II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.4. Thực trạng phát triển đô thị
Quận 1 là trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, có quá trình định hình và phát triển hàng trăm năm, do vậy hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị hình thành từ lâu đã không còn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Toàn bộ diện tích đất đều đã được sử dụng với mật độ xây dựng cao.
23
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các ngành, các cấp của Quận, Thành phố, bộ mặt đô thị quận 1 đã có sự thay đổi rất đáng kể. Những tòa nhà cao tầng xuất hiện ngày càng nhiều, những khu chung cư xuống cấp, nhà tạm được đầu tư xây dựng thành những khu căn hộ mới khang trang, hiện đại, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại theo hướng chỉnh trang đô thị. Hệ thống vỉa hè được đầu tư xây dựng lại. Hệ thống cây xanh dọc theo các tuyến được chăm sóc, mở rộng nhằm tăng thêm mảng xanh cho quận nói riêng và thành phố nói chung. Hệ thống đường dây điện, thông tin liên lạc được thu gọn và đang thực hiện ngầm hóa,....
Tuy nhiên, song song với những thành tựu đạt được, quá trình phát triển đô thị trên địa bàn quận vẫn còn nhiều điều bất cập. Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng khó có khả năng đáp ứng được nhu cầu của một lượng lớn lao động vãn lai đến làm việc trên địa bàn quận, làm tăng khả năng kẹt xe hoặc tăng lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông rất lớn. Đặc biệt, sự xuất hiện của một số tòa nhà cao tầng đang bị đánh giá là phá vỡ cảnh quan kiến trúc vốn có của quận đã được hình thành từ rất lâu đời, ảnh hưởng đến toàn bộ cảnh quan kiến trúc của khu vực trung tâm thành phố.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Công trình giao thông (đường bộ, đường thủy)
Hệ thống giao thông của quận tương đối hoàn chỉnh; các tuyến đường bộ liên kết với nhau và nối kết với khu vực lân cận của thành phố, gần bến cảng Sài Gòn. Vì vậy, Quận 1 rất thuận lợi và có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội cũng như giao lưu văn hoá trong khu vực và quốc tế.
* Giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ của quận có 133 tuyến đường đã được bê tông, nhựa hóa, chiều rộng mặt đường bình quân là 10m, trong đó có các tuyến đường quan trọng như: Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đinh Tiên Hoàng, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn,…Tỷ lệ đường phố được chiếu sáng đạt trên 100%. Đặc biệt là khi Đại lộ Võ Văn Kiệt và hầm vượt sông Sài Gòn được đưa vào sử dụng đã góp phần kết nối giao thông của Quận 1 với các quận khác trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm một số hẻm đã được cải tạo nâng cấp bê tông và nhựa hoá tạo điều kiện cải thiện đời sống, đi lại của nhân dân.
24
Tuy nhiên, hệ thống giao thông bộ của Quận 1 đang có dấu hiệu quá tải trong những năm gần đây, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của quận; đặc biệt vấn đề bãi đỗ xe cho khu vực trung tâm thành phố chưa được bố trí, đang là bài toán nan giải cho các cơ quan quản lý Nhà nước của quận 1 và thành phố, tác động đến sự phát triển chung của quận. Do đó, trong thời gian tới, quận 1 và thành phố cần có những giải pháp căn cơ để giải quyết bài toán này.
* Giao thông đường thủy: Bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ, Quận 1 còn có ưu thế lớn với giao thông thủy cũng thuận tiện cho việc mở cửa, giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội. Nằm bên bờ sông Sài Gòn, tiếp cận với các đầu mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội,… Hệ thống kênh rạch Bến Nghé - Thị Nghè tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ Thành phố đi các nơi khác và ngược lại. Dọc bờ sông, kênh có nhiều cảng nhỏ, cầu tàu, công xưởng sửa chữa, đóng tàu, xà lan,…tạo thành những yếu tố mở trong giao thương dịch vụ, hải cảng. Bên cạnh đó, trên cơ sở các tuyến giao thông thủy, quận 1 có thể phát triển loại hình du lịch trên sông, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của quận nói riêng và thành phố nói chung.
2.5.2. Công trình năng lượng
Nhu cầu tiêu thụ điện của Quận 1 tương đối lớn, trong đó bên cạnh nhu cầu điện sử dụng cho sản xuất kinh doanh, điện phục vụ cho tiêu dùng dân cư cũng rất cao. Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp trên toàn Quận với nguồn cung cấp điện từ lưới điện các trạm biến áp 110/15KV và 66/15KV; mạng lưới điện trung áp trên không 15KV và 15KV/0,4KV, các trạm biến áp này phần lớn đặt ở ngoài trời hoặc treo trên trụ cao làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và kém an toàn. Nhìn chung về cơ bản nguồn điện đã cung cấp đủ điện năng cho sinh hoạt gia đình (100% hộ sử dụng điện) cũng như hệ thống chiếu sáng công cộng và sản xuất. Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm điện năng được đẩy mạnh trên toàn quận trong thời gian vừa qua. Đến nay, kết quả theo dõi điện năng của tháng 4,5,6 năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 có 23.365/34.986 hộ gia đình thực hiện tiết kiệm điện, đạt tỷ lệ 64.4%, đã tiết giảm được 4.756.625 KW/h, tương đương với số tiền tiết kiệm được là 7.1 tỷđồng.
