sau nhiều thế kỷ phát triển và hưng thịnh đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Thế kỷ XVIII cũng là thế kỷ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các trào lưu tư tưởng Việt Nam có xu hướng phê phán và gắn liền với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội.

Trong bối cảnh đó, học thuyết Âm dương – Ngũ hành vốn được các nhà tư tưởng Việt Nam nghiên cứu và vận dụng rải rác trước đây thì nay lại được các nhà tư tưởng đặc biệt đề cao. Điều này cũng còn có lý do khách quan, đó là sự ảnh hưởng các học thuyết triết học của Nho gia đời Tống (Tống Nho), với các đại biểu như Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy đã rất thành công khi vận dụng học thuyết Âm dương – Ngũ hành trong đạo Nho. Khi các học thuyết triết học đó vào Việt Nam thì chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thế giới quan triết học của các nhà tư tưởng lúc bấy giờ. Nhiều nhà tư tưởng đã vận dụng học thuyết Âm dương – Ngũ hành để trình bày quan điểm của mình, như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Bùi Dương Lịch v.v… Chẳng hạn, Lê Quý Đôn đã dùng học thuyết Âm dương – Ngũ hành để chứng minh mối quan hệ giữa “khí” và “lý”. Bùi Dương Lịch dùng Âm dương – Ngũ hành mà thuyết minh cho những lẽ tử sinh, họa phúc, tai dị, v.v.. Trong tác phẩm

Nghệ An ký, Bùi Dương Lịch viết:

Con người ta sinh ra, chẳng ai là không bẩm được khí Âm dương – Ngũ hành. Kẻ nào bẩm được khí tinh tú thì ngưng kết thành ánh sáng màu đỏ; đã vậy thì kẻ nào bẩm được khí hỗn trọc tất phải ngưng kết thành khói đen. Xét đỏ hay đen không thể ngoài Âm dương – Ngũ hành mà có thể có được.

Như vậy, việc vận dụng và phát triển học thuyết Âm dương – Ngũ hành là một trào lưu phổ biến của các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này. Trong bối cảnh đó, Lê Hữu Trác vận dụng học thuyết Âm dương – Ngũ hành

vào việc nghiên cứu và trình bày các vấn đề y học là một hướng đi đúng đắn. Điều đó đã được ông thể hiện qua tác phẩm y học đồ sộ còn để lại đến ngày nay, đó là bộ Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh.

Chiều sâu của việc nghiên cứu học thuật trong bộ Hải Thượng Lãn

Ông Y tông tâm lĩnh còn biểu hiện ở chỗ mọi chi tiết, mọi mặt riêng rẽ của y

học được nêu ra ở đây đều xoay quanh và luận chứng cho những vấn đề mà Lê Hữu Trác cho là cốt yếu nhất, huyền diệu nhất của y học, như vấn đề Thủy Hỏa tiên thiên và vai trò của mệnh môn thận.

Về phương diện triết học, điều đặc biệt có ý nghĩa là bộ Hải Thượng

Lãn Ông Y tông tâm lĩnh, tác phẩm y học kiệt xuất trong lịch sử y học Việt

Nam, đã tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa việc xây dựng và phát triển các tri thức y học với thế giới quan và phương pháp luận triết học. Thông qua tác phẩm, chúng ta thấy học thuyết Âm dương – Ngũ hành đã được Hải Thượng

Lãn Ông Y tông tâm lĩnh vận dụng một cách toàn diện và sáng tạo nhằm tiếp

tục phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam đương thời cả về phương diện lý luận và thực tiễn lâm sàng.

Học thuyết này đã được ông đề cập trong hầu hết các tác phẩm y học của mình, trong đó chủ yếu tập trung vào các quyển: Khôn hóa thái chân, Nội kinh yếu chỉ, Đạo lưu dư vận, Y gia quan niệm, Y hải cầu nguyên, Huyền Tẫn

phát vi, Vận khí bí điển v.v.. Đặc biệt, trong cuốn Y gia quan niệm, ông dành

hẳn những mục riêng như Âm dương - Ngũ hành để bàn sâu hơn nữa học thuyết này từ góc độ lý luận. Điều đó cho thấy, ông coi trọng vai trò của học thuyết Âm dương - Ngũ hành đối với việc nhận thức và triển khai hệ thống lý luận y học như thế nào. Ông viết:

