Nhu cầu tìm hiểu, giải thích thế giới của người Trung Quốc

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 37 - 43)

7. Kết cấu của luận án

1.1.2.Nhu cầu tìm hiểu, giải thích thế giới của người Trung Quốc

cổ đại với sự hình thành học thuyết Ngũ hành

Khi con người xuất hiện trên trái đất này, từ ngàn xưa, thì con người đã có nhu cầu tồn tại và phát triển. Muốn vậy họ cần phải hiểu, phải giải thích được thế giới chung quanh. Con người Trung Quốc thời cổ đại cũng đã có nhu cầu đó.

Cũng như một số nền triết học cổ đại khác, ngay từ thời nhà Hạ, những mầm mống đầu tiên của triết học đã xuất hiện. Nhưng do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn cực kỳ thấp kém và do sự hạn chế về năng lực nhận thức, đứng trước các thế lực của tự nhiên vô cùng mạnh mẽ luôn luôn đe dọa tới đời sống con người như sấm sét, mưa bão, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh, thú dữ, v.v.. người Trung Quốc cổ đại đã giải thích chúng bằng những biểu tượng và những quan niệm có tính chất hoang đường, thần bí. Các bằng chứng khảo cổ học đã cho thấy, ngay từ thời kỳ nguyên thủy, người Trung Quốc cổ đại đã có quan niệm về sự bất tử của linh hồn, xuất hiện các hiện tượng sùng bái, tôn thờ uy thế của những lực lượng tự nhiên, biểu tượng cho ý chí, sức mạnh huyết thống của tổ tiên bộ lạc mình.

Bước sang giai đoạn tiếp theo, dưới các triều đại Ân Thương, Tây Chu, thế giới quan thần thoại tôn giáo, duy tâm chủ nghĩa trở thành hình thái

ý thức chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần xã hội. Tư tưởng thờ Trời (Thượng đế), đề cao vai trò của Thiên tử (vai trò của các bậc vua chúa trong xã hội) đã thành ý thức thường trực và chi phối hành vi của rất nhiều người trong xã hội.

Trải qua hành động thực tiễn lâu dài, những tri thức khoa học mà nhân dân Trung Quốc lần lượt đạt được, bước sang thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc đã góp phần thúc đẩy đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Hơn thế nữa, nó đã góp phần phát triển trình độ nhận thức, làm cơ sở cho thế giới quan triết học nảy nở và phát triển sau này.

Chính trong thời đại lịch sử biến đổi toàn diện và sâu sắc đó đã đặt ra các vấn đề triết học, chính trị - xã hội, luân lý đạo đức, pháp luật, quân sự, ngoại giao… và đã kích thích trí tuệ con người, khiến các bậc danh sĩ đương thời quan tâm lý giải để tìm ra phương pháp giải quyết “cứu đời, cứu người” làm nảy sinh một loạt các nhà tư tưởng và các học phái nổi tiếng. Sự phong phú đa dạng, đan xen và có phần quyết liệt của các học phái triết học trong thời Xuân thu - Chiến quốc, khiến người ta phải gọi đó là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà nhiều thầy), có khi gọi là thời kỳ “Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng” (Trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở).

Như vậy có thể nói, chính các điều kiện về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội đầy biến động và phức tạp của thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc đã làm cho các tư tưởng triết học của Trung Quốc cổ đại vốn bắt nguồn từ thần thoại và tôn giáo thời cổ, đến thời kỳ này đã được hình thành bằng các hệ thống tri thức lý luận chặt chẽ. Vì vậy, nó không chỉ giữ vai trò là cơ sở của thế giới quan, nhân sinh quan mà còn là cơ sở để tạo ra phương pháp luận trong hoạt động của người Trung Quốc thời cổ.

Chính trong bối cảnh đó, một trong những học thuyết triết học duy vật Trung Quốc thời cổ đã hình thành và phát triển. Nó không chỉ để lại một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của thời kỳ “Bách gia chư tử”, mà còn có

một ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của tư tưởng triết học duy vật Trung Quốc mãi về sau, đó là thuyết Âm dương – Ngũ hành.