Ngoài nguồn năng lượng điện, trên địa bàn Quận còn có mạng lưới các trạm xăng dầu cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động phương tiện giao thông, đáp ứng được nhu cầu trong nhân dân.
25
2.5.3. Công trình bưu chính viễn thông
Xác định bưu chính viễn thông là chìa khóa trong hội nhập Quốc tế và là một tiền đề tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư. Là trung tâm của thành phố, mạng lưới bưu chính viễn thông, bưu điện của Quận 1 ngày càng được hiện đại hoá với kỹ thuật tiên tiến, góp phần quan trọng trong việc trao đổi thông tin trên địa bàn. Tỷ lệ sử dụng điện thoại bàn tăng dần qua các năm. Trong thời gian qua, với sự phát triển ồ ạt của mạng lưới điện thoại di động đã làm cho bưu chính viễn thông trên địa bàn Quận 1 ngày càng phát triển với số lượng thuê bao di động ngày càng tăng.
Ngoài ra, hệ thống các đại lý bưu điện, điện thoại công cộng tư nhân cũng đã phát triển rộng khắp dọc theo các trục đường, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn quận.
2.5.4. Cơ sở giáo dục – đào tạo
Chất lượng giáo dục được nâng lên, thông qua việc chuẩn hóa cơ bản đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất được đầu tư chiều sâu, chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học đang mang lại nhiều kết quả tốt. Chất lượng chuyên môn được Sở Giáo dục – Đào tạo đánh giá cao. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành tốt nghiệp trung học cơ sở trên 99,1%; hiệu suất đào tạo bậc tiểu học là 98,1%, THCS là 96%; duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học là 85,4% (vượt so với chỉ tiêu là 84%). Tỷ lệ học sinh giỏi cấp thành phố ngày càng tăng. Học sinh đến trường đúng độ tuổi ở đầu mỗi cấp tiểu học, THCS là 100%; học sinh tiểu học bỏ học giảm từ 0,06% còn 0,042%, THCS giảm từ 0,8% còn 0,2%.
Trong thời gian qua, các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội, Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học đã phát huy tốt vai trò phối hợp để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Xây dựng được 11 trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn quận. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập mới 11 trường ngoài công lập.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2011, toàn quận có 58 trường với 58.567 học sinh các cấp, trong đó:
- Bậc mẫu giáo, mầm non có 25 trường, bao gồm: 15 trường công lập và 10 trường ngoài công lập; có 1.266 trẻ nhà trẻ, 7679 trẻ mẫu giáo, 2678 trẻ 5 tuổi ra lớp, 8.945 trẻ học bán trú và 606 giáo viên.
26
- Bậc tiểu học có 20 trường, trong đó có 16 trường công lập, 04 trường ngoài công lập; Có 579 lớp học, 20667 học sinh và 917 giáo viên và công nhân viên.
- Bậc trung học cơ sở có 13 trường, trong đó có 10 trường công lập, 03 trường ngoài công lập; có 356 lớp học, 15.058 học sinh và 719 giáo viên.
Tuy có sự quan tâm đầu tư xây dựng sửa chữa trường lớp thường xuyên nhưng do hạn chế về quỹ đất giáo dục ở Quận 1 nên khả năng đáp ứng chuẩn về diện tích đất của Thành phố là 4 m2/ học sinh là rất khó thực hiện.
Về công tác đào tạo, dạy nghề: Hiện nay, trên địa bàn quận có 01 trung tâm đào tạo nghề, hàng năm đào tạo nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có nhiều trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo, trung học chuyên nghiệp của thành phố và Trung ương, góp phần vào công tác đào tạo và giải quyết việc làm trên địa bàn Quận trong thời gian quan.
Tuy nhiên, theo nhận định của Quận ủy Quận 1, chất lượng, tốc độ phát triển giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của Quận; đổi mới phương pháp dạy và học, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy chưa đồng bộ; hệ thống trường lớp chưa được mở rộng, thiếu sân bãi, trường mầm mon còn nhiều điểm lẻ; công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở đào tạo tư nhân chưa được chặt chẽ; vẫn còn bệnh thành tích trong học tập, thi cử, vẫn còn tình trạng “chạy trường, chạy lớp”; học sinh phải học thêm, công tác giáo dục truyền thống, đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức; phong trào xây dựng xã hội học tập chưa đạt yêu cầu.
2.5.5. Cơ sở y tế
Các hoạt động về y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tiến triển khá tốt, đảm bảo hoàn thành và vượt các chỉtiêu theo Chương trình y tế Quốc gia và các chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ đề ra. Khống chế tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1% và tỉ lệ sinh con thứ 3 dưới 3%. Với nhiều nỗ lực, Quận 1 đã góp phần ngăn chặn, hạn chế được dịch bệnh (SARS, HIV - AIDS, dịch cúm gia cầm, sốt xuất huyết)… Các cơ sở y tế của Quận và 10 phường được tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Đảm bảo chất lượng cho các hoạt động khám chữa bệnh, phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại địa bàn.
