7. Kết cấu của luận án
3.3.1. Học thuyết Ngũ hành với phương pháp dưỡng sinh
Học thuyết Ngũ hành không chỉ thể hiện tư duy triết học biện chứng tự phát khá đặc sắc mà nó còn được thông qua học thuyết Tạng tượng, sinh lý con người được ứng dụng trong đời sống con người, đặc việt là học thuyết Ngũ hành ứng dụng trong phép dưỡng sinh.
“Thiên nhất sinh thủy”với thận là thủy tạng
Thủy ở vị trí số một là số sinh của Hà đồ, thủy là chí âm, là gốc của sinh mệnh, là gốc của vạn vật. Cho nên thủy là số bắt đầu của trời, thận ứng với thủy ở phương bắc thuộc quẻ Khảm. Thận thủy không thuần âm, một hào dương ở giữa hai hào âm, hai chân thủy ẩn giấu trong một chân hỏa, vì vậy thận dương cực kỳ quý báu không thể hao tán. Thận thủy ẩn ở cung Trập, cho nên thận là gốc của phong tàng. Trong Nội kinh nói: “Người 40 tuổi, âm khí còn nửa”, biểu thị ý nghĩa quan trọng của người trung niên bảo vệ thận tinh, thận là chỗ tàng tinh, tinh là mẹ của khí, túc thiếu âm kinh thận “ghẻ gốc lưỡi”, tinh khí của nó rót ở lượi, dưới lưỡi là kim tân, ngọc dịch là nguồn trên của thận thủy, nước dãi là dịch của thận. Vậy từ tuổi trung niên phải bảo dưỡng tinh nuốt tân dịch để bổ cứu thận thủy. Thận âm là gốc âm ngũ tạng, thận âm quan hệ đến cân bằng âm dương toàn thân, vì thủy là bắt đầu của số
trời, là gốc của vạn vật, vì vậy chú ý bảo vệ thận âm (tinh) là ý nghĩa quan trọng số một của việc duy trì sinh mệnh lâu dài. Thận là thủy số một của trời, thủy sinh mộc, can thuộc mộc vì vậy can thận có quan hệ cùng gốc quan trọng, dưỡng thận thủy để cứu giúp khí âm của can cực kỳ có ý nghĩa đối với bệnh học tuổi già. Quẻ Khảm ứng với thận thủy, quẻ Ly ứng với tâm hỏa, quẻ Khảm và Ly giao thái (ảnh hưởng qua lại với nhau), thủy hỏa ký tế, là khâu chính trong sinh mệnh học cơ thể người, vì vậy nhà dưỡng sinh cực lực coi trọng bổ thận thủy, thêm tinh bổ não, cho rằng đó là biện pháp cải lão hoàn đồng. Nhà khí công tiến hành tu luyện với quẻ Khảm quẻ Ly thông giao nhau, khí vận tâm thận. Lý luận ở chỗ sau khi cơ thể xuất sinh, quẻ Càn từ quẻ thuần dương biến thành quẻ Ly hai hào dương kẹp ở giữa một hào âm, quẻ Khôn từ quẻ thuần âm biến thành quẻ Khảm hai hào âm kẹp ở giữa một hào dương, cho nên đạo gia sáng lập lý luận lấy Khảm bổ sung Ly để làm cho quẻ Ly khôi phục lại quẻ Càn, lấy khí âm trong quẻ Ly cứu giúp thận thủy, làm cho Khảm trở lại quẻ thuần âm… Do vậy, mà bổ cứu thận âm của cơ thể để đạt được mục đích dưỡng sinh hoàn đồng, cũng chứng tỏ nước không chỉ ở trong tự nhiên mà còn ở trong sinh vật, trong khoa học sinh mệnh cơ thể người đều là vật chất cực kỳ quan trọng, vạch rõ bảo hộ thận âm (tinh) có vai trò quan trọng trong khoa học sinh mệnh cơ thể người. Bảo hộ gồm có 2 ý nghĩa:
- Đối kháng hao tinh tức bế tinh, tức tránh phòng dục.
