Sự hình thành của học thuyết Ngũ hành từ thời cổ đại đến

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 43 - 67)

7. Kết cấu của luận án

1.2.1. Sự hình thành của học thuyết Ngũ hành từ thời cổ đại đến

đời nhà Hán

Học thuyết Ngũ hành thời Tam đại (Hạ - Thương – Chu)

Cũng như học thuyết Âm dương, học thuyết Ngũ hành là yếu tố cơ bản của văn hóa Trung Quốc cổ đại. Năm 1923, Lương Khải Siêu viết bài luận “Lai lịch của thuyết Âm dương Ngũ hành” (Âm dương Ngũ hành thuyết chi lai lịch). Từ đó tới nay, nhiều học giả cũng thường xuyên nghiên cứu về học thuyết này.

Học thuyết Ngũ hành nguyên thủy có từ bao giờ? Nội dung xưa nhất của nó là gì? Hai câu hỏi này từ xưa tới nay chưa được giải đáp thỏa đáng để dẫn tới một sự thống nhất được mọi người công nhận. Tư liệu tối cổ có ghi chép về Ngũ hành có lẽ là sách Thượng thư (hay Kinh Thư), trong hai thiên:

Cam thệ và Hồng phạm.

Cam thệ - một thiên thuộc Hạ thư (sách đời Hạ) chép: “Vua nói: Hỡi

các ngươi coi sáu đạo quân, ta thề bảo các người. Họ Hữu Hỗ khinh thường ngũ hành, trễ nải bỏ ba tháng chính đầu năm. Ý trời định tiêu diệt vận mệnh của họ ấy” [78, tr.108].

Hồng phạm - một thiên thuộc Chu thư (sách đời Chu) chép rằng ngũ

hành là trù thứ nhất trong chín trù Hồng phạm mà Trời đã ban cho vua Vũ: “Ông Cơ Tử nói rằng: Tôi nghe từ xưa ông Cổn làm ủng tắc đường nước lụt, rối loạn cả ngũ hành. Thượng đế cả giận, không cho chín trù Hồng phạm, luân thường vì thế phải đồi bại. Ông Cổn bị tử hình. Con ông Cổn là vua Vũ nổi lên, Trời bèn cho vua Vũ chín trù Hồng phạm, luân thường vì thế mà bày ra có thứ tự. Trù thứ nhất gọi là ngũ hành (…). Một là nước, hai là lửa, ba là các thứ gỗ, bốn là các loài kim, năm là đất. Nói về tính thì nước thấm xuống dưới, lửa bốc lên trên, gỗ có cong có thẳng, đồ kim khí tùy tay người thợ mà đổi hình, đất để cấy lúa và gặt lúa. Nước thấm xuống dưới mà mặn. Lửa bốc lên trên, vị đắng. Gỗ cong hay thẳng, vị chua. Đồ kim khí tùy tay người thợ mà đổi hình, vị cay. Lúa cấy gặt, vị ngọt” [78, tr.221 - 224].

Như vậy, Cam thệ nói về lịch sử đầu đời Hạ, còn Hồng phạm nói rằng Ngũ hành là cái mà Trời ban cho Đại Vũ. Hai thiên Cam thệ và Hồng phạm

cho thấy rằng tư tưởng ngũ hành nảy sinh đầu đời Hạ. Người cổ đại biết dùi cây (mộc) lấy lửa (hỏa), cày cấy, trồng trọt trên ruộng đồng (thổ), dùng nước (thủy) trong sinh hoạt và lao động. Có thể thấy từ xa xưa, thủy, hỏa, mộc, thổ liên quan mật thiết với đời sống con người. Việc xuất hiện kim thuộc và lợi dụng nó khiến đời sống và văn hóa nhân loại phát triển đáng kể.

Ngay từ đầu, ngũ hành chỉ là năm loại vật chất đơn thuần giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt và lao động của con người. Rồi sau đó tư tưởng triết học về Ngũ hành mới nảy sinh. Thí dụ, phân tích tính chất của năm hành: tính chất của nước (thủy) là thấm xuống chỗ thấp, tính chất của lửa (hỏa) là nóng và bốc lên cao, tính chất của gỗ (mộc) là cong hoặc thẳng, tính chất của kim là mềm khi gặp nhiệt độ cao nên vật dụng kim loại có hình dáng tùy theo bàn tay người thợ, tính chất của đất (thổ) là giúp thảo mộc sinh trưởng nên người ta trồng trọt và cày cấy trên ruộng đồng. Hoặc có thể phân tích tính chất ngũ hành theo năm vị, như thiên Hồng phạm đã nói. Tuy chúng ta không biết đích xác tư tưởng triết học về Ngũ hành bắt đầu vào thời gian nào, nhưng chắc chắn nó phải trải qua một quá trình phát triển lý luận khá dài. Từ thời của ông Cơ Tử (mà thiên Hồng phạm đề cập) tới nay, ước chừng ba ngàn năm. Do đó, có thể nói rằng tư tưởng triết học về Ngũ hành có lịch sử khoảng ba ngàn năm.