Học thuyết Âm dương – Ngũ hành đối lập với những quan điểm duy tâm và tôn giáo, biểu hiện những tư tưởng duy vật chất phác và có tính chất vô thần, tiến bộ, khẳng định vị trí và tác dụng hoạt động của con người trong xã hội cũng như trong quan hệ với tự nhiên. Một số nhà tư tưởng đã giải thích sự biến hóa của tự nhiên bằng sự hiểu biết về thiên văn và địa lý học. Bá Văn Dương nhân vụ địa chấn năm 780 trước công nguyên đã cho rằng, thế lực dương bị thế lực âm đè nén nên không thể lộ ra được tác dụng của nó nên sinh ra động đất (theo Quốc ngữ). Quan sử Thúc Hưng lại quan niệm những hiện tượng lạ lùng do tự nhiên sinh ra “là việc của Âm Dương”, không thể chi phối được họa phúc vận mệnh của con người (theo Tả truyện).

Nổi bật trong tất cả các tư tưởng duy vật sơ khai thời đó là quan niệm về sự tác động phối hợp của Ngũ hành, tức là năm yếu tố vật chất cơ bản đầu tiên tạo thành vạn vật vũ trụ. Đó là các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được thấy trong Kinh Thư, thiên Hồng phạm. Tư tưởng đó thể hiện rõ tính chất duy vật chất phác và biện chứng tự phát trong tư duy người Trung Quốc cổ đại, là Kinh Dịch.

Có thể nói học thuyết Ngũ hành là học thuyết triết học quan trọng trong tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại, phản ánh sự vận động biến hóa và liên hệ lẫn nhau của các sự vật trong vũ trụ qua sự liên hệ, tương tác giữa các hành chất tự nhiên cơ bản nhất là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự xuất hiện của quan niệm Ngũ hành đánh dấu bước chuyển đầu tiên trong tư duy khoa học của người Trung Quốc cổ đại nhằm thoát khỏi sự chi phối của thế giới quan thần thoại và tôn giáo truyền thống ở Trung Quốc thời đó. Tư tưởng sâu sắc của học thuyết Ngũ hành không những ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Trung Quốc cổ đại, mà còn ảnh hưởng đến quan điểm tư tưởng của hầu hết các môn phái triết học sau này.

Như vậy, dưới các triều đại Thương Ân và Tây Chu, các tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại đã được nảy sinh. Bên cạnh thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của con người, thì chính sự biến đổi của đời sống hiện thực, thực tiễn sản xuất, cải tạo xã hội đã làm xuất hiện những quan điểm có tính chất duy vật, chất phác. Đó là bước tiến quan trọng của người Trung Quốc cổ đại trong quá trình lý giải thế giới xung quanh và sự nhận thức về mình. Tuy còn hết sức thô sơ nhưng chủ nghĩa duy vật và vô thần hình thành trong thời kỳ Thương Ân và Tây Chu thực sự là tư tưởng mở đường cho sự phát triển của triết học Trung Quốc trong thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc sau này.

Phân tích về sự xuất hiện học thuyết Ngũ hành ta thấy, Cam thệ nói về lịch sử đầu đời Hạ, còn Hồng phạm nói rằng Ngũ hành là cái mà Trời ban cho Đại Vũ. Hai thiên Cam thệ Hồng phạm cho thấy rằng học thuyết Ngũ hành được nảy sinh đầu đời Hạ. Trước đây, nhiều người bác bỏ quan niệm học thuyết Ngũ hành bắt nguồn từ đời Hạ (khoảng 2205 – 1776 tr.CN), vì họ cho rằng đời Hạ chưa có kim loại. Chưa có kim loại thì chưa có cơ sở để tạo ra khái niệm về hành Kim. Tuy nhiên, những khai quật khảo cổ tại di chỉ Nhị Lý Đầu văn hóa (tương đương đời Hạ) và di chỉ Long Sơn văn hóa cho thấy đời Hạ đã biết chế tạo những vật dụng bằng đồng. Điều này cho thấy người đời Hạ đã biết luyện kim, mà Kim là một trong ngũ hành, do đó học thuyết Ngũ hành bắt nguồn từ đời nhà Hạ cũng là hợp lý.

Yếu tố đầu tiên mà người Trung Quốc cổ đại biết đến là nước (Thủy), vì sự sống nhờ nước, sau đó họ biết đến cây trái (Mộc), và ruộng đất (Thổ), trồng trọt và đặc biệt tiếp theo là sự khám phá ra lửa (Hỏa) để họ sưởi ấm và nấu chín thức ăn. Có thể thấy từ xa xưa bốn hành thủy, hỏa, mộc, thổ liên quan mật thiết với đời sống con người. Sau cùng, việc phát hiện kim loại và ứng dụng nó vào đời sống làm cho văn hóa nhân loại phát triển đáng kể.

Ngay từ đầu, học thuyết ngũ hành chỉ là năm yếu tố vật chất đơn thuần giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt và lao động của con người. Rồi sau đó

tư tưởng triết học về Ngũ hành mới được nảy sinh. Học thuyết Ngũ hành xuất phát từ thực tế cuộc sống từ thời nhà Hạ qua Cam thệ và Hồng phạm, theo thời gian nó phát triển thành lý luận triết học với học phái Âm dương gia và nhanh chóng có ảnh hưởng tới các học phái khác do tính thiết thực của nó, chi phối rất nhiều lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội, con người.

Học thuyết Ngũ hành với những tư tưởng Kinh Dịch

Từ điều kiện kinh tế, xã hội chính trị của thời Trung Quốc cổ đại, người dân có nhu cầu giải thích tự nhiên xã hội, học thuyết Ngũ hành cùng với tư tưởng Kinh Dịch là cơ sở tư tưởng duy vật đầu tiên tuy còn thô sơ nhưng đã đặt nền móng lý giải triết học khoa học cho con người. Phùng Hữu Lan có nói về Kinh Dịch trong các góc độ như sau:

“Khổng Tử nói: Dịch bắt đầu từ Thái cực. Thái cực phân ra làm hai, cho nên sinh ra trời đất. Trời đất có thời tiết xuân thu đông hạ, cho nên sinh ra bốn mùa. Mỗi mùa đều có sự phân biệt Âm và Dương, cương và nhu, cho nên sinh ra Bát quái. Bát quái được phân bố vị trí, thì đạo của trời đất thành lập, và các biểu tượng sấm, gió, nước, lửa, núi, ao đầm được ấn định. Sự phân bố của chúng là để áp dụng vào sự việc. Chấn sinh vạn vật ở hướng đông, vị trí ở tháng 2. Tốn phân tán vạn vật ở hướng đông nam, vị trí ở tháng 4. Ly tăng trưởng vạn vật ở hướng nam, vị trí ở tháng 5. Khôn nuôi dưỡng vạn vật ở hướng tây nam, vị trí ở tháng 6. Đoài thu vạn vật ở hướng tây, vị trí ở tháng 8. Càn chế tạo vạn vật ở hướng tây bắc, vị trí ở tháng 10. Khảm cất chứa vạn vật ở hướng bắc, vị trí ở tháng 11. Cấn đánh dấu khởi thủy và chung cuộc của vạn vật ở hướng đông bắc, vị trí ở tháng 12. Khí của Bát quái hết, thì bốn hướng chính và bốn hướng phụ phân minh, đạo sinh-trưởng-thu-tàng hoàn bị, các thể Âm Dương ổn định, đức của thần minh thông suốt, và vạn vật mỗi thứ hoàn thành chủng loại của mình. Chúng đều được bao gồm trong Dịch. Đức của Dịch lớn lắm thay” [52, tr.96]. Trong đoạn giải thích này lý giải sự xuất hiện của Lưỡng nghi (sự phân hai của Thái cực), bốn mùa (tương ứng với Tứ

tượng), bốn mùa cộng với âm dương ra Bát quái (8 quẻ). Tất cả Lưỡng nghi, Tứ tượng và Bát quái đều ở trong Dịch.