- Dùng thức ăn, thuốc bổ thận âm, luyện tinh dịch để bổ thận âm.
“Địa nhị sinh hỏa” với tâm là hỏa tạng
Số vị trí thứ hai của Hà đồ sinh Hỏa, vị trí Hỏa ở phía Nam, thuộc quẻ Ly. Hỏa là mặt trời, tượng trưng dương khí, là nguồn gốc vận động của Thủy. Có Thủy Hỏa, âm dương mới có thể khí hóa, vạn vật mới có thể sinh sôi, cho nên Hỏa đại diện tính dương ôn nhiệt. Khí của hỏa thông ở tâm, cho nên tâm ứng với quẻ Ly, Hỏa sinh thổ, tỳ ứng với Thổ, cho nên tâm và tỳ có quan hệ
mật thiết. Kinh Thượng tư, Hồng Phạm viết: “Hỏa tinh nóng bốc lên”, vì vậy thường dễ hao tán. Hỏa ở cơ thể người ngoài Hỏa của tâm (quân hỏa) ra còn có Hỏa của mệnh môn (tướng hỏa), Hỏa long lôi của can thận… Bất luận quân hỏa, tướng hỏa đều nên ẩn giấu bên trong, không nên vượt lên quá nhiều.
Tâm chủ tàng thần, vì vậy nhà sinh mệnh học Trung Quốc qua các đời đều chú ý đến liễm thần minh Hỏa để tiềm dương cô âm.
Chu Dịch nêu lên “rồng ẩn chưa dùng được”. “Rồng lên cao quá có hối
hận”, tức biểu thị ẩn dương nên bảo vệ, thịnh vương nên cất giấu, có ý nghĩa quan trọng trong sinh mệnh học. Nội kinh rất coi trọng tác dụng của tâm, nêu ra: “Tâm động thì lục phủ ngũ tạng đều động” (Linh khu, Khẩu ấn) “để mất thần khí thì chết, còn có thần khí thì sống” (Linh khu, Thiên niên) “Tâm giữ chức phận chủ tể trong toàn thân, nếu sáng suốt thì các tạng được yên. Đó là lý lẽ căn bản, nếu dưởng sinh theo lý lẽ này thì được sống thọ” (Tố vấn, Linh
khu bí điển). Tóm lại, tâm ảnh hưởng rất lớn đối với sinh lý, bệnh lý cơ thể
người.
Các nhà dưỡng sinh Trung Quốc đều chú ý giữ gìn bên trong tâm thần, bảo vệ tâm hỏa, như những phương luyện tậm “tọa vong” của Khổng Tử, “hư vô” của Lão Tử, “dưỡng thần”, “thủ nhất” của Trang Tử, “Thiền định” của Phật giáo, đều là sự tĩnh tọa để giữ gìn khí Hỏa của quẻ Ly ở bên trong. Giữ gìn bên trong khí Hỏa của quẻ Ly để bảo vệ tâm thần có ý nghĩa quan trọng trong sinh mệnh học cơ thể người.
Giữ tâm cho thanh, Thanh tâm là một yếu tố quan trọng cho tâm hỏa.
“Thiên tam sinh mộc” với can là phong tạng
Mộc là số thứ ba của Hà đồ, Mộc đại diện cho sự sống mới, đánh dấu mầm móng vận động của vạn vật, tượng trưng cái bắt đầu của sinh mệnh. Cho nên, Bát quái Chu dịch lấy quẻ Chấn ứng với mùa xuân, phương vị chánh
đông. Chấn thuộc sấm Kinh Dịch, Thuyết quái viết: “Sấm là động vậy”, “vạn vật xuất ra ở phương chấn, chấn là phương đông”, “chấn là sấm”. Can thuộc mộc có tính chất như sấm gió, cho nên can là tạng thăng phát có ý nghĩa quan trọng trong khoa học sinh mệnh người. Khí của can vượng thì tinh thần vui vẻ, hớn hở; người mà khí của can hư tổn thì ủy mị, ủ rũ, vì vậy sự thịnh vượng và suy giảm của sức sống cơ thể có quan hệ với sự tác động của can. Gió sấm có tác dụng rất lớn đối với sự điều tiết âm dương ấm lạnh, tương tự can cũng có tác dụng quan trọng đối với âm dương khí huyết con người. Can có thể điều tiết lượng máu, cho nên Hoàng đế Nội kinh gọi nó là: “Can là gốc của việc hạn chế cực thịnh”.
