Học thuyết Ngũ hành với quan điểm biện chứng sơ khai

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 134 - 138)

7. Kết cấu của luận án

2.2.2. Học thuyết Ngũ hành với quan điểm biện chứng sơ khai

- Học thuyết Ngũ hành đã không chỉ thể hiện thế giới quan duy vật chất phác, mà còn thể hiện tư duy biện chứng trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con người: Học thuyết Ngũ hành đã giải thích quá trình hình thành, tồn tại, phát triển thế giới qua sự biến đổi phát triển của năm hành chất. Nó tác động, biến đổi và phát triển dựa trên cơ sở quy luật tương sinh và tương khắc.

Tư tưởng biện chứng của học thuyết Ngũ hành được nảy sinh từ thời Xuân thu – Chiến quốc với quy luật “tương khắc” (hay tương thắng) và quy luật “tương sinh”. Sự phát hiện quy luật tương sinh, tương khắc của năm hành chất được phát hiện đầu tiên bằng phương pháp trực quan của người Trung Quốc cổ đại. Cả hai quy luật tương sinh và tương khắc luôn phát huy tác dụng và bổ sung cho nhau tạo nên trạng thái quân bình trong thế giới vật chất. Bởi vì, trong thế giới nếu chỉ có tương sinh, thì thế giới vật chất phát triển đến một lúc nào đó sẽ bùng nổ, tự tiêu diệt; và ngược lại, nếu chỉ có tương khắc thì đến một lúc nào đó thế giới vật chất cũng sẽ tự bị thu hẹp dẫn đến tiêu vong. Về sau, giữa các hành chất, phát triển thêm các quy luật tương thừa, tương vũ, phản sinh, phản khắc và hỗn mang, tổng cộng có 7 quy luật tất cả, nhưng trọng tâm vẫn là hai quy luật chính: tương sinh và tương khắc.

Tư tưởng “sinh, khắc” là tư tưởng đầu tiên về sự vận động biện chứng của học thuyết Ngũ hành. Nó thể hiện một thế giới quan có tính cách mạng và tiến bộ hơn so với quan niệm nguyên sơ trước đó về thế giới. Sự vận động “sinh, khắc” còn thể hiện phương pháp luận mới, tiến bộ vì nó chỉ ra rằng các sự vật, hiện tượng trong thế giới, xã hội, con người không đứng yên, không tĩnh tại, mà luôn vận động, biến đổi và luân chuyển không ngừng.

Như trên đã nêu, các sự vật, hiện tượng trong thế giới, xã hội và con người luôn luôn vận động, chuyển hóa lẫn nhau theo quy luật cơ bản : tương sinh, tương khắc. Nó nói lên rằng, sự vận động biện chứng của năm hành chất là sự vận động vĩnh viễn, chúng không tự mất đi mà chỉ chuyển hóa, phối hợp, quan

hệ, tác động chế ước lẫn nhau. Chính sự vận động biện chứng của Ngũ hành đã làm cho bốn mùa vận chuyển, các triều đại lịch sử biến dưỡng, các tính chất của ngũ hành tương ứng trong con người làm con người biến đổi; thời khắc của thế giới do đó vận động không ngừng.

Mặc dù đạt được “ hạt nhân” biện chứng trong sự vận động phát triển nhưng vẫn còn mang tính sơ khai, chất phác. Tư tưởng vận động của học thuyết Ngũ hành chưa đi sâu phân tích những yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng của thế giới cho nên chưa vẽ nên bức tranh chung của thế giới về sự vận động toàn diện và bất diệt.

Học thuyết Ngũ hành mô tả sự tiến hóa bằng sự lặp đi lặp lại, tuần hoàn bên ngoài; do đó, nó không thể hiện tính phủ định biện chứng, không tạo ra sự biến đổi về chất bên trong, cho nên không tạo ra sinh khí cho sự vận động. Học thuyết Ngũ hành chỉ miêu tả sự vận động bằng một vòng tròn trên một mặt phẳng mà không vẽ lên được sự vận động theo đường xoắn ốc đi lên.

Về sự hạn chế của tính biện chứng sơ khai trong học thuyết Ngũ hành, Đổng Trọng Thư đã có tư tưởng sau: “Ông xem quân đội và bộ máy trừng phạt của nhà vua là biểu hiện của thế lực “Kim”, quần chúng nhân dân là biểu hiện thế lực của hành “Mộc”. Cho nên chính phủ trấn áp nông dân bạo động là thể hiện đúng theo quy luật “kim khắc mộc”. Tuy Đổng Trọng Thư đã cố gắng đưa các phạm trù “khí”, “âm dương”, “ngũ hành” v.v… để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, nhưng với quan điểm duy tâm thần bí, Ông lại cho rằng tất cả những thứ ấy đều bị ý chí của Thượng đế chi phối, ý chí của trời thông qua các thế lực “âm dương”, “ngũ hành” v.v…để quy định giới tự nhiên và vận mệnh loài người. Vì thế, triết học của ông mang đậm màu sắc mục đích luận. Đổng Trọng Thư còn đưa vũ trụ quan siêu hình “Trời không đổi, đạo cũng không đổi – Thiên bất biến, đạo diệc bất biến” (Hán thư, Truyện Đổng Trọng Thư). Ông đã phủ nhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan” [16, tr.385-386).