“Hiền triết đời xưa nói: “Học Kinh Dịch đã rồi mới nói tới chuyện làm thuốc”. Nhưng nói học Kinh Dịch không phải là học những quẻ, những hào, những từ của Kinh Dịch mà cần học để biết quy luật biến hóa của Âm dương, quy luật sinh khắc của Ngũ hành tựa như chiếc vòng không đầu không cuối. Vì bệnh tật phát sinh ra cũng đều do sự thịnh suy của Âm dương và do sự

thắng phúc của Ngũ hành. Nghề làm thuốc đâu có thể vượt ra ngoài nguyên lý của Âm dương – Ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh tật nguy nan. Cho nên tôi đem mục Âm dương – Ngũ hành để đặt tên đầu sách rồi lần lượt đến từng bộ vị tạng phủ, kinh lạc, mạch yếu và các chương luận trị để mở đầu cho việc bước vào ngành Y, có thể lấy đó làm cương lĩnh rồi theo từng loại mà suy rộng ra mãi” [93, tr.217].

Kế thừa những tư tưởng hợp lý của người xưa, đặc biệt là từ tư tưởng Âm dương - Ngũ hành trong tác phẩm Kinh Dịch và Nội Kinh, Lê Hữu Trác đã nêu lên quá trình phát triển tự nhiên của thế giới vật chất. Với tư cách là một nhà lý luận y học kiêm lâm sàng học, ông đã chứng minh nguồn gốc tự nhiên của con người bằng việc giải thích và kiểm nghiệm các quá trình bệnh sinh, bệnh lý của con người trên nhiều phương diện: từ chức năng sinh lý đến nguyên nhân bệnh sinh, từ đó nêu ra các phương pháp chẩn đoán, các phương pháp phòng bệnh và trị bệnh cho con người trên lập trường duy vật.

Trong tác phẩm Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh, học thuyết Ngũ hành được vận dụng vào cơ thể người là học thuyết Tạng tượng mà cụ thể là ngũ tạng đặc biệt chú ý tạng thận. Lê Hữu Trác trình bày tiếp về thủy hỏa như sau: Âm dương là phạm trù trừu tượng thì thủy hỏa lại là phạm trù cụ thể. Thủy hỏa là hai trong năm yếu tố của Ngũ hành, song Thủy Hỏa còn là đại diện cho Âm dương. Nội kinh cho rằng: trong các yếu tố của Ngũ hành thì có thể dùng Thủy và Hỏa là hai loại sự vật mà con người quen thuộc nhất, đặc biệt mà tính đối lập và thống nhất điển hình cho Âm dương. Chính vì vậy, quan niệm Âm dương luôn gắn liền với quan hệ về Thủy Hỏa. Khi bàn về mối quan hệ giữa Thủy Hỏa và Âm dương, đặc biệt là vai trò của Thủy Hỏa trong Ngũ hành, Lê Hữu Trác khẳng định:

Thủy Hỏa là dấu hiệu của Âm dương, là thực thể của Âm dương. Mặt trời, mặt trăng là tinh hoa của Thủy Hỏa, rét và nóng là tác dụng của Thủy Hỏa; làm cho sự vật sống là Hỏa, vinh nhuận sự vật là Thủy; không có Hỏa

thì tiêu diệt, không có Thủy thì cháy khô cho nên trong Ngũ hành Thủy và Hỏa là quan trọng hơn cả [93, tr.304-305].

Với ý nghĩa đó, trong thực tế khi nói tới Âm dương không thể không nói tới Thủy Hỏa và trong lý thuyết về Thủy Hỏa lại càng không thể không bàn về Âm dương.

Kế thừa các quan điểm hợp lý về mối quan hệ giữa Âm dương, thủy hỏa đã được thể hiện trong Kinh Dịch, đặc biệt là trong Nội kinh, với phương pháp tư duy độc lập và sáng tạo, Lê Hữu Trác đã làm phong phú thêm lý thuyết Thủy Hỏa của mình trong điều kiện thực tiễn y học Việt Nam. Theo ông vì tính của Hỏa thời bốc lên phải khiến cho nó đi xuống, tính của Thủy thấm xuống phải khiến cho nó đi lên, thủy lên, hỏa xuống như thế gọi là giao nhau tức là thủy hỏa “ký tế”. Thủy hỏa mà ký tế thì Âm dương bình hòa, thủy hỏa tách rời nhau (vị tế) thì Âm dương chia lìa, sinh mạng người có cơ bị đe dọa. Người thầy thuốc giỏi là phải biết phân biệt được vị trí và quy luật lên xuống của Thủy hỏa mà điều chỉnh Âm dương cho phù hợp. Nếu người chân âm thịnh thì phải bổ chân dương, khí âm nhờ đó theo khí dương mà bay lên, nay thời chỉ biết bổ âm sẽ ảnh hưởng tới tỳ vị, lại tuyệt mất nguồn sinh hóa của hậu thiên. Như vậy “bổ âm phải đồng thời thêm vào vị bổ dương”.

