7. Kết cấu của luận án
3.2.2. Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng tâm
Số vị trí thứ hai của Hà đồ sinh Hỏa, vị trí Hỏa ở phía Nam, thuộc quẻ Ly. Hỏa là mặt trời, tượng trưng dương khí, là nguồn gốc vận động của Thủy. Có Thủy Hỏa, âm dương mới có thể khí hóa, vạn vật mới có thể sinh sôi, cho nên Hỏa đại diện tính dương ôn nhiệt. Khí của hỏa thông ở tâm, cho nên tâm ứng với quẻ Ly, Hỏa sinh thổ, tỳ ứng với Thổ, cho nên tâm và tỳ có quan hệ mật thiết. Kinh Thượng Thư, Hồng Phạm viết: “Hỏa tinh nóng bốc lên”, vì vậy thường dễ hao tán. Hỏa ở cơ thể người ngoài Hỏa của tâm (quân hỏa) ra còn có Hỏa của mệnh môn (tướng hỏa), Hỏa long lôi của can thận… Bất luận quân hỏa, tướng hỏa đều nên ẩn giấu bên trong, không nên vượt lên quá nhiều.
Tâm chủ tàng thần, vì vậy nhà sinh mệnh học Trung Quốc qua các đời đều chú ý đến liễm thần minh Hỏa để tiềm dương cô âm.
Chu Dịch nêu lên “rồng ẩn chưa dùng được”. “Rồng lên cao quá có hối
hận”, tức biểu thị ẩn dương nên bảo vệ, thịnh vương nên cất giấu, có ý nghĩa quan trọng trong sinh mệnh học. Nội kinh rất coi trọng tác dụng của tâm, nêu ra: “Tâm động thì lục phủ ngũ tạng đều động” (Linh khu, Khẩu ấn) “để mất thần khí thì chết, còn có thần khí thì sống” (Linh khu, Thiên niên) “Tâm giữ chức phận chủ tể trong toàn thân, nếu sáng suốt thì các tạng được yên. Đó là lý lẽ căn bản, nếu dưởng sinh theo lý lẽ này thì được sống thọ” (Tố vấn, Linh
khu bí điển). Tóm lại, tâm ảnh hưởng rất lớn đối với sinh lý, bệnh lý cơ thể người.
Các nhà dưỡng sinh Trung Quốc đều chú ý giữ gìn bên trong tâm thần, bảo vệ tâm hỏa, như những phương luyện tậm “tọa vong” của Khổng Tử, “hư vô” của Lão Tử, “dưỡng thần”, “thủ nhất” của Trang Tử, “Thiền định” của Phật giáo, đều là sự tĩnh tọa để giữ gìn khí Hỏa của quẻ Ly ở bên trong. Giữ gìn bên trong khí Hỏa của quẻ Ly để bảo vệ tâm thần có ý nghĩa quan trọng trong sinh mệnh học cơ thể người.
Giữ tâm cho thanh, thanh tâm là một yếu tố quan trọng cho tâm hỏa.