Như vậy, đóng góp ý nghĩa thứ hai của học thuyết Ngũ hành đó là tư tưởng biện chứng. Tư tưởng biện chứng trong học thuyết Ngũ hành được thể hiện một cách cô đọng ở hai điểm sau :

Thứ nhất, Ngũ hành thừa nhận vạn vật, thế giới, kể cả tâm tính con người, luôn trong trạng thái thường xuyên biến đổi, luân chuyển không ngừng.

Thứ hai, nó chỉ ra nguyên nhân vận động biến đổi của vạn vật, vũ trụ, xã hội là sự tác động biến đổi và chuyển hóa giữa năm hành chất trên quan hệ tương sinh, tương khắc và những quan hệ khác (tương thừa, tương vũ; phản sinh, phản khắc).Tư tưởng biện chứng của học thuyết Ngũ hành đã có đóng góp nhất định: Về nhận thức, nó phủ nhận vai trò tồn tại của Thượng Đế trong thế giới.

Về phương pháp luận, nó cố gắng giải thích những biến đổi của thế giới thông quan tư tưởng biện chứng và vô thần. Tuy nhiên, do hạn chế điều kiện lịch sử, trình độ nhận thức, tư tưởng biện chứng của học thuyết Ngũ hành mới chỉ là phép biện chứng tự phát:

- Dù nó giải thích sự vận động biến đổi vũ trụ, vạn vật bằng sự chuyển hóa do sự tác động (tương sinh, tương khắc) của các hành chất đối lập mâu thuẩn, nhưng nó chưa giải thích được động lực bên trong của sự vận động, đó là sự đấu tranh chuyển hóa của các mặt đối lập của sự vật.

- Hơn nữa, học thuyết Ngũ hành nêu ra sự vận động biến đổi vạn vật với quy luật: tương sinh, tương khắc, nhưng là sự vận động lặp lại mà không tạo ra cái mới.

Kết luận chương 2

Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại, nhân dân Trung Quốc đã đấu tranh sinh tồn và phát triển. Các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt là cơ sở cho sự phát triển sản xuất, kinh tế, cuộc sống. Họ lần lượt khám phá nước (thủy), lửa (hỏa), cây cối (mộc), rồi kim loại (kim), bao trùm là đất (thổ) trong thực tế cuộc sống. Từ thực tế kinh nghiệm dần dần họ rút ra

lý luận về vật chất trong cuộc sống đều cấu tạo bởi năm thành tố vật chất cơ bản là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và các sự vật này không tồn tại độc lập mà nó luôn vận động không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau tạo thế tồn tại cân bằng. Sự vận động và chuyển hóa lẫn nhau luôn theo hai quy luật cơ bản là tương sinh và tương khắc. Trên cơ sở hai quy luật cơ bản đó phát triển thêm năm quy luật tương ứng tiếp theo là: tương thừa, tương vũ, phản khắc và hỗn mang. Đó là nền tảng của học thuyết Ngũ hành. Năm yếu tố vật chất đó nó còn bao hàm tương ứng năm yếu tố cơ năng, thuộc tính, các biểu huện ở tất cả các phương diện trong cuộc sống. Nó còn kết hợp với Kinh Dịch từ thuyết Âm dương, rồi Tứ tượng, đến Bát quái, 64 quẻ v.v.., tiếp đến nó kết hợp tứ phương, tứ thời, ngũ âm, 12 tháng, 12 luật, thiên can địa chi và các con số

đồ, Lạc thư để ngày càng hoàn thiện và cuối cùng cấu hình thành một cấu

hình tư tưởng phương Đông, phát triển và nhất quán, cụ thể có tính ứng dụng cao về mọi mặt và trong mọi lĩnh vực.

Năm hành chất của học thuyết Ngũ hành biểu hiện tương ứng ra tự nhiên, xã hội và con người. Học thuyết Ngũ hành biểu hiện ra tự nhiên như: tình trạng năng lượng, thế đấtm quá trình phát triển các sinh vật, ngũ cốc, thiên văn, bốn phương, bốn mùa, màu sắc, ngũ vị, ngũ âm v.v.. Học thuyết Ngũ hành biểu hiện ra xã hội như tình cảm, thái độ, ngũ đức, thú nuôi v.v.. Học thuyết Ngũ hành biểu hiện ra con người như: Ngũ tạng, lục phủ, giọng nói, ngũ khiếu, ngũ sự, ngũ tân (năm loại trong cơ thể).

Học thuyết Ngũ hành đã có hai đóng góp lớn về mặt nhận thức mới về thế giới. Thứ nhất, học thuyết Ngũ hành đóng góp nhận thức khoa học về thế giới là giải thích thế giới bằng chính thế giới phát triển thế giới. Nó không cầu viện đến Chúa Trời, Thần linh, Thượng Đế.

Thứ hai, học thuyết Ngũ hành đóng góp nhận thức khoa học về thế giới là nhận thức thế giới biện chứng ở điểm: các quy luật với 2 quy luật chính: Tương sinh, tương khắc và năm quy luật khác: Tương thừa, tương vũ, phản sinh, phản khắc, hỗn mang.

Chương 3

Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VỚI Y HỌC CỔ TRUYỀN PHƯƠNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)