Thông thường bổ Âm để củng cố chân thủy, Lãn Ông khuyên nên dùng bài Lục vị, còn để bổ nguyên khí, củng cố chân hỏa của thận (nhất là những người hỏa lực yếu hoặc hỏa không thăng, thủy không giáng) thì dùng bài Bát vị. Với những người mà bệnh Âm dương đều hư yếu thì Lãn Ông lại khuyên nên dùng “Thập bổ hoàn” (tức bài thập toàn đại bổ) để không thiên lệch.

Để điều trị thủy hỏa được thích đáng, Lãn Ông còn đề ra một phương pháp chẩn đoán hết sức độc đáo dựa trên các nguyên lý của Dịch học và của

Nội kinh đó là bắt mạch của thận (ông gọi là “mạch thủy hỏa tiên thiên”). Đó

là phương pháp bắt mạch để biết được tình trạng hoạt động của tạng thận, một tạng có vai trò chủ chốt trong năm tạng của cơ thể con người.

Theo Lãn Ông thì thủy thuộc âm, hỏa thuộc dương, vì vậy việc phân biệt thủy hỏa của thận cũng là phân biệt Âm dương của thận. Mạch của thận thuộc bộ xích hai bên cổ cánh tay (vị trí của hai ngón áp út khi đặt lên thốn khẩu).

Về vai trò của thủy hỏa tiên thiên và mệnh môn thận, Lê Hữu Trác đi đến khẳng định rằng đối với con người một khi có sự mất cân đối và sự suy kiệt của chân thủy, chân hỏa thì cơ thể sẽ suy nhược, chính khí sẽ sa sút. Cho nên, phương hướng điều trị trước tiên phải chú trọng tới tạng thận để điều hòa thủy hỏa tiên thiên, bối bổ chính khí, khắc phục trạng thái hư nhược của cơ thể. Ông nói: “Phàm bệnh đều do chính khí hư mà đưa đến, nếu chính khí vững chắc thì tà khí không có chỗ để lấn vào, hễ thấy tà khí có thừa, là do chính khí không đầy đủ” [93,316]. Lại nói: “Có người hỏi: tôi chữa bệnh thường dùng các vị thuốc khí huyết cho uống sơ sài một vài thang, có bệnh khỏi ngay, có bệnh bớt chậm, rồi liền cho uống bài lục vị, bát vị mà bệnh nặng lập tức lành ngay, thế thì người ta bị bệnh đều do thủy hỏa cả ư ? Tôi trả lời: trong Nội kinh nói: “Trăm bệnh cảm vào vốn do hư mà đến”. Lại nói: “Bệnh mới thì phân ra nội phương hay ngoại cảm, bệnh lâu thì đều quy vào hư cả”. Lại nói: “Pháp chữa trăm bệnh rút cục căn bản cũng như chữa một bệnh”, còn nói: “Biết được điều cốt yếu một lời là đủ hết” [93, tr.416].

Do chỗ chân thủy, chân hỏa và điểm nguyên dương (mệnh môn) của con người có liên hệ chặt chẽ với tạng thận cho nên trong phương thức lấy bổ chính khí làm chính thì ông chú ý đến việc bổ thận hơn cả vì như ông nói:

Xét trăm bệnh gây ra, không bệnh nào là không vì hỏa, mà hỏa phát ra không khi nào là không do hư, mà gốc của chúng hư không khi nào là không do thận. Hễ thận nguyên đầy đủ thì mọi hiện tượng đều yên mà mọi bệnh tật không có nữa. Người ta sống là nhờ vào tác dụng của Âm dương thủy hỏa, mà thận là gốc rễ chung của cả Âm dương thủy hỏa. Nếu Âm dương mất điều

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)