Sự biểu hiện của Ngũ hành trong tự nhiên,

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 106 - 121)

7. Kết cấu của luận án

2.1.2.Sự biểu hiện của Ngũ hành trong tự nhiên,

CON NGƯỜI

Đầu tiên là sự biểu hiện Ngũ hành trong giới tự nhiên như sau: Về màu sắc, theo Nội kinh, sắc chân tạng của can là “xanh như cỏ tươi”, tỳ là “vàng như chỉ thực”, tâm là “đỏ như máu”, thận là “đen như mồ hóng”. Sắc chân tạng tượng trưng tình trạng tinh khí tạng phủ sắp tuyệt.

Ngũ hành có quan hệ về thái độ con người, về khí hậu, mùa trong năm và quát trình phát triển như sau:

Nội kinh ghi rằng: “Trong giới tự nhiên có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu,

Đông đắp đổi. Có năm hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy biến hóa khác nhau. Từ đó sinh ra khí phong, thử, thấp, táo, hàn, nó ảnh hưởng tới vạn vật rồi làm nên quy luật sinh, trưởng hóa, thu, tàng. Trong con người cũng vậy, chức năng sinh lý của ngũ tạng trong cơ thể cũng có thể sinh ra năm thứ hoạt động tinh thần (giận, mừng, lo, buồn thương, sợ). Can chủ giận, tâm chủ mừng, tỳ chủ lo, phế chủ buồn thương, thận chủ sợ […]”.

Về quá trình phát triển, theo kinh điển xưa: Ngũ hành được thể hiện ra các mùa và chúng luôn lien hệ, tương tác với nhau. Chẳng hạn, mùa Xuân chủ sinh, nhưng sở dĩ mà có được công dụng của “Sinh” thực ra cũng nhờ cái công bế tàng của mùa Đông vậy; mùa Hạ chủ trưởng, sở dĩ có cái công dụng

của trưởng chính là nhờ cái công phá trần của mùa Xuân; mùa Thu chủ thâu, sở dĩ có được cái công dụng thâu súc, chính là nhờ cái công trưởng dưỡng của mùa Hạ; mùa Đông chủ bế tàng, sở dĩ được cái công dụng bế tàng, chính là nhờ cái công thành thục của mùa Thu.

Ngũ hành với phương hướng:

5 + 2 = 7 5 + 4 = 9 5 + 3 = 8 5 + 1 = 6

Sơ đồ trên cho ta thấy rằng, vòng tròn trắng ở trong hình là Dương số (1,3,5,7,9), vòng tròn đen là Âm số (2,4,6,8,10).

Dương số 1 và Âm số 6 (1 số chẵn phối với 1 số lẻ) cùng ở về phương Bắc.

Tương tự, tiếp theo một số chẵn phối với 1 số lẻ, ta có các số ứng với các phương như: số 2,7 ứng với phương Nam; số 3,8 ứng với phương Đông; số 4,9 ứng với phương Tây; số 5,10 ứng với Trung ương.

Năm hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy do số chẵn lẻ Âm Dương như thế mà sinh thành ở 5 phương Bắc, Nam, Đông, Tây, Trung ương.

Ngũ hành với khí hậu

Xem ở Trời có 5 khí là phong, hàn, thử, thấp, táo. Thuốc có 5 tính là hàn, nhiệt, ôn, lương và bình. Người có 5 tạng là tâm, can, tỳ, phế, thận. Huyệt có tinh, vinh, du, kinh, hợp. Nếu chỉ dùng 2 chữ Âm Dương thì không đủ để quy nạp, vậy phải dùng đến cả ngũ hành.

Ngũ hành với thời tiết

Mùa Xuân là thời kỳ phát triển, đó là lúc mà vạn vật trỗi dậy để hướng vinh, sinh lý của thực vật lúc này là lúc tối thịnh, bởi thế, cổ nhân mới dùng chữ Mộc để đại biểu cho mùa xuân. Mùa Hè nóng nực, sức nóng của cả năm đến đây là cực độ, bởi thế nên dùng chữ Hỏa để đại biểu cho mùa hạ. Mùa thu cây vàng lá rụng, có cái khí túc sát chẳng khác gì khung cảnh tàn phá sau trận chiến tranh, bởi thế mới dùng chữ Kim để biểu thị cho mùa thu. Khí của mùa đông lạnh lẽo, mà nước cũng lạnh, mùa đông lại đối lập với mùa hè, thành dùng chữ Thủy để đại biểu cho mùa đông. Còn “Hạ chí nhất âm sinh”, đó là phần Trung ương của cả một năm, khí hậu lúc ấy có nhiềuthấp khí, bởi thế nên dùng chữ Thổ để đại biểu cho mùa hạ.

