Những khó khăn

Một phần của tài liệu BÁO cáo THUYẾT MINH TỔNG hợp QUY HOẠCH sử DỤNG đất đến năm 2020, kế HOẠCH sử DỤNG đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) QUẬN 1, TP hồ CHÍ MINH (Trang 44 - 51)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔ

3.2. Những khó khăn

3.2.1. Những khó khăn chung

Quận 1 là quận có diện tích đất hẹp; người đông, mật độ dân số cao. Tổng quỹ đất của quận đã được giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân. Giá trị đất Quận 1 cao nên khó khăn trong việc thu hút đầu tư, bồi thường giải toả thực hiện các dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình công cộng để phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao nhất là ngành thương mại dịch vụ nhưng quỹ đất giành cho lĩnh vực này còn ít và bố trí vịtrí chưa hợp lý.

Hiện trạng quỹ đất dành cho các lĩnh vực văn hoá xã hội còn thiếu nhiều so với nhu cầu và các định mức theo quy định, vị trí các công trình bố trí còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của quận.

35

Hệ thống cơ sở hạ tầng một số khu vực chưa đáp ứng cho việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo cuộc sống của người dân, tình trạng ô nhiễm môi trường còn tồn tại ở một số khu vực đặc biệt là khu vực kênh Bến Nghé -Thị Nghè.

Mật độ xây dựng lớn mà quỹ đất công không nhiều gây hạn chế cho việc mở rộng các công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 1 nói riêng rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường với nhiều chương trình, dự án nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm nhưng nhìn chung mức độ ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức cao.

3.2.2. Khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu

Theo tài liệu công bố tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra tại Copenhagen -Đan Mạch, Việt Nam là một trong 4 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu khắc nghiệt. Trên bình diện thế giới, thiệt hại bình quân do biến đổi khí hậu mỗi năm làm: 300.000 người thiệt mạng, tổng thiệt hại về kinh tế: 125,0 tỷ USD, nhiều hơn toàn bộ mức viện trợ của thế giới hiện nay. Đến năm 2030 con số này có thể tăng lên: 600,0 tỷ USD, các thảm họa thiên nhiên gây ra tình trạng bất ổn xã hội, nạn đói, dịch bệnh.

Theo Bộ TNMT (2009, 2011), ở Việt Nam, trong 50 năm (1958-2007), nhiệt độ trung bình tăng 0,5 - 0,70C, mực nước biển trung bình tăng khoảng 20cm, lượng mưa giảm 2%. Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè, nhiệt độ các vùng phía bắc tăng nhanh hơn vùng phía nam. Thiệt hại do thiên tai gây ra 6 năm qua lên đến hơn 600 người và về giá trị thiệt hại ước tính khoảng 1,0% - 1,5% GDP, ước tính thiệt hại do biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể lên đến: 17,0 tỷUSD vào năm 2100 nếu nước ta không có biện pháp ứng phó kịp thời.

Biến đổi khí hậu phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhà kính. Vì vậy các kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính. Tổ chức liên chính phủ IPCC (International Panel on Climate Change) đã đưa ra trên 40 kịch bản về biến đổi khí hậu dựa trên 4 kịch bản phát thải gốc (xếp từ cao đến thấp: A1 > A2 > B2 > B1). Tuy nhiên, IPCC cũng khuyến cáo rằng: tuỳ vào điều kiện thực tiễn mà chọn các kịch bản phát thải trong số đó để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho từng quốc gia.

36

Đối với Việt Nam, Bộ TN&MT (2011) chọn 3 kịch bản phát thải nhà kính để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu: (i) Kịch bản phát thải thấp (B1), (ii) Kịch bản phát thải trung bình (B2), (iii) Kịch bản phát thải cao (A2). Bộ TN&MT khuyến nghị các Bộ, Ngành và các Địa phương nên sử dụng kịch bản trung bình (B2) đểđánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

a) Kịch bản nhiệt độ:

Kịch bản phát thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 1,6-2,00C so với thời kỳ 1980-1999.