Ngoài ra, can cất giữ tàng chứa hồn, lại có tác dụng điều tiết tâm thần, có thể thấy ý nghĩa của can trong cơ thể rất lớn. Điều cốt lõi của việc bảo dưỡng can ở chỗ tính mộc thăng phát, cho nên phải trợ giúp can khí ôn thăng, vì vậy sáng sớm nên tập luyện để trợ giúp can ôn thăng, từ đó để có ích đối với sự thăng phát của khí dương toàn thân, đó là chỗ dựa lý luận này. Mộc thích điều đạt ghét uất kết, vì vậy điều tiết tình cảm ý chí, duy trì tinh thần thoải mái là điều cốt lõi để dưỡng can. Những người trường thọ của Trung Quốc hầu như trăm phần trăm đều lạc quan, học đến già mà mắt vẫn còn sáng, tay chân nhanh nhẹn, mắt tỏ là khiếu của can, mắt nói lên tình hình khí của can chưa suy. Linh khu, Thiên niên viết: “Người 50 tuổi khí của can bắt đầu suy, lá gan bắt đầu mỏng, dịch đởm bắt đầu khô, mắt bắt đầu mờ” chứng tỏ khí của can là tạng khí suy già sớm nhất. Vì can thuộc tạng của phong mộc, ứng với quẻ Chấn (sấm), vì vậy cương cứng chủ động dễ hao tổn. Điều đó cho thấy giảm bớt tức giận, điều hòa tình cảm ý chí, bảo dưỡng khí của can là vấn đề không thể coi thường trong sinh mệnh học. Những người trường thọ sở dĩ mắt không mờ, là bởi không buồn bực, tức giận làm cho can khí điều đạt, cho nên đã kéo chậm quá trình lão hóa. Muốn vậy, cần bớt sự ham muốn để không bị mất mình dẫn đến tức giận.
Đó là quả dục, bớt lòng ham muốn, là một phương pháp dưỡng sinh.
“Địa tứ sinh kim” với phế là tạng Kim
Số bốn là số cuối của Hà đồ, tượng trưng vạn vật có bắt đầu tất phải có cuối, có sinh trưởng tất phải có thu cất. Số 4 là quẻ Đoài ở chính Tây. Kinh
Dịch, Thuyết quái viết: “ đầm để làm cho vui vẻ”, có nghĩa tháng 9 vạn vật
thành thục. Hình tượng quẻ Đoài là đầm, tưới nhuận đất lớn, phế ứng với Đoài thuộc Kim, dịch của phế làm nhuận ngũ tạng. Tố vấn, Kinh mạch biệt
luận thiên: “Phế lại đem khí huyết thông tống đạt đến trăm mạch của toàn
thân”. “Chất nước được thăng hoa phân bủa bốn bề, ngoài thì phân bố đến da lông, trong thì rót vào kinh mạch của ngũ tạng”, “phế ứng với quẻ Đoài, ở tháng 9, chủ thu cất vạn vật, trong cơ thể phế nên túc giáng, người đến tuổi trung niên, khí của phế nên được thu liễm, trong một đời người, can là tạng thăng phát, chủ động, hao tổn rất lớn, suy thoái cũng sớm nhất. Linh khu,
Thiên niên bàn tới người đến 50 tuổi, khí can bắt đầu suy. Khí của phế chủ