Nói rằng mộc sinh hỏa, đó là mùa xuân hết thì hạ kế tiếp. Hạ vốn sinh từ trong mùa xuân. Hỏa sinh thổ, đó là chỉ thấy tháng 3 của mùa hạ tức là trưởng hạ, Trưởng hạ vốn sanh ra trong mùa hạ; thổ sinh kim đó là chỉ lúc trưởng hạ hết thì mùa thu kế tiếp, mùa thu vốn sinh từ trong trưởng hạ.

Ngũ hành với quẻ dịch

Các quẻ, tượng của Dịch có thể được Ngũ hành hóa hay ngược lại, có thể dịch hóa Ngũ hành :

* Quẻ Ly

Quẻ Ly tựa như miệng lò, trong lò thì có lửa, tượng trưng cho vui vẻ, nóng, vậy quẻ Ly tương ứng với hành Hỏa.

Quẻ Khảm tựa như nước, hiểm trở, khó khăn nên quẻ này tương ứng với hành Thủy.

* Quẻ Cấn

Quẻ Cấn là ngọn núi (đất) hợp với hành Thổ. Quẻ Khôn

Khôn là đất, cũng hợp với hành Thổ. * Quẻ Càn

Quẻ càn là cứng rắn, cao hợp với hành Kim. Quẻ Đoài

Đoài là đầm cũng thuộc hành Kim * Quẻ Chấn

Quẻ Chấntượngtrưngcho sự năng động, sự sống nên hợp với hành

Mộc.

Quẻ Tốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốn là gió, thuộc hành Mộc.

Ngũ hành với âm thanh

Can mộcthể hiện ra âm thanh bên ngoài với con người là tiếng hét, thét.

Tương tự, Ngũ hành thể hiện âm thanh tiếp sau ta có tâm hỏa là tiếng cười; tỳ thổ là tiếng hát; phế kim là tiếng khóc; thận thủy là tiếng rên.

Ngũ hành với thời gian trong một ngày:

Can mộc tương ứng với thời gian trong ngày là buổi sáng. Tương tự, Ngũ hành thể hiện thời gian trong một ngày tiếp sau, tâm hỏa là buổi trưa, Tỳ thổ là xế trưa, Phế kim là hoàng hôn, Thận thủy là nửa đêm.

Ngũ hành với các con số Hà đồ

Hành Mộc tương ứng số 3, hành Hỏa tương ứng số 2, hành Thổ tương ứng số 5, hành Kim tương ứng số 4, hành Thủy tương ứng số 1.

Về cửu cung với học thuyết Ngũ hành được thể hiện như sau:

Hành Hỏa tương ứng với số 9 Hành Thổ tương ứng với số 5,8,2. Hành Kim tương ứng với số 7,6. Hành Thủy tương ứng với số 1.

Ngũ hành tương ứng với các giai đoạn phát triển Âm Dương

Hành Mộc tương ứng ở giai đoạn sinh Dương cực. Tương tự tương ứng tiếp theo, hành Hỏa là giai đoạn hoàn chỉnh Dương cực; hành Thổ là giai đoạn Âm Dương cân bằng; hành Kim là giai đoạn sinh Âm cực; hành Thủy là giai đoạn hoàn chỉnh Âm cực.

Ngũ hành với tình trạng năng lượng các sự vật hiện tượng

Hành Mộc tương ứng với năng lượng của sự vật hiện tượng ở tình trạng nảy sinh. Tương ứng tiếp theo, hành Hỏa ứng với tình trạng mở rộng; hành Thổ ứng với tình trạng cân bằng; hành Kim ứng với tình trạng thu nhỏ; hành Thủy ứng với tình trạng bảo tồn.