Về lai lịch của học thuyết Ngũ hành, nhiều học giả Trung Quốc hiện đại đã đưa ra rất nhiều suy đoán. Một số nhà nghiên cứu như Phạm Văn Lan

(Dữ Cố Hiệt Cương luận Ngũ hành thuyết đích khởi nguyên), Sầm Trọng

Miễn (Ngũ hành khởi tự hà thời), Kim Cảnh Phương (Tây Chu tại triết học

thượng đích lưỡng đại cống hiền), v.v.. cho rằng Ngũ hành có liên quan tới

năm ngón tay mà người xưa dùng để đếm. Một số nhà nghiên cứu như Quách Mạt Nhược (Trung Quốc cổ đại xã hội nghiên cứu), Hồ Hậu Tuyên (Luận ngũ

phương quan niệm cập Trung Quốc xưng vị chi khởi nguyên), Bảng Phác (Âm

Dương ngũ hành thám nguyên), v.v.. cho rằng Ngũ hành có liên quan tới năm

hướng (trung ương, đông, tây, nam, bắc) mà người xưa quan sát để dự đoán mưa gió có ảnh hưởng đến nông nghiệp. Có nhà nghiên cứu như Cố Hiệt Cương (Thượng thư cam thệ hiệu thích dịch luận) cho rằng, việc người xưa quan sát đường đi của các hành tinh và căn cứ quy luật của năm hành tinh đã dẫn tới học thuyết Ngũ hành. Nhà nghiên cứu Lý Đức Vĩnh (Ngũ hành thám

gỗ, kim loại mà dẹp yên thủy tai, do đó Ngũ hành bắt nguồn từ việc trị thủy. Tuy các thuyết này giải thích khác nhau về nguồn gốc của học thuyết Ngũ hành, nhưng lịch sử đã chứng minh học thuyết Ngũ hành đã tồn tại ba thiên niên kỷ.

Như vậy, hai chữ Ngũ hành trong lịch sử Trung Quốc cổ đại lần đầu tiên được ghi chép trong Thượng thư (hay Kinh Thư). Trong Thượng thư trình bày hai phần: phần 1 giới thiệu Thượng thư; phần 2 trình bày xuất xứ hai chữ Ngũ hành đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc cổ đại là trong Thượng thư ở hai thiên Cam thệ và Hồng phạm.

Về thể tài của Kinh Thư, căn cứ vào nội dung của nó, Khổng An Quốc đời Hán chia Kinh Thư ra làm sáu loại là: điển, mô, huấn, cáo, thệ, mệnh.

Điển có nghĩa như hiến pháp, là kế hoạch thi hành, huấn là lời khích lệ hoặc khuyên răn, cáo là lời ban bố hiểu dụ, thệ là lời thề ước, mệnh là lệnh sai khiến. Đời Đường, Khổng Dĩnh Đạt thêm vào bốn thể tài nữa là: cống, ca, chinh, phạm. Cống là bài nói về việc dâng đồ cống, ca là bài hát, chinh là lời tuyên bố đi đánh giặc, dẹploạn, phạm là khuôn phép cách thức trị nước, chăn dân.

Trong thời Tần Thủy Hoàng đế, chấp thuận lời tâu của Tể tướng Lý Tư rằng: “Các sách sử không phải chép về nhà Tần thì đốt đi. Không phải là việc quan bác sĩ mà thiên hạ có người dám cất Thi, Thư và sách bách gia thì phải đem đến nộp tại quan thú, quan úy để đốt đi. Ai dám nói chuyện cùng nhau về Thi, Thư thì bắt bỏ chợ. Ai dám khen việc đời xưa mà chê việc đời nay thì giết cả họ. Quan lại biết mà không cáo giác thì cũng xử đồng tội… Những sách không bị bỏ là sách thuốc, sách bói và sách trồng trọt” (Sử ký, Tần Thủy Hoàng bản kỷ). Tần Thủy Hoàng đế đã thực hiện chính sách “phần thư khanh nho”, quan bác sĩ Phục Sinh giấu được một bản Kinh Thư trong vách nhà. Đến đời Hán khi lệnh cấm lưu giữ sách Thi, Thư và chư tử bãi bỏ, Phục Sinh tìm lại chỗ giấu cũ, trải qua cơn binh lửa sách chỉ còn lại 29 thiên. Vua Văn Đế cho mời Phục Sinh vào triều giảng học, nhưng lúc ấy Phục Sinh