27
Bảng 9. Thống kê cơ sở y tế công lập trên địa bàn Quận 1
STT Tên cơ sở y tế Số cơ sở
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt 1
2 Bệnh viện truyền máu huyết học 1
3 Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn 1
4 Bệnh viện Từ Dũ 1 5 Bệnh viện Nhi đồng 2 1 6 Bệnh viện Quận 1 3 7 Trung tâm Y tế dự phòng Quận 1 1 8 Khoa tư vấn hỗ trợ cộng đồng 1 9 Phòng khám lao 1 10 Trạm y tếphường 10 (Nguồn: Phòng Y tế Quận 1)
Bảng 10. Một số chỉ tiêu tổng hợp cán bộ y tế địa phương phân theo trình độ
Đơn vịtính : người
Nội dung Năm
2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 TỔNG SỐ CÁN BỘ Y TẾ 318 309 325 325 341 477 1.Đại học 96 89 86 98 84 112 -Y dược 7 9 9 8 9 11 -Y khoa 89 80 77 90 75 101 2.Trung học 110 114 134 120 119 153 -Dược trung 4 5 7 9 10 11 -Y khoa 106 109 127 111 109 142 3.Sơ trung 69 66 60 69 73 125 -Y tá 65 41 40 36 38 92 -Hộ sinh 4 5 2 17 19 33 -Nha tá 20 18 16 16 0 4.Nhân viên khác 43 40 45 38 65 87
(Nguồn : Chi cục Thống kê Quận 1)
Năm 2011, tổng số lượt khám bệnh là 368.041 lượt người (chỉ tiêu SYT giao: 360.000 lượt, đạt tỉ lệ 102%). Trong đó: Bệnh án ngoại trú: 2341/2000 (đạt tỉ lệ 117% so với chỉtiêu). Điều trị nội trú: 7.475/6500 (đạt 115% so với chỉ tiêu năm). Tổng số ca phẫu thuật: 4.877 ca. Phẫu thuật Phaco: 864ca (303 ca có BHYT). Công suất sử dụng giường bệnh là 70%. Số lượt người nghèo được
28
khám và chữa bệnh miễn phí là 620 lượt, duy trì tốt việc khám bảo hiểm y tế tại trạm Y tế phường với 304.831 lượt bệnh nhân (BHYT khám tại 10TYT: 7.743). Tổng số tiền miễn giảm lên tới 61.913.000 đồng.
Với tốc độ phát triển đô thị hóa của Thành phố có ảnh hưởng rất nhiều đến Quận 1 đặc biệt là công tác y tế, diện tích m2 sử dụng cho từng bệnh nhân còn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân; việc quỹ đất hạn chế cũng gây ảnh hưởng tới việc quy hoạch phát triển, mở rộng các bệnh viện, trung tâm y tế.
Tuy nhiên, trên địa bàn Quận 1 còn có nhiều cơ sở y tế tư nhân khác như bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, bệnh viện Mắt Sài Gòn và nhiều bệnh viện giải phẩu thẫm mỹ tư nhân khác,…Các cơ sở y tế tư nhân cùng với các cơ sở y tế công lập đã phần nào đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn quận nói riêng và các quận lân cận nói chung.
2.5.6. Cơ sở văn hóa
Trong những năm qua, hoạt động văn hóa của quận đã từng bước đi vào chiều sâu. Các hoạt động quản lý và tổ chức văn hóa nghệ thuật phục vụ nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trịđược thực hiện có hiệu quả. Các công tác trọng tâm của quận và thành phố được chú trọng, nhất là các hoạt động lễ hội, sự kiện, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước như ngày thành lập Đảng, Tết Nguyên đán, ngày Giải phóng miền Nam 30/4 – 1/5, Quốc khánh 2/9,…, đặc biệt là các đợt truyên truyền cao điểm như tuyên truyền thành công của Đại hội Đảng, tuyên truyền bầu cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân luôn được quan tâm và đầu tư có hiệu quả, đạt chất lượng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa xã hội được tăng cường với nhiều biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Ngành văn hóa của quận đã tiến hành nhiều đợt khảo sát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt quy định của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa. Việc kiểm tra được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời ngăn chặn những biến tướng, đồng thời tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đến các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa. Trong năm 2011, đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội của quận và 10 phường đã thực hiện 1.303 lượt kiểm tra, lập 856 biên bản vi phạm hành vi trên các lĩnh vực, tham mưu đề xuất ban hành 856 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 5.038.525.000 đồng.
29
Việc chăm lo, hỗ trợ cho các diện khó khăn luôn được quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần. Đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật với nguồn kinh phí xã hội hóa, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục văn hóa truyền thống của người Việt Nam, giảm bớt được chi phí từ ngân sách Nhà nước chi hoạt động này.
Bên cạnh những kết quả được ghi nhận, công tác văn hóa và quản lý văn hóa của Quận 1 vẫn còn một số hạn chế, cụ thể: