Cách giải thích mới về thế giới của học thuyết Ngũ hành

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 131 - 134)

7. Kết cấu của luận án

2.2.Cách giải thích mới về thế giới của học thuyết Ngũ hành

2.2.1. Quan điểm duy vật chất phác trong học thuyết Ngũ hành về sự nhận thức và giải thích thế giới

Học thuyết Ngũ hành xuất hiện sớm trong lịch sử triết học Trung Quốc, nó ra đời có mục đích là lý giải thế giới tự nhiên bằng chính thế giới tự nhiên. Nhưng, trước khi học thuyết Ngũ hành xuất hiện người Trung Quốc cổ

đại đã có quan điểm: thần thoại, tôn giáo mang tinh thần bí. Học thuyết Ngũ hành là cơ sở giải thích thế giới vạn vật trong đó có cả tự nhiên, xã hội và con người.

Thế giới quan thần thoại, tôn giáo trở thành hình thái ý thức chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần xã hội thời bấy giờ. Quý tộc và tăng lữ nhà Thương và nhà Chu cho rằng sự biến hóa của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống xã hội cũng như vận mệnh của con người đều do ý chí của Thượng đế, “Thiên mệnh” và ý chí của quỷ thần chi phối. Chính quyền, tài sản, sự thông minh, trí tuệ và sự sống lâu của kẻ thống trị cùng cuộc sống làm tôi tớ cực khổ của nhân dân lao động đều do Thượng đế ban cho. Giai cấp quý tộc phong kiến tự cho mình là những người chịu mệnh lệnh của Thượng đế để cai trị nhân dân trên mặt đất và tự xưng là con của Trời, gọi là “Thiên tử”; mọi người dân phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của chúng, vì đó là phục tùng ý chí của Thượng đế và quỷ thần. Nếu không, Trời và quỷ thần sẽ trừng phạt nghiêm khắc, gieo xuống cho nhân dân những tai họa nặng nề bằng những hiện tượng bất thường diễn ra trong tự nhiên như lụt lội, hạn hán, dịch bệnh, chết chóc v.v.. [16, tr.234]

Các giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo để ru ngủ quần chúng, đề cao thuyết “Thiên mệnh” để khuất phục quần chúng, song đã bị tư tưởng duy vật chất phác thuyết năm hành chất chống lại bằng sự giải thích mới về thế giới.

Với bước tiến bộ về nhận thức, lấy thế giới tự nhiên để giải thích thế giới tự nhiên với năm hành chất khác nhau (Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy), học thuyết Ngũ hành đã đặt nền móng tư duy khoa học mặc dù còn sơ khai. Lý giải cho trình độ sơ khai về duy vật đó, là do trình độ sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ còn lạc hậu, thấp kém, vì vậy, phải dựa vào kinh nghiệm thực tế để nhận thức về thế giới tự nhiên; Kinh nghiệm thực tế sơ khai dựa vào các sự vật cụ thể với các hành chất cụ thể trong cuộc sống, đồng hóa vật chất với vật thể, mà chưa có điều kiện phân tích bản chất của sự vật. Đến đời Lưỡng Hán (năm 136 tr.CN), nhà tư tưởng Đổng Trọng Thư đã bổ sung tư tưởng duy vật

chất phác trên với tư tưởng “Thập đoan” đó là “Trời, Đất, Âm, Dương, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, cộng lại là 9, cùng với Người là 10, số trời hoàn tất vậy. (Xuân thu phồnlộ, Thiên địa âm dương) [16, tr.351].

Tư tưởng của Đổng Trọng Thư, tuy có tiến bộ hơn so với thuyết thiên mệnh nhưng vẫn còn mang tính sơ khai. Đồng thời tư tưởng này cũng bộc lộ sự hạn chế, bởi vì đó là tư tưởng duy vật không triệt để ở chỗ nó đồng nhất vật chất với vật thể, một dạng cụ thể của vật chất đã dẫn đến sự hạn chế tiếp theo là: không hiểu rõ được bản chất của các hiện tượng tinh thần cũng như mối quan hệ giữa tinh thần với vật chất, không có cơ sở xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội, nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải thích vấn đề xã hội nên tư tưởng Đổng Trọng Thư đã bị “trượt sang quan điểm duy tâm thần quyền tôn giáo”. [16, tr.380-381].

Về nhận thức khoa học sơ khai của học thuyết Ngũ hành với năm yếu tố cơ bản chủ yếu, chỉ dựa trên kinh nghiệm, trình độ tư duy nhận thức thô sơ, chưa khái quát được đặc tính chung nhất của thế giới vật chất, chưa đưa ra khái niệm về bản chất, bản nguyên của vật chất đúng đắn khoa học, vì vậy, nhận thức thế giới bằng năm yếu tố dù tiến bộ nhưng vẫn mang tính cụ thể, cảm tính.

Ngoài ra, sự hạn chế của học thuyết Ngũ hành cũng bắt nguồn từ sự hạn chế của thực tiễn sản xuất. Do sự hạn chế đó mà con người chưa tìm ra bản chất của sự vật, nhận thức cải tạo sự vật.

Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng sự ra đời của học thuyết Ngũ hành đã đóng góp với ý nghĩa thứ nhứt về tính vật chất của thế giới, đã giúp loài người nhận thức khoa học hơn, có cách nhìn thế giới đúng đắn hơn. Điều kiện được thể hiện: - Thứ nhất, giải thích thế giới bằng chính bản thân thế giới, thứ hai giải phóng tư tưởng con người ra khỏi thế giới quan thần quyền duy tâm đang phổ biến ở Trung Quốc cổ đại.

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 131 - 134)