đã già không đi được, vua bèn sai Triều Thố đến thụ nghiệp. Triều Thố dùng chữ lệ đời Hán chép Kinh Thư do Phục Sinh truyền thụ, và bản đó gọi là kim

văn Thượng Thư.

Đó là bước khởi đầu xuất hiện hai chữ Ngũ hành. Nội dung học thuyết Ngũ hành được bồi đắp phát triển thêm tiếp theo vào thời Xuân thu.

* Học thuyết Ngũ hành thời Xuân thu – Chiến quốc

A. Thời Xuân thu

Thời Xuân thu (770 – 476 tr.CN), học thuyết Ngũ hành được kế thừa và phát triển, có thể khái quát như sau:

Một là, Ngũ hành chỉ là năm loại vật chất thiết yếu trong sinh hoạt và

lao động của con người, như Hồng phạm đã viết. Quan điểm này được lập lại trong Tả truyện (Tương Công năm 27, tức năm 546 tr.CN) qua lời của Tử Hãn nước Tống: “Trời sinh năm thứ chất liệu, dân đều dùng chúng, không thể bỏ một thứ nào trong đó” (Thiên sinh ngũ tài, dân tịnh dụng chi, phế nhất bất khả). Từ “ngũ tài” ở đây ám chỉ ngũ hành. [40, tr.1001]

Đồng thời, học thuyết Ngũ hành còn được phát triển thêm. Tả truyện

(Văn Công năm 7, tức năm 620 tr.CN) chép: “Thủy, hỏa, kim, mộc, thổ, cốc gọi là sáu phủ; chính đức (chỉnh đốn đạo đức dân chúng), lợi dụng (làm cho việc sử dụng có lợi), hậu sinh (làm cho cuộc sống dân chúng sung túc) gọi là ba việc”. Cốc (các loại hạt lương thực) thuộc mộc, như vậy sáu phủ (lục phủ) cũng chính là ngũ hành [50, tr.410]. Điểm cần chú ý ở đây là thứ tự của ngũ hành khác với thứ tự mà Hồng phạm đã nói (Thủy, hỏa, mộc, kim, thổ). Thứ tự ở Tả Truyện là: Thủy, hỏa, kim, mộc, thổ. Thứ tự này cho thấy sự tương khắc giữa ngũ hành: Thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy.

Trường hợp khác, trong Tả truyện (Ai Công năm 9, tức năm 486 tr.CN), Triệu Ương nước Tấn xem bói về việc cứu nước Trịnh, Sử Mặc xem quẻ bói đáp: “Thủy thắng hỏa, nên có thể đánh nước Khương” [50, tr.1526].

Vào thời Xuân thu, người ta đã chú ý tính chất của Ngũ hành và đưa ra học thuyết Ngũ hành tương khắc hay Ngũ hành tương thắng. Người dân thời Xuân thu ắt phải trải qua một thời gian dài quan sát mới phát hiện tính tương khắc của Ngũ hành. Chẳng hạn, họ đã kinh nghiệm rằng: nước dập tắt lửa, lửa nấu chảy kim loại, vật kim loại (dao, búa) có thể chặt đốn cây cối, cây nhọn có thể xoi đất và làm tơi đất, đất có thể dùng để đắp đập be bờ ngăn nước, v.v.. Rồi dần dần sau đó họ mới hình thành thuyết ngũ hành tương khắc.

Hai là, có học thuyết Ngũ hành tương khắc rồi, tất nhiên có học thuyết

Ngũ hành tương sinh. Nói chung, về thời đại của thuyết tương sinh, phần đông học giả đều căn cứ thiên Thập nhị kỷ của sách Lã thị xuân thu và thiên

Nguyệt lệnh của sách Lễ ký, tức là cuối thời Chiến Quốc (475 - 221 tr.CN).