Ngũ hành với các quả tử

Hành Mộc tương ứng với quả mận. Tương tự, tương ứng quả tử tiếp theo, hành Hỏa là quả mơ; hành Thổ là quả táo, chà là; hành Kim là quả đào; hành Thủy là hạt dẻ.

Ngũ hành với ngũ cốc

Hành Mộc tương ứng với lúa mì. Tương tự, tương ứng tiếp theo, hành Hỏa ứng là đậu; hành Thổ là gạo; hành Kim là hạt gai dầu; hành Thủy là hạt kê.

Ngũ hành với các tinh tú thiên văn

Hành Mộc tương ứng với tinh tú thiên văn là Mộc tinh (Tuế tinh). Tương tự, tương ứng tiếp theo, hành Hỏa là Hỏa tinh (Huỳnh tinh); hành Thổ là Thổ tinh (Trấn tinh); hành Kim là Kim tinh (Thái Bạch); hành Thủy là Thủy tinh (Thần tinh).

Ngũ hành với thế đất trong lĩnh vực địa lý

Hành Mộc trong lĩnh vực địa lý tương ứng với thế đất dài. Tương tự, tương ứng tiếp theo là hành Hỏa thế đất nhọn; hành Thổ thế đất vuông; hành Kim thế đất tròn; hành Thủy thế đất ngoằn ngoèo.

Ngũ hành với trạng thái phát triển của các sự vật

Hành Mộc thể hiện sự phát triển ở trạng thái Sinh. Tương tự, thể hiện sự phát triển ở trạng thái tiếp theo, hành Hỏa là Trưởng; hành Thổ là Hóa; hành Kim là Thâu; hành Thủy là Tàn.

Ngũ hành với vật biểu hiện

Hành Mộc tương ứng với vật biểu hiện là thanh long. Tương tự, sự tương ứng với vật biểu hiện tiếp theo, hành Hỏa là chu tước; hành Thổ là kỳ lân; hành Kim là bạch hổ; hành Thủy là huyền vũ.

Ngũ hành với ngũ tân

Hành Mộc tương ứng với dịch tân là dịch mật. Tương tự, sự tương ứng với dịch tân tiếp theo, hành Hỏa là mồ hôi; hành Thổ là nước dãi; hành Kim là nước mắt; hành Thủy là nước tiểu.

Ngũ hành với bốn mùa

Hành Mộc tương ứng với mùa xuân. Tương tự, sự tương ứng với mùa tiếp theo, hành Hỏa là mùa hạ; hành Thổ là trưởng hạ, cuối mùa; hành Kim là mùa thu; hành Thủy là mùa đông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngũ hành với không khí, thời tiết

Hành Mộc tương ứng với không khí thời tiết ấm. Tương tự, sự tương ứng với thời tiết tiếp theo, hành Hỏa là nóng; hành Thổ là ẩm; hành Kim là mát; hành Thủy là lạnh.

Ngũ hành biểu hiện trong lịch sử xã hội Trung Quốc cổ đại

Mộc khí thắng thì nhà Hạ. Tương tự, vì khó thắng các nhà tiếp theo, hành Hỏa là nhà Chu; hành Thổ là Hoàng Đế; hành Kim là nhà Thương; hành Thủy là nhà Tần.