Mức tăng nhiệt độ trung bình hàng tháng so với thời kỳ nền 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của thành phố Hồ Chí Minh theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2011 là:

- Năm 2020: + Tháng 12 đến tháng 2 tăng: 0,50C + Tháng 3 đến tháng 5 tăng: 0,50C + Tháng 6 đến tháng 8 tăng: 0,70C + Tháng 9 đến tháng 11 tăng: 0,50C - Năm 2030: + Tháng 12 đến tháng 2 tăng: 0,70C + Tháng 3 đến tháng 5 tăng: 0,80C + Tháng 6 đến tháng 8 tăng: 1,00C + Tháng 9 đến tháng 11 tăng: 0.80C - Năm 2050: + Tháng 12 đến tháng 2 tăng: 1,20C + Tháng 3 đến tháng 5 tăng: 1,40C + Tháng 6 đến tháng 8 tăng: 1,70C + Tháng 9 đến tháng 11 tăng: 1,40C - Năm 2100: + Tháng 12 đến tháng 2 tăng: 2,30C

37 + Tháng 3 đến tháng 5 tăng: 2,80C + Tháng 6 đến tháng 8 tăng: 3,30C + Tháng 9 đến tháng 11 tăng: 2,70C

b) Kịch bản lượng mưa:

Kịch bản phát thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 lượng mưa trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 2-3%, lượng mưa từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 10-15%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng dưới 1% so với thời kỳ 1980-1999;

Mức tăng lượng mưa hàng tháng so với thời kỳ nền 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của thành phố Hồ Chí Minh theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2011 là:

- Năm 2020: + Tháng 12 đến tháng 2 giảm: 3% + Tháng 3 đến tháng 5 giảm: 1,6% + Tháng 6 đến tháng 8 tăng: 0,9% + Tháng 9 đến tháng 11 tăng: 2,1% - Năm 2030: + Tháng 12 đến tháng 2 giảm: 4,5% + Tháng 3 đến tháng 5 giảm: 2,3% + Tháng 6 đến tháng 8 tăng: 1,2% + Tháng 9 đến tháng 11 tăng: 3,1% - Năm 2050: + Tháng 12 đến tháng 2 giảm: 8,2% + Tháng 3 đến tháng 5 giảm: 4,2% + Tháng 6 đến tháng 8 tăng: 2,2% + Tháng 9 đến tháng 11 tăng: 5,5% - Năm 2100: + Tháng 12 đến tháng 2 giảm: 15,7%

38 + Tháng 3 đến tháng 5 giảm: 8,1% + Tháng 6 đến tháng 8 tăng: 4,2% + Tháng 9 đến tháng 11 tăng: 10,6%

c) Kịch bản nước biển dâng:

Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A2,A1FI);

Theo báo cáo lần thứ tư của IPCC, ước tính mực nước biển dâng khoảng 26-59 cm vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn;

Kết quả tính toán theo kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào khoảng giữa thế kỷ 21 nước biển có thể dâng lên khoảng 28-33 cm, đến cuối thế kỷ 21 nước biển có thể dâng từ 65-100 cm so với thời kỳ 1980-1999.

Nước biển dâng ở khu vực Đông Nam Bộ so với thời kỳ nền (1980-1999) theo số liệu của BộTài nguyên và Môi trường năm 2011 là:

- Năm 2020: 8 – 9cm - Năm 2030: 12 – 14cm - Năm 2050: 23 – 27cm - Năm 2100: 59 – 75cm

Kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng cho thấy: Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập là trên 20% diện tích.

Đồng thời theo số liệu dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 thì gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh bị ảnh hưởng trực tiếp, riêng thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7% và các tỉnh ven biển miền Trung gần 9% dân số bịảnh hưởng.