Tuy nhiên, có lẽ học thuyết Tương sinh đã nảy sinh cùng thời với học thuyết Tương khắc (tức thời Xuân thu), rồi trải qua một thời gian học thuyết Tương sinh mới trở nên hoàn bị vào cuối thời Chiến Quốc. Về sau, sách Xuân Thu

phồn lộ (Ngũ hành tương sinh) của Đổng Trọng Thư đời Hán giải thích sự

tương sinh và tương khắc (tương thắng): “Khí của trời đất hợp nhau làm một, phân làm Âm dương, chia ra bốn mùa, bày ra làm ngũ hành. Hành là đi. Chúng đi không giống nhau, nên gọi là ngũ hành. Ngũ hành là ngũ quan (năm chức quan), so sánh thì sinh ra nhau và gián cách thì thắng nhau”. [49, tr.21].

Ba là, vào thời Xuân thu, ngũ hành được kết hợp thiên văn và lịch phổ

để giải thích ảnh hưởng qua lại giữa thiên đạo và nhân sự (tức là “thiên nhân chi tế”). Trong Tả truyện, có vài đoạn cho thấy sự kết hợp ngũ hành với thiên văn và lịch phổ.

Chiêu Công năm thứ 8 (tức năm 534 tr.CN): “Sở diệt Trần. Tấn hầu hỏi Sử Triệu rằng: “Trần sẽ mất chăng?” Sử Triệu đáp: “Chưa mất (…) Trần là dòng dõi Chuyên Húc. Khi tuế tinh (tức Jupiter) đến chòm sao Thuần Hỏa thì (đời Chuyên Húc) bị diệt. Trần sẽ như thế. Nay (tuế tinh) ở chòm sao Tích Thủy, bên sông Ngân Hà, nước Trần sẽ khôi phục” [49, tr.72].

Chiêu Công năm thứ 9 (tức năm 533 tr.CN): “Tháng 4, mùa hè, nước Trần có một hỏa tai. Tỳ Táo của nước Trịnh nói: “Năm năm nữa, nước Trần sẽ tái lập. Rồi sau 52 năm tái lập, Trần sẽ bị diệt vong (…). Trần thuộc hành thủy. Hỏa khắc thủy, mà Sở thuộc hành hỏa. Nay hành hỏa xuất hiện, [thể hiện qua] vụ cháy ở nước Trần, đuổi nước Sở và tái lập nước Trần. Các hành phối thành số 5, nên ta nói 5 năm nữa Trần sẽ tái lập. Tuế tinh phải 5 lần đến chòm sao Thuần Hỏa, sau đó Trần sẽ bị diệt vong. Sở khắc Trần nên chiếm được Trần. Đó là đạo Trời. Vì thế ta nói (Trần bị diệt) sau 52 năm” [49, tr.72- 73].

Chiêu Công năm thứ 10 (tức năm 532 tr.CN): “Mùa xuân, tháng giêng theo lịch nhà Chu, có ngôi sao lạ xuất hiện ở chòm Vụ Nữ. Tỳ Táo nước Trịnh nói với Tử Sản rằng: “Tháng 7, ngày Mậu Tý, vua nước Tấn sẽ chết” [49, tr.73].

Chiêu Công năm thứ 15 (tức năm 527 tr.CN): “Mùa xuân, lễ cúng tổ tiên của vua sắp tổ chức tại miếu Vũ Công. Vua ra lệnh bá quan trai giới. Tử Thận nói: “Ngày cúng tế này e có tai họa xảy ra. Ta thấy một quầng sáng màu đen và đỏ, nó không phải là điềm lành cho buổi cúng tế, mà là khí của tang ma. Nó sẽ xảy ra cho quan lo về cúng tế chăng?” [49, tr.73].

Chiêu Công năm thứ 17 (tức năm 525 tr.CN): “Mùa Đông, sao chổi quét qua chòm sao Đại Thần (tức Đại Hỏa Tinh), đến phía tây sông Hán (tức dãy Ngân Hà). Thân Tu nói: “Sao chổi vốn quét cái cũ mà phân bổ cái mới, sự việc phát sinh trên trời thường tượng trưng cho điềm lành hoặc dữ. Nay sao chổi quét sạch hỏa (tức Đại Thần), khi hỏa tái xuất hiện thì nhất định sẽ phát ra tai ương. Các nước chư hầu ắt bị hỏa tai chăng?” Tử Thận nói: “…Nếu hỏa tai phát sinh, e rằng bốn nước phải gánh chịu… [Hỏa tai sẽ xảy ra] ở bốn nước Tống, Vệ, Trần, Trịnh chăng?... [Hỏa tai sẽ xảy ra] vào ngày Bính Tý hoặc ngày Nhâm Ngọ chăng?...” Tỳ Táo ở nước Trịnh nói với Tử Sản rằng: “… Nếu ta dùng các tế khí như quán giả và ngọc toản để cúng thần thì nước Trịnh sẽ không bị hỏa tai” [49, tr.74].

