Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công việc của nhân viên với sự

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh khánh hòa (Trang 34 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1.9.Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công việc của nhân viên với sự

nhân viên ngân hàng

Đã có nhiều nghiên cứu về lòng trung thành của nhân viên với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Allen và Meyer (1990) chú trọng 3 trạng thái tâm lý của nhân viên khi gắn kết với tổ chức. Nhân viên có thể trung thành với tổ chức vì tình cảm thực sự của họ, họ sẽ ở lại với tổ chức dù cho nơi khác trả lương cao hơn; họ có thể trung thành với tổ chức chỉ vì họ không có cơ hội tìm kiếm được công việc tốt hơn; và có thể vì những chuẩn mực đạo đức mà họ theo đuổi.

Theo Mowday và cộng sự (1979) trung thành là ý định, mong muốn duy trì trạng thái là thành viên của tổ chức. Ngoài ra, The Loyalty Research Center (1990) đã định nghĩa lòng trung thành của nhân viên là việc nhân viên gắn kết với sự thành công cho tổ chức và tin tưởng rằng sự lựa chọn tốt nhất của họ là làm việc cho tổ chức này. Không chỉ thực hiện các kế hoạch để tồn tại với tổ chức mà họ cũng không chủ động tìm kiếm cơ hội thay đổi công việc cũng như không đáp lại những lời mời gọi hấp dẫn khác. Theo cách định nghĩa này thì lòng trung thành của nhân viên là việc họ “muốn” ở lại với tổ chức và họ không có dự định nghỉ việc.

mong muốn được đáp ứng được các nhu cầu của họ và cảm thấy thoả mãn đối với công việc đang làm. Một khi các nhu cầu không được đáp ứng, cảm thấy không thoả mãn với công việc thì ý định rời khỏi tổ chức hiện tại để tìm kiếm một tổ chức khác là điều tất yếu. Như vậy, có sự liên quan giữa nhu cầu và sự thoả mãn đối với công việc

đến sự gắn bó, sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức (Trần Kim Dung, 2005).

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh khánh hòa (Trang 34 - 35)