39

Dựbáo tác động của nước biển dâng lên khu vực thành phố Hồ Chí Minh theo số liệu của BộTài nguyên và Môi trường năm 2011 là:

Mực nước biển dâng (cm) Diện tích nguy cơ bị ngập (%) Dân số bị ảnh hưởng (%)

Chiều dài quốc

lộ có nguy cơ

bị ảnh hưởng

(%)

Chiều dài tỉnh

lộ có nguy cơ

bị ảnh hưởng

(%)

Chiều dài

đường sắt có nguy cơ bị ảnh hưởng (%) 500 13,3 4,5 5,9 5,6 1,7 600 14,6 5 7,0 6,2 3,4 700 15,8 5,4 8,3 6,8 4,1 800 17,2 5,9 8,9 7,2 4,4 900 18,6 6,5 10,1 7,9 5,3 1.000 20,1 7,0 11,4 8,8 6,2 1.200 23,2 8,2 14,2 10,7 9,2 1.500 28,1 10,1 19,2 13,9 13,4 2.000 36,2 13,7 28,0 19,1 21,2

Theo Jeremy Carew-Ried/ADB (2009), nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu tại Tp.HCM:

Đến năm 2050 hầu hết các quận - huyện, phường - xã của Tp.HCM sẽ chịu nguy cơ ngập lụt, kể cả những nơi trước đó chưa bao giờ bị ngập. Cụ thể, có đến 177/322 phường xã với 123.152ha (chiếm 61% diện tích của TP.HCM) sẽ chịu ngập lụt thường xuyên; nếu xảy ra bão, diện tích ngập có thể lên đến 141.885ha (71% diện tích tự nhiên Tp.HCM). Đáng kể hơn là độ sâu ngập sẽ tăng từ 21- 40% và thời gian ngập kéo dài thêm 12-22% so với hiện nay. Nếu kịch bản này xảy ra thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế Tp.HCM. Trong những năm gần đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, trong giai đoạn 2011-2020 ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khu vực Tp.HCM ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong quy hoạch sử dụng đất, cần phải bố trí sử dụng đất phù hợp, đểứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm 2050, nhiều khu vực ở Tp.HCM sẽ bị ngập trong thời gian hơn 100ngày/năm, đa số các phường bị ngập hơn 150 ngày/năm. Dự báo 62% dân số Tp.HCM (khoảng gần 13 triệu người) sẽ bị ảnh hưởng do ngập úng bất thường vào năm 2050. Mức độ hiện nay là 26% dân số hay 1,7 triệu người bịảnh hưởng.

Tình trạng mực nước gia tăng trên các sông rạch xung quanh khu vực Tp.HCM còn do quá trình biến đổi cơ cấu sử dụng đất trên lưu vực, san lấp các

40

vùng trũng ven sông, thậm chí xoá bỏ sông rạch. Do vậy, cần phải thiết lập lại một mô hình thuỷ văn đầy đủ cho toàn lưu vực dựa trên các diễn biến về sử dụng đất, biến động hiện trạng sông rạch, biến động về địa hình, sự thay đổi lượng mưa trên toàn lưu vực và những yếu tố vật lý khác. Mô hình này sau khi được kiểm định và đánh giá một cách cẩn thận, sẽ là công cụ tốt cho việc đề xuất các biện pháp khôi phục lại các điều kiện tự nhiên của khu vực trũng thấp ven sông để góp phần giảm nhẹ tình trạng ngập lụt đô thị.

Trong thời gian vừa qua biến đổi khí hậu đã làm cho một số khu vực trũng, thấp của quận 1 bị ngập nước. Tuy nhiên, các chương trình chống ngập, nạo vét kênh rạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật,… đã hạn chế đáng kể tình trạng nêu trên. Thời gian tới, Quận 1 nói riêng và Thành phố nói chung cần có những giải pháp đồng bộ để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong bối cảnh trên địa bàn Quận 1 sẽ có nhiều công trình ngầm để phục vụ nhu cầu phát triểu kinh tế, xã hội.

41

Phần II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO cáo THUYẾT MINH TỔNG hợp QUY HOẠCH sử DỤNG đất đến năm 2020, kế HOẠCH sử DỤNG đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) QUẬN 1, TP hồ CHÍ MINH (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)