Vận dụng Ngũ hành vào giải thích các lĩnh vực xã hội, màu sắc, sự vật tương thích với ngũ hành, các Âm Dương gia cho rằng quá trình vận động, biến chuyển của lịch sử xã hội loài người cũng bị chi phối bởi năm thế lực vật chất ấy và phải tuân theo sự biến hóa của ngũ hành. Họ cho rằng sự tiêu vong và sự xuất hiện của mỗi triều đại vua chúa trong lịch sử đều là sự thể hiện của một thứ thế lực ngũ hành và sự phát triển của lịch sử là theo trình tự “Ngũ hành tương thắng”. Họ nói thời Hoàng Đế là “khí đất thắng”, triều đại nhà Hạ thay thế cho thời kỳ Hoàng Đế là tuân theo quy luật “mộc thắng thổ”, triều đại nhà Ân – Thương lật đổ triều đại nhà Hạ là thể hiện quy luật “kim thắng mộc”, triều đại nhà Chu lật đổ triều đại nhà Ân là thể hiện quy luật “hỏa thắng kim”. Và họ xem thời đại bấy giờ là thời đại “thủy thắng hỏa”, cho nên “thủy đức” là đức của nhà Tần. Họ yêu cầu bọn thống trị phải sắp đặt chính sách cai trị ứng với “điềm trời” báo trước hiện ra qua các hiện tượng của tự nhiên, tuân theo quy luật biến hóa của ngũ hành. Sách Lã thị xuân thu, VIII, 2, viết: “Phàm đế vương sắp lên ngôi, trời trước hiện điềm lành báo cho thiên hạ. Thời Hoàng Đế nói “Khí đất thắng”, khí đất thắng nên chuộng sắc màu vàng, việc phỏng theo hành thổ. Đến đời vua Vũ nhà Hạ, trời trước hiện ra cỏ cây, thu đông không chết. Vua Vũ nói: “Khí gỗ thắng”, khí gỗ thắng nên chuộng sắc màu xanh, việc phỏng theo hành mộc. Đến thời vua Thang người sáng lập ra nhà Thương, trời trước hiện ra lưỡi dao trong nước. Vua Thang nói: “Khí kim thắng”, khí kim thắng nên chuộng sắc trắng, việc phỏng theo hành kim. Đến đời vua Văn người sáng lập ra nhà Chu, trời trước hiện ra lửa, quạ đỏ ngậm sách đỏ, đậu tại đền xã nhà Chu. Vua Văn nói: “Khí hỏa thắng”, khí hỏa thắng nên chuộng sắc màu đỏ, việc phỏng theo hành hỏa.

Thay cho lửa là nước. Trời lại hiện ra khí nước thắng. Khí nước thắng nên chuộng sắc màu đen, việc phỏng theo hành thủy. Khi vòng đã đủ, lại bắt đầu từ hành thổ…” (Lã thị xuân thu, VIII, 2).

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên cũng nói: “Tần Thủy Hoàng xét việc năm đức lần lượt thay đổi nhau, nên cho nhà Chu được “hỏa đức”, nhà Tần thay

thế nhà Chu thì phải theo cái đức mà hành hỏa không thắng được. Cho nên, từ nay “thủy đức” là đức bắt đầu của nhà Tần, mọi việc phỏng theo hành thủy, đổi đầu năm, việc triều cống chúc mừng bắt đầu từ mồng một tháng mười. Áo quần, cờ tiết, cờ mao đều dùng màu đen, lấy số sáu làm đơn vị, các phù và các mũ đều dài sáu tấc, trục xe sáu thước, sáu thước làm một bộ, đi xe sáu ngựa, sông Hoàng Hà đổi tên thành Đức Thủy. Cai trị thì cứng rắn nghiêm nghị, gay gắt, sâu sắc, mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạch, không dùng nhân đức, lễ nghĩa. Có thế mới hợp với con số năm đức” […].

Ngũ hành với thú loài động vật tương ứng

Can mộc tương ứng với loài động vật thuộc loài có vảy.`Tương tự, sự tương ứng với loài động vật: thuộc loài tiếp theo, hành hỏa là loài lông vũ; hành thổ là loài da nhẵn; hành kim là loài lông mao; hành thủy là loài mai cứng.

Ngũ hành với các nốt tân nhạc

Hành Mộc tương ứng tân nhạc với nốt Mi. Tương tự, sự tương ứng tên nhạc với các nốt tiếp theo, hành Hỏa là Sol; hành Thổ là Đô; hành Kim là Ré; hành Thủy là La.

Ngũ hành với Ngũ đức

Hành Mộc tương ứng với đức Nhân. Tương tự sự tương ứng các đức tiếp theo, hành Hỏa là Trí; hành Thổ là Tín; hành Kim là Nghĩa; hành Thủy là Lễ.

Ngũ hành biểu hiện ra ngũ đức và ngũ chí (cảm xúc)

Hành mộc biểu hiện ra đức Nhân và cảm xúc là giận. Tương tự sự biểu hiện các đức và các cảm xúc tiếp theo, hành hỏa là Trí và mừng; hành thổ là Tín và lo; hành kim là Nghĩa và buồn; hành thủy là Lễ và sợ.