thu, hao tổn tương đối ít, vì vật lão hóa tương đối chậm, đến 80 tuổi phế bắt đầu mới suy. Linh khu, Thiên niên viết: “Người đến 50 tuổi khí của can bắt đầu suy, can bắt đầu mỏng, chất dịch của đởm bắt đầu hết, mắt bắt đầu mờ. Người 60 tuổi, khí của tâm bắt đầu suy, người trong lòng khổ lo buồn, huyết khí trì trệ vì thế thích nằm. Người 70 tuổi, khí của tỳ hư, da khô. Người 80 tuổi, khí của phế suy, mất hồn phách, không còn minh mẫn nên hay nói nhầm. Người 90 tuổi thì khí của thận khô kiệt, kinh mạch của tứ táng hư không. Người 100 tuổi, ngũ tạng đều hư, thần khí đều mất, chỉ còn lại hình hài xương cốt mà kết thúc cuộc đời”. Phế là Kim, khí táo thông ở phế, dễ tổn hao chất dịch của phề, vì vậy giữ gìn nhuận phế là khâu quan trọng để bảo vệ phế. Phế là suối cao của Thủy, suối cao chảy cạn thì Thủy không thể phân bố bốn phía. Phế chủ khí, trong đời người khí của phế hao trán không ít, vì vậy từ tuổi trung niên về sau phải chú ý nhuận phế, giữ gìn phế nhuận theo đặc tính sinh
lý. Trong khí công, lấy khí, thu khí là biện pháp quan trọng để bảo vệ khí của phế, có ý nghĩa quan trọng trong sinh mệnh học cơ thể.
Dưỡng khí là một phương pháp dưỡng sinh.
“Thiên ngũ sinh thổ” với tỳ là thổ tạng
Số năm làm mẫu số của Hà đồ, Thổ là mẹ của vạn vật, số thành dựa vào đó mà nảy sinh, số 5 ở trung ương, tượng quẻ Khôn, thuộc Thổ. Thổ ứng với trưởng hạ chủ nuôi lớn vạn vật. Kinh Dịch, thuyết Quái viết: “Khôn là đất, vạn vật đều được nuôi dưỡng” lại nói “Khôn cất giữ vạn vật”. Kinh Dịch,
Khôn quái, Thoán viết: “Đức Nguyên của Khôn nuôi dưỡng vạn vật với đức
thuận thừa “thiên đạo” vận hành với đức dày che chở vạn vật, đức hợp vô biên đều nói về tính nuôi lớn và cất giữ của đất, tỳ ứng với thổ. Tỳ là nguồn gốc hóa sinh vạn vật, vì vậy kiện tỳ bồi dưỡng Thổ là cơ sở quan trọng để duy trì quá trình sinh mệnh. Trong quá trình khí cơ thăng giáng, tỳ là trục giữa của sự chuyển động điều khiển sự thăng giáng khí cơ của tạng phủ con người. Trong ngũ tạng, sự gánh vác của tỳ rất lớn, vì vậy muốn bảo vệ tỳ thì phải chú ý tiết chế ăn uống, nhà khí công có chủ trương “tịch cốc” (tiết thực) tức là công pháp để tỳ được nghỉ ngơi bằng cách tạm thời không đưa thức ăn bào người. Ở nước ngoài có người một tuần giảm ăn một lần, đó là nhằm cho tý vị có được cơ hội nghỉ ngơi, kiện vận tỳ thổ là khâu chủ yếu duy trì hoạt động sinh mệnh cơ thể. Đông y cực kỳ coi trọng tỳ thổ, cũng rất chú trọng vị khí, cho rằng có vị khí thì sống, không có vị khí thì chết. Tỳ vị luận của Lý Đông Viên là tác phẩm nổi tiếng về sự bảo vệ tỳ vị.
Tiết chế ăn uống (tiết thực) là một phương pháp dưỡng sinh.