Sự phát triển của học thuyết Ngũ hành thời Hậu Hán

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 67 - 85)

7. Kết cấu của luận án

1.2.2. Sự phát triển của học thuyết Ngũ hành thời Hậu Hán

Quan điểm về thế giới quan của nhà triết học Trung Quốc, tác giả Hà Mai Nho trong 101 vấn đề triết học Trung Quốc, (Nxb. Văn hóa Bắc Kinh, 2008) [73] đã viết: “xuất phát từ đặc điểm của triết học Trung Quốc, triết học Trung Quốc luôn là sự thống nhất trong đa dạng – Sự thống nhất thể hiện ở các học thuyết mỗi người từ bức Hà đồ của Phục Hy đến (Chu Dịch). Đó là thế giới quan của triết học và từ đó đưa thành muôn ngã. Đó là tính đặc thù triết học mang “tinh thần Trung Quốc”.

Tiếp theo tinh thần triết học Trung Quốc được cụ thể hơn bởi hai ông Ôn Hải Minh (Ôn Hải Minh, Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Văn hóa Bắc Kinh, 2010) [65], giai đoạn triết học Trung Quốc thời Hậu Hán như sau: “Từ thời Hậu Hán, các học thuyết triết học cổ đại được tổng hợp thành Dịch lý” (Trong đó có sự tổng hợp của ngũ hành, âm dương, bát quái), hệ thống triết học đầu tiên của Trung Quốc. Từ Dịch học mà nảy sinh xuất hiện thuyết Bát quái, không tồn tại trong đời sống tinh thần triết học Trung Quốc như những học thuyết độc lập nửa, chúng trở thành những yếu tố cơ bản tạo thành cấu hình thế giới quan Trung Quốc”. Vì thế quan điểm và sự hiện diện của Ngũ hành không mất đi, nó vẫn tồn tại và thể hiện trong những lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội Trung Quốc: y học, sấm vĩ học, mệnh lý học (bói toán), nhân tướng học, dự đoán dịch học.

Một học giả Trung Quốc khác là Ông La Hào (La Hào, Sự khác nhau

giữa triết học Trung Quốc và triết học phương Tây, Nxb. Tư tưởng Bắc Kinh,

2009) [35] lại khẳng định về việc không biến mất của các thành tố trong cấu hình thế giới quan Trung Quốc. Ông viết: “gọi là cấu hình thế giới quan triết học Trung Quốc, chứ không phải là hệ thống thế giới quan triết học như của phương Đông, vì thế giới quan triết học Trung Quốc luôn thay đổi cấu trúc,

thiết chế bởi sự vận động của các thành tố trong cấu trúc và thiết chế đó. Chẳng hạn thuyết Ngũ hành, một thành tố trong cấu hình thế giới quan triết học Trung Quốc, luôn động, lúc ẩn, lúc hiện – nó dường như có, dường như không trong vai trò của nó đối với thế giới quan Trung Quốc và chưa bao giờ kể cả hiện nay nó biến mất trong cấu hình đó”.

Có thể nói, ở thời hậu Hán, học thuyết Ngũ hành phát triển gắn liền với sấm vĩ học, Nhân tướng học, Y học, Mệnh lý học, Lý học…

Sấm vĩ học

Sấm và vĩ là hai loại khác nhau, sấm là ẩn ngữ lạ lùng trá ngụy nhằm dự đoán việc cát hung, nói trước sự việc xảy ra về sau. Vĩ là giải thích Kinh Dịch, là nhánh của kinh nhưng dần dần Vĩ thư biên soạn thần bí hóa với lời lẽ yên vong trở nên giống sấm ở chỗ hoang đường [52, tr.85-88]. Các Kinh học gia đời Tây Hán lấy lời nói của Âm dương gia để giải thích kinh điển Nho