Ngũ hành biểu hiện ra tình cảm và thái độ

Hành mộc biểu hiện ra tình cảm hô hào, cổ súy và thái độ giận dữ. Tương tự, sự biểu hiện ra tình cảm và thái độ tiếp theo, hành hỏa là yêu thương và vui, mừng rỡ; hành thổ biểu hiện là thơm thảo, cổ súy và thái độ

suy nghĩ; hành kim biểu hiện là luyến tiếc và buồn thương; hành thủy biểu hiện là thủ thỉ, yếu ớt và sợ hãi.

Sau cùng, vận dụng Ngũ hành vào con người.

Ngũ hành với tạng, huyệt của Âm kinh và Dương kinh

Vì thế không trách gì cổ nhân đã theo Tứ thời khí thọ bệnh cũng phải coi chính khí đang ở sâu hay cạn để chẩn đoán, cho nên người dùng châm khi trị bệnh phải theo đúng sự sâu cản khí của Tứ thời để mà chọn huyệt sâu hay cạn. Mùa xuân châm huyệt Tỉnh, mùa Hạ châm huyệt Vinh, mùa Quí Hạ châm huyệt Du, mùa Thu châm huyệt Kinh, mùa Đông châm huyệt Hợp, vì mùa xuân châm huyệt Tỉnh đó là tà khí đang ở tại Can, mùa Hạ châm huyệt Vinh đó là tà khí đang ở tại Tâm, mùa Quí hạ châm huyệt Du đó là tà khí đang ở tại Tỳ, mùa Thu châm huyệt Kinh đó là tà khí đang ở tại Phế, mùa Đông châm huyệt Hợp đó là tà khí đang ở tại Thận. Sự biểu hiện của bệnh tật rất đa dạng, sự vận hành của Tứ thời có độ số của chúng nhưng đều gắn liền với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Ôn thuộc Mộc, nhiệt thuộc Hỏa, lương thuộc Kim, hàn thuộc Thủy, bình thuộc Thổ. Trong Âm kinh: tĩnh thuộc Mộc, vinh thuộc Hỏa, du thuộc Thổ, kinh thuộc Kim, hợp thuộc Thủy. Trong Dương kinh : tĩnh thuộc Kim, vinh thuộc Thủy, du thuộc Mộc, kinh thuộc Hỏa, hợp thuộc Thổ.

Ngũ hành với lục phủ

+ Đởm có quan hệ biểu lý tạng phủ với Can. Can Đởm hay phối hợp sinh bệnh và lấy bệnh ở Can là chính để chẩn đoán và chữa bệnh. Kết hợp vận dụng ngũ hành Đởm. Các triệu chứng bệnh gồm: vàng da, đau mạng sườn, khi sốt khi rét, miệng đắng nôn mửa ra nước đắng.

+ Vị có quan hệ biểu lý tạng phủ với Tỳ. Tỳ Vị hay phối hợp sinh ra bệnh và lấy bệnh ở Tỳ là chính để chẩn đoán và chữa bệnh. Kết hợp vận dụng ngũ hành của Tỳ.

Các triệu chứng gồm: đau lâm râm vùng trung quản, nôn ra nước trong, ăn mau đói, ợ chua, đầy bụng, bón.

+ Tiểu trường có quan hệ biểu lý tạng phủ với Tâm. Nếu Tâm hỏa vượng, nhiệt xuống tiểu trường gây ra các triệu chứng về Tâm hỏa kèm theo tiểu tiện ngắn đỏ, thậm chí đái buốt, đái ra máu, lỡ môi miệng. Tiểu trường và Tâm hay phối hợp sinh ra bệnh và lấy bệnh ở Tâm là chính để chẩn đoán và chữa bệnh. Kết hợp vận dụng ngũ hành của Tiểu trường.

+ Đại trường có quan hệ biểu lý tạng phủ với Phế. Phế, Đại trường hay phối hợp sinh ra bệnh và lấy bệnh ở Phế làm chính để chẩn đoán và chữa bệnh. Kết hợp vận dụng ngũ hành của Đại trường. Trên lâm sàng xuất hiện

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 106 - 121)