Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng tỳ

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 149 - 150)

7. Kết cấu của luận án

3.2.5. Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng tỳ

Số 5 làm mẫu số của Hà đồ, Thổ là mẹ của vạn vật, số thành dựa vào đó mà nảy sinh, số 5 ở trung ương, tượng quẻ Khôn, thuộc Thổ. Thổ ứng với trưởng hạ chủ nuôi lớn vạn vật. Kinh Dịch, Thuyết quái viết: “Khôn là đất, vạn vật đều được nuôi dưỡng” lại nói “Khôn cất giữ vạn vật”. Kinh Dịch,

Khôn quái, Thoán viết: “Đức Nguyên của Khôn nuôi dưỡng vạn vật với đức

thuận thừa “thiên đạo” vận hành với đức dày che chở vạn vật, đức hợp vô biên đều nói về tính nuôi lớn và cất giữ của đất, tỳ ứng với thổ. Tỳ là nguồn gốc hóa sinh vạn vật, vì vậy kiện tỳ bồi dưỡng Thổ là cơ sở quan trọng để duy trì quá trình sinh mệnh. Trong quá trình khí cơ thăng giáng, tỳ là trục giữa của sự chuyển động điều khiển sự thăng giáng khí cơ của tạng phủ con người. Trong ngũ tạng, sự gánh vác của tỳ rất lớn, vì vậy muốn bảo vệ tỳ thì phải chú ý tiết chế ăn uống, nhà khí công có chủ trương “tịch cốc” (tiết thực) tức là

công pháp để tỳ được nghỉ ngơi bằng cách tạm thời không đưa thức ăn bào người. Ở nước ngoài có người một tuần giảm ăn một lần, đó là nhằm cho tý vị có được cơ hội nghỉ ngơi, kiện vận tỳ thổ là khâu chủ yếu duy trì hoạt động sinh mệnh cơ thể. Đông y cực kỳ coi trọng tỳ thổ, cũng rất chú trọng vị khí, cho rằng có vị khí thì sống, không có vị khí thì chết. Tỳ vị luận của Lý Đông Viên là tác phẩm nổi tiếng về sự bảo vệ tỳ vị.

Tiết chế ăn uống (tiết thực) là một trong những phương pháp dưỡng sinh.

Một phần của tài liệu Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)