Chiêu Công năm thứ 18 (tức năm 524 tr.CN): “Mùa xuân, tháng 2 theo lịch nhà Chu, ngày Ất Mão, quan đại phu Mao Đắc của nhà Chu giết quan đại phu Mao Bá Quát để thế chỗ. Trường Hoằng nói: “Mao Đắc ắt sẽ chết, vì đó là ngày mà Côn Ngô gây ác quá nhiều” (Côn Ngô quá xa xỉ độc ác, nên cùng bị chết với vua Kiệt vào ngày Ất Mão) [49, tr.74].

Chiêu Công năm thứ 32 (tức năm 510 tr.CN): “Mùa hè, nước Ngô đánh nước Việt… Sử Mặc nói: “Không tới 40 năm nữa, Việt chiếm lại Ngô chăng? Nay Việt bị tuế tinh chiếu mà Ngô đánh phạt, ắt Việt bị tai ương” [49, tr.74].

Những trích dẫn trên đây cho thấy Sử Triệu, Tỳ Táo, Tử Thận, Thân Tu, Trường Hoằng, Sử Mặc đều lấy những hiện tượng thiên nhiên và “đạo trời” (Thiên chi đạo) để tiên đoán việc con người (nhân sự). Họ kết hợp thiên văn với lịch phổ và ngũ hành để giải thích sự ảnh hưởng qua lại giữa thiên đạo và nhân sự từ sự liên quan giữa trời và người.

Bốn là, sự phối hợp giữa ngũ hành, tứ phương, tứ thời, ngũ âm, 12

tháng, 12 luật, thiên can, địa chi và các con số để tạo thành một hệ thống vũ trụ. Âm Dương lưu hành trong hệ thống đó, khiến cho hệ thống hoạt động và biến hóa mà sinh ra vạn vật. Những phối hợp như vậy đã có trong thuật số cổ đại. Mặc Tử chép: “Tử Mặc Tử đi hướng Bắc đến nước Tề, gặp một thầy bói. Thầy bói nói: “Hôm nay Đế giết rồng đen ở hướng bắc, mà tiên sinh có nước da đen, nên không thể đi hướng bắc”. (…) Tử Mặc Tử đáp: “Người miền nam không được đi bắc, người miền bắc không được đi nam. Nước da có màu đen, nước da có màu trắng, tại sao lại không đi được? Hơn nữa, Đế lấy ngày Ất để giết rồng xanh ở hướng đông, lấy ngày Bính Đinh để giết rồng đỏ ở hướng nam, lấy ngày Canh Tân để giết rồng trắng ở hướng tây, lấy ngày Nhâm Quý để giết rồng đen ở hướng Bắc, lấy ngày Mậu Kỷ để giết rồng vàng ở trung ương. Nếu nghe lời của ông, tức là cấm thiên hạ đi đây đi đó rồi”. Ở đây thiên can phối hợp ngũ sắc và tứ phương: Giáp Ất phối hợp màu xanh và hướng đông, Bính Đinh phối hợp màu đỏ và hướng nam; Canh Tân phối hợp màu

trắng và hướng tây; Nhâm Quý phối hợp màu đen và hướng bắc; Mậu Kỷ phối hợp màu vàng và trung ương. Sự phối hợp này trong thuật số không nhất thiết có ý nghĩa về hệ thống vũ trụ. Nhưng về sau Âm Dương gia đã căn cứ sự phối hợp này mà lập thuyết” [49, tr.13].

B. Thời Chiến quốc

Học thuyết Ngũ hành tiếp tục phát triển ở thời Chiến quốc (475 – 221 tr.CN) có thể khái quát như sau:

 Thứ nhất, tuy sách Trung dung của Tử Tư và sách Mạnh Tử

không hề đề cập Ngũ hành, nhưng sách Tuân tử (thiên Phi thập nhi tử) phê bình Tử Tư và Mạnh Tử đã gán cho ngũ hành những ý nghĩa đạo đức “[Họ]

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 43 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)