Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng phế

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 148 - 149)

7. Kết cấu của luận án

3.2.4. Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng phế

Số bốn là số cuối của Hà đồ, tượng trưng vạn vật có bắt đầu tất phải có cuối, có sinh trưởng tất phải có thu cất. Số 4 là quẻ Đoài ở chính Tây. Kinh

Dịch, Thuyết quái viết: “đầm để làm cho vui vẻ”, có nghĩa tháng 9 vạn vật

thành thục. Hình tượng quẻ Đoài là đầm, tưới nhuận đất lớn, phế ứng với Đoài thuộc Kim, dịch của phế làm nhuận ngũ tạng. Tố vấn, Kinh mạch biệt

luận thiên: “Phế lại đem khí huyết thông tống đạt đến trăm mạch của toàn

thân”. “Chất nước được thăng hoa phân bủa bốn bề, ngoài thì phân bố đến da lông, trong thì rót vào kinh mạch của ngũ tạng”, “phế ứng với quẻ Đoài, ở tháng 9, chủ thu cất vạn vật, trong cơ thể phế nên túc giáng, người đến tuổi trung niên, khí của phế nên được thu liễm, trong một đời người, can là tạng thăng phát, chủ động, hao tổn rất lớn, suy thoái cũng sớm nhất. Linh khu,

Thiên niên bàn tới người đến 50 tuổi, khí can bắt đầu suy. Khí của phế chủ

đầu mới suy. Linh khu, Thiên niên viết: “Người đến 50 tuổi khí của can bắt đầu suy, can bắt đầu mỏng, chất dịch của đởm bắt đầu hết, mắt bắt đầu mờ. Người 60 tuổi, khí của tâm bắt đầu suy, người trong lòng khổ lo buồn, huyết khí trì trệ vì thế thích nằm. Người 70 tuổi, khí của tỳ hư, da khô. Người 80 tuổi, khí của phế suy, mất hồn phách, không còn minh mẫn nên hay nói nhầm. Người 90 tuổi thì khí của thận khô kiệt, kinh mạch của tứ táng hư không. Người 100 tuổi, ngũ tạng đều hư, thần khí đều mất, chỉ còn lại hình hài xương cốt mà kết thúc cuộc đời”. Phế là Kim, khí táo thông ở phế, dễ tổn hao chất dịch của phế, vì vậy giữ gìn nhuận phế là khâu quan trọng để bảo vệ phế. Phế là suối cao của Thủy, suối cao chảy cạn thì Thủy không thể phân bố bốn phía. Phế chủ khí, trong đời người khí của phế hao trán không ít, vì vậy từ tuổi trung niên về sau phải chú ý nhuận phế, giữ gìn phế nhuận theo đặc tính sinh lý. Trong khí công, lấy khí, thu khí là biện pháp quan trọng để bảo vệ khí của phế, có ý nghĩa quan trọng trong sinh mệnh học cơ thể.

Dưỡng khí là một trong những phương pháp dưỡng sinh.

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)