gia. Kinh Dịch càng dễ tiếp nhận cách giải thích theo quan điểm của Âm

dương gia. Cái gọi là Dịch vĩ đã theo phương hướng này mà giải thích Kinh Dịch. Kể từ nửa sau đời Tây Hán có Vĩ thư xuất hiện. Chữ vĩ (nghĩa gốc là đường chỉ ngang của tấm vải) được dùng để đối ứng với chữ kinh (nghĩa gốc là đường chỉ dọc của tấm vải). Ngoài Vĩ thư còn có Sấm thư. Tùy Thư kinh

tịch chí nói: “Cũng có kẻ bảo rằng: Khổng Tử đã biên soạn Lịch Kinh để nói

rõ đạo của trời và người rồi, nhưng biết đời sau không thể hiểu được ý nghĩa của chúng, nên lập riêng Vĩ thư và sấm thư để lưu lại đời sau.

Vĩ và Sấm thường được gọi chung là sấm vĩ. Kỳ thực chúng là hai loại khác nhau. Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu nói: “Phần lớn Nho gia gọi chung là sấm vĩ, kỳ thực sấm là sấm, mà vĩ là vĩ, chẳng phải một loại. Sấm là ẩn ngữ lạ lùng trá ngụy nhằm dự đoán việc cát hung; Sử ký (Tần Bản Kỷ) nói Lư Sinh tâu lên vua những lời lẽ của Lục đồ, việc này đánh dấu sự khởi đầu của sấm. Vĩ là một chi nhánh của Kinh, nhằm diễn giải ý nghĩa phụ. Sử ký

(Tự Tự) trích dẫn Kinh Dịch rằng: “Sai một ly, đi ngàn dặm”. Hán thư (Cái

chung; thời Tam vương thiên hạ là của một nhà”. Các nhà chú giải đều xem đó là văn của Dịch vĩ. Từ đời Tần và đời Hán đến nay, ngày càng xa thánh nhân [Khổng Tử], nên Nho gia suy diễn rồi luận thuyết, mỗi người tự viết sách, ý tứ khác xa với kinh nguyên thủy. Chẳng hạn như Phục Sinh viết

Thượng Thư đại truyện, Đổng Trọng Thư viết Xuân thu phồn lộ và viết về

Âm Dương, Nếu ta khảo sát văn thể của các sách ấy thì biết chúng là Vĩ thư. Chúng đặc biệt nổi tiếng với tên của tác giả, cho nên không thể gán cho Khổng Tử đã viết. Những sách khác do tư nhân biên soạn, dần dần hỗn tạp, và lấy lý thuyết thuật số mà nói. Chúng chẳng cho biết tác giả là ai, mà còn phụ họa để thần bí hóa thuyết ấy. Lâu ngày truyền lại chúng càng mất tinh túy, lại còn tăng thêm lời lẽ yêu vọng, dần dần vĩ thư hợp làm một với sấm thư”.

Hậu Hán thư chép việc Trương Hành dâng sớ lên vua rằng: “[Các

sách] nói trước sự việc gì sẽ xảy ra về sau […[ gọi là sấm thư. Khi sấm thư bắt đầu xuất hiện, rất ít người biết nó […]. Kể từ Hán Thành Đế và Hán Ai Đế (6-1 tr.CN) trở đi thì người ta mới bắt đầu nghe nói về chúng […]. Dường như chúng là do bọn bình dân hư ngụy [ghi chép] làm tư liệu để người đời chú ý”.

Sấm thưVĩ thư không thể bàn luận chung với nhau. Tuy nhiên phần

hoang đường trong Vĩ thư quả thực có thể xếp vào loại sấm. Cả hai loại sách này đều là một loại sản phẩm từ một xu hướng chung của thời đại.

Như vậy, sấm và vĩ đều dựa vào Kinh Dịch Ngũ hành để giải thích dự đoán việc sẽ xảy ra nhưng về phần hoang đường. Cùng phương thức dự đoán việc sẽ xảy ra nhưng chính xác cụ thể hơn và cũng dựa vào Kinh Dịch ngũ hành đó là môn dự trắc học Chu Dịch hay còn gọi là dự đoán Dịch học, còn gọi là phép dự đoán Dịch học, còn gọi là phép dự trắc lục hào.

Nhân tướng học (Thái Luận Thi, Chu Tước Nhi (dịch), Mệnh, Mộ

Phong thủy yếu quyết, 2010, Nxb Thời đại, Hà Nội, 151,152, tr.164-167].

Từ thời Chiến Quốc đến đầu đời Hán, nhất là khi bước vào thời nhà Hán, tướng học đã trở thành một bộ môn có hệ thống lý luận đặc thù. Những

sách tướng thư và tướng sĩ như: Đường Cử, Hứa Phụ. Đến Tây Phổ, Lý Đường, nhất là sau Bắc Tống thì các sách tướng thuật đồng loạt ra đời như:

Ma y tướng pháp, Liễu Trang tướng pháp, Toàn tập thần tướng, Tướng thủy kính, Tướng lý khắc chân…

Từ thời Xuân thu đến thời Minh Trị xuất hiện rất nhiều danh nhân văn hóa như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Vương Sung, Lý Bạch, Tô Võ, Tư Mã Quang, Hoàn Tôn Nghĩa… cùng nghiên cứu về tướng học. Mạnh Tử để lại cách ngôn mà không ít người biết đến; Tuân Tử với Phi tưởng; Vương Sung với Luận hành, trong đó có tập Tướng cốt; Tư Mã Quang có tập Tư Mã thông giám.

Trong Thủy kính tập, Lý Bạch đã lấy một ví dụ làm mọi người kinh ngạc: Khi Quách Tử Nghĩa còn là một binh sĩ, Lý Bạch qua tướng mạo của người này mà cho đây là bậc tráng sĩ; hình, thần, sắc, lực đều có dư; tính tình nhân đức. Đúng như lời Lý Bạch nói, Quách Tử Nghĩa trị an loan lạc, trở thành vị tướng nổi tiếng.

Đến thời nhà Thanh, tướng học trở nên thực dụng, đơn giản hơn và bắt đầu được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó, tướng thuật cũng trở thành công cụ cho rất nhiều những đạo sĩ giang hồ lừa gạt mọi người. Họ chỉ hiểu biết sơ lược tướng thuật, thiếu kiến thức cơ bản về tướng thuật, thậm chí còn xuyên tạc, tuyên truyền không đúng sự thật. Tướng học vì thế mà bị trượt dốc, tiếng xấu ngày càng lan xa.

Tướng thuật dần dần rời bỏ những yếu tố thần bí, mê tín, dùng con mắt khoa học để thẩm định lại giá trị xã hội của nó, để con người chú ý hơn và có cái nhìn đúng đắn hơn về bộ môn khoa học đoán biết vận mệnh.

Học thuyết Ngũ hành vận dụng cụ thể vào việc phân loại tướng học; chẳng hạn, khi xem xét người hình Kim ta thấy: khuôn mặt có dạng thức vuông vắn, sắc da trắng, ngũ quan ngay ngắn và phần lớn có dạng vuông, thân hình trung bình, không gầy, không béo, xương thịt rắn chắc và cân đối nhau;

người hình Kim thường có cá tính kiên cường, bảo thủ, thẳng thắn, có lập trường chính kiến, rõ ràng không a dua theo số đông.

Đặc tính nổi bật nhất ở người hình Mộc là khuôn mặt đầy đặn ở phần trên, phía dưới khuôn mặt và thân hình đều có dạng thon dài, râu tóc thanh tú, tao nhã, màu da hơi xanh nhưng tất cả đều ngay ngắn.

* Học thuyết Ngũ hành với y học

Thời kỳ Hậu Hán, nền y học Trung Quốc đã đạt được những bước phát triển mới, y học đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào tục lệ thờ cúng và bói toán. Người ta đã phát hiện ra hàng trăm cây thuốc và đã phân loại ra được công năng, chủ trị các bệnh khác nhau. Sách Thần nông bản thảo (ra đời vào khoảng thế kỷ I sau CN) có thể được coi là cuốn sách kinh điển về dược học sớm nhất của người Trung Quốc cổ đại, hiện còn được lưu giữ”. Bộ sách đã đề cập tới 365 loài dược vật, trong đó có 252 loài thực vật, 67 loài động vật, 46 loại khoáng vật… Ngoài việc phân loại dược vật, trong cuốn sách trên đã trình bày khái quát lý luận về dược học như sự phối hợp giữa các vị thuốc, cách bào chế, liều lượng và cách sử dụng… Những điều đó đã đặt cơ sở cho sự phát triển lý luận Dược học về sau này [56, tr.305].

Bên cạnh những hiểu biết về dược học thì nhiều thành tựu y học của Trung Quốc cổ đại cũng được khẳng định. Các thầy thuốc đương thời đã có hiểu biết sâu sắc về hệ thống các kinh lạc, huyệt hội về giải phẫu các cơ quan, các chức năng sinh lý cũng như các biểu hiện bệnh lý trong cơ thể con người. Họ đã biết tới mối quan hệ của sự thay đổi khí hậu môi trường, điều kiện sinh hoạt ăn uống với sự phát sinh các loại bệnh tật trong cơ thể con người. Chẳng hạn, sách Lễ ký, thiên Nguyệt lệnh nói: “ Tháng giêng mà khí hậu mùa thu (tức khí hậu phát sinh trái mùa) thời nhân dân bị dịch”. Lại nói: “Tháng trọng đông (tháng 11) mà đất bùn lầy, thời nhân dân bị dịch” [51, tr.74].

Về phương pháp chữa bệnh, ngoài các phương pháp chữa trị bằng thuốc (thuốc thang, thuốc tán, thuốc đắp), thời kỳ này người Trung Quốc đã biết tới các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu (châm

kim, đốt mồi ngảu), xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh v.v…Nhiều thầy thuốc nổi tiếng đã xuất hiện như Biển Thước (401-310 tr.CN), người nước Tề, là thầy thuốc giỏi về y thuật. Ông đã biết kết hợp kinh nghiệm thực tiễn của bản thân với kinh nghiệm của người xưa để xây dựng nên một hệ thống các phương pháp chẩn đoán bệnh tật gọi là “Tứ chẩn” gồm: vọng, văn, vấn, thiết (xem, nghe, hỏi, sờ nắn và bắt mạch). Các phương pháp chẩn bệnh do ông xây dựng đã trở thành các phương pháp kinh điển của Đông y học hiện nay. Thuần Vu Ý (205-137 tr.CN), là thầy thuốc nổi tiếng thời Tây Hán. Ông không chỉ đi sâu nghiên cứu các phương pháp vọng, văn, vấn, thiết do Biển Thước trước đây đã đề ra, mà còn đề cao và sử dụng một cách hiệu quả đối với các phương pháp đó. Ông cũng là người đầu tiên đề xướng ra “y án” (một phương pháp ghi chép bệnh án nhằm theo dõi và tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh hết sức khoa học). Đến thời Đông Hán, xuất hiện ngày càng nhiều thầy thuốc trứ danh khác, trong đó phải kể tới các thầy thuốc rất giỏi, nổi tiếng như Hoa Đà (140-208), một thầy thuốc có trình độ y thuật toàn diện, Ông rất giỏi về ngoại khoa và thủ thuật (mổ xẻ), là người đầu tiên sử dụng thành công và ứng dụng rộng rãi thuốc gây mê giúp cho người bệnh không có cảm giác đau đớn trong khi đang tiến hành phẫu thuật mà ông gọi là “ma phí tán”. Ông được người đời sau tôn xưng là “ngoại khoa thánh thử”, “ngoại khoa tỵ tổ”. Trương Trọng Cảnh là người sống cùng thời với Hoa Đà, ông không chỉ là một thầy thuốc trứ danh mà còn là một nhà lý luận học vĩ đại. Tổng kết kinh nghiệm của người xưa, đặc biệt là dựa vào lý luận của sách Nội Kinh đã ra đời không lâu trước đó, Trọng Cảnh đã viết nhiều tác phẩm lý luận y học quan trọng, trong đó có hai tác phẩm y học nổi tiếng là “Thương hàn

tạp bệnh luận” và “Kim quỹ yếu lược” là những quyển sách có giá trị trong

“Y học Bảo khố” của Trung Quốc. Trọng Cảnh còn được ví như là một trong những nhà y học ‘tối vĩ đại” của Trung Quốc xưa” [81, tr.17].

Về tổ chức y học, từ cuối Chiến Quốc, người Trung Quốc cổ đại không chỉ biết phân loại nguyên nhân, từ đó chia ra các loại bệnh tật, mà họ

còn biết tổ chức đào tạo và phân các thầy thuốc ra từng chuyên khoa. Thời kỳ này, nhà nước đã đặt ra các chế độ y vụ (tổ chức quản lý y tế ở cấp nhà nước) gọi là “y sư”. Đến đời Tần, Hán, tổ chức này gọi là “Thái y lệnh thừa”. Sách

Hậu Hán thư, thiên Bách quan chí viết: “Thái y lệnh một người, 600 thạch,

cai quản các thầy thuốc. Dược thừa, phương thừa, hai người. Dược thừa coi về dược phẩm; phương thừa coi về phương thang đều thuộc thiếu phủ” [56, tr.113].

Nói chung, Y dược học cuối Chiến Quốc đã phát triển đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, phần lớn kiến thức y học đương thời đều phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng thầy thuốc. Vấn đề đặt ra cho nền y học lúc bấy giờ là cần phải có sự tổng kết và đúc rút kinh nghiệm đã đạt được từ trước tới nay để hình thành một hệ thống lý luận cho phù hợp nhằm định hướng và thúc đẩy nền y học tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của thuyết Âm dương – Ngũ hành sau khi đã được kết hợp làm một trong thời kỳ này cũng thôi thúc mạnh mẽ các nhà y học Trung Quốc, đặt ra vấn đề tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh của người xưa thành lý luận y học. Bởi trong thực tế, tính chất bao quát và vai trò phương pháp luận khoa học của học thuyết triết học này là cơ sở quan trọng cho phép các nhà y học có cái nhìn khái quát hơn, đối với các vấn đề y học đương thời. Chính trong các điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử và văn hóa tư tưởng ấy đã cho ra đời tác phẩm

Hoàng đế nội kinh, một tác phẩm kinh điển lý luận y học sớm nhất của Trung

quốc cổ đại đồng thời cũng là một tác phẩm điển hình về sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành trong việc giải thích các vấn đề y học.

* Học thuyết Ngũ hành với Mệnh lý học

Từ quan niệm thiên mệnh đến thuật số: sự chuyển biến của mệnh lý học truyền thống Trung Quốc

Mệnh lý học truyền thống Trung Quốc có nguồn gốc từ thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ, coi thuyết “thiên mệnh” là hạt nhân lý luận. Ngay từ thời Ân, Chu, thuyết thiên mệnh đã rất phổ biến. Dựa vào những câu văn bói khắc

trên xương thú và những lời văn khắc trên đồ cúng tế trên những cổ vật được khai quật có thể biết rằng: giai cấp thống trị đương thời tự xưng là “nhận mệnh từ trời”, biến những ý muốn của mình thành mệnh lệnh của trời và gọi đó là “thiên mệnh”.

Đến thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc, quan niệm thiên mệnh có thêm

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 67 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)