Ông còn nói rằng: “Thái cực phân ra rồi thì Lưỡng nghi thành lập. Dương đi xuống giao với Âm, Âm đi lên giao với Dương, sinh ra Tứ tượng. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương, thì sinh ra Tứ tượng của trời. Cương giao với nhu, nhu giao với cương, thì sinh ra Tứ tượng của đất. Từ đó, Bát quái lập thành. Bát quái tác động qua lại, rồi sau đó sinh ra vạn vật. Cho nên, một phân làm hai, hai phân làm bốn, bốn phân làm tám, tám phân làm 16, 16 phân làm 32, 32 phân làm 64” [52, tr.523].

Tổng hợp học thuyết Ngũ hànhKinh Dịch, Chu Đôn Di đã trình

bày Thái cực đồ thuyết như sau: “Vô cực cũng là Thái cực. Thái cực động thì

sinh ra Dương; động tới cực điểm thì tĩnh; tĩnh thì sinh ra Âm. Tĩnh tới cực điểm thì trở lại động. Một động một tĩnh, làm căn bản cho nhau. Phân ra Âm và Dương, thì lưỡng nghi thành lập. Dương biến Âm hợp, thì sinh ra: thủy (nước), hỏa (lửa), mộc (gỗ), kim (kim loại), thổ (đất). Ngũ khí (năm khí của ngũ hành) thuận hòa phân bố tạo ra sự vận hành của tứ thời (bốn mùa). Ngũ hành hợp nhất là Âm Dương. Âm Dương hợp nhất là Thái cực. Thái cực có gốc là Vô cực. Ngũ hành được sinh ra, mỗi hành có một tính. Cái chân của Vô cực và cái tinh của Âm Dương ngũ hành, diệu hợp thì ngưng tụ. Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ. Hai khí Âm Dương giao cảm, hóa sinh vạn vật. Vạn vật sinh sôi biến hóa vô cùng” [52, tr.506].

Như vậy, cách giải thích thế giới mới thoát khỏi tư tưởng thần quyền tôn giáo duy tâm là Kinh Dịch với các tư tưởng Vô cực hay Thái cực, lưỡng nghi hay âm dương (trời đất), tứ tượng hay bốn mùa, bát quái làm ra 64 quẻ hiệp cùng học thuyết Ngũ hành. Đó là hệ thống tư tưởng duy vật xuất phát từ thời Trung Quốc cổ đại. Chu Hy đã giải thích: “Thái cực là tiêu chuẩn tối cao của vạn vật trong trời đất”. Thái cực chính là sự tổng hòa của các Lý của vạn vật trong trời đất, cho nên mọi Lý đều có đủ trong Thái cực. Chu Tử Ngữ Loại chép:

“Thái cực, là Đạo thuộc hình nhi thượng. Âm Dương là Khí thuộc hình nhi hạ. Do đó, từ phương diện hiển hiện mà xem nó, thì tuy động tĩnh không đồng thời, Âm Dương không đồng vị, nhưng Thái cực thì chỗ nào cũng có. Từ phương diện tế vi mà xem nó, thì tuy Thái cực trống không, thâm sâu, vi tế, không hiển lộ”. [52, tr.601].

Chu Hy lại nói: “Thái cực chỉ là cái Lý của trời đất và vạn vật. Về trời đất mà nói, thì trong trời đất vốn có Thái cực; về vạn vật mà nói, trong mỗi loài mỗi thứ đều vốn có Thái cực”. “Khi chưa có trời đất thì đã có trước cái Lý ấy rồi. Có Lý ấy rồi mới có trời đất; nếu không có Lý ấy, thì không có trời đất, không có người, không có vật, đều không có gì cả. Có Lý ấy rồi, thì có Khí lưu hành, sinh ra vạn vật” [52, tr.606].

Vậy Thái cực là cái đầu tiên, tối cao trong vạn vật và có sự hiện hữu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 37 - 43)