Kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh khánh hòa (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3.3. Kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công

viên ngân hàng với các yếu tố của nó

Như đã trình bày trong chương 1 (mục 1.3.2), trong mô hình các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng có 8 giả thuyết cần kiểm định ( từ H1 đến H8)

Bảng 3.10: Kiểm định sự phù hợp của mô hình ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 102.779 8 12.847 110.442 .000a Residual 33.851 291 .116 1 Total 136.630 299 a. Predictors: (Constant), PL, TL, DL, DK, CT, DN, TC, DT b. Dependent Variable: TM

Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 của tác giả, 2013

Bảng 3.10 thể hiện giá trị F là 110.442 và giá trị sig rất nhỏ 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95%. Vì vậy, mô hình đưa ra là

phù hợp với dữ liệu và các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Giả thuyết H1: Thu nhập có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (bảng 3.9) cho thấy hệ số hồi quy giữa thu nhập với sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng là 0.404 và mức ý nghĩa là 0.000 nhỏ hơn 0.05. Điều này có nghĩa là thu nhập có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Như vậy, giả thuyết H1 được chấp nhận bởi bộ dữ liệu nghiên cứu. Hệ số hồi quy cho thấy thu nhập là yếu tố quan trọng tác động đến thỏa mãn công việc của nhân viên, đặc biệt là yếu tố tác động mạnh nhất trong tám nhân tố được nghiên cứu.

Giả thuyết H2: Đào tạo và phát triển có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (bảng 3.9) cho thấy hệ số hồi quy giữa tuyển dụng, đào tạo và phát triển với sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng là 0.214 và giá trị sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05. Điều này có nghĩa là thu nhập có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên hay nói cách khác giả thuyết H2 được chấp nhận bởi bộ dữ liệu nghiên cứu. Hệ số hồi quy cho thấy đào tạo và phát triển là yếu tố quan trọng thứ hai tác động đến thỏa mãn công việc của nhân viên.

Giả thuyết H3: Mối quan hệ với cấp trên có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (bảng 3.9) cho thấy hệ số hồi quy giữa mối quan hệ với cấp trên với sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng là 0.156 và giá trị sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05. Vì vậy, giả thuyết H3 được chấp nhận hay nói cách khác sự tác động của mối quan hệ với cấp trên đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy cho thấy mối quan hệ với cấp trên là yếu tố quan trọng tác động đến thỏa mãn công việc của nhân viên, đặc biệt là yếu tố tác động mạnh thứ ba trong tám nhân tố được nghiên cứu.

Giả thuyết H4: Mối quan hệ giữa đồng nghiệp có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (bảng 3.9) cho thấy hệ số hồi quy giữa mối quan hệ giữa đồng nghiệp với sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng là 0.119 và giá trị sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa đồng

nghiệp có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn của nhân viên hay nói cách khác giả thuyết H4 được chấp nhận bởi bộ dữ liệu nghiên cứu.

Giả thuyết H5: Bản chất công việc có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn . Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (bảng 3.9) cho thấy hệ số hồi quy giữa bản chất công việc với sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng là 0.140 và giá trị sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05. Vì vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận hay nói cách khác sự tác động của bản chất công việc đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy cho thấy bản chất công việc là yếu tố quan trọng tác động đến thỏa mãn công việc của nhân viên, đặc biệt là yếu tố tác động mạnh thứ tư trong tám nhân tố được nghiên cứu.

Giả thuyết H6: Điều kiện làm việc có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (bảng 3.9) cho thấy hệ số hồi quy giữa điều kiện làm việc với sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng là 0.109 và giá trị sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05. Điều này có nghĩa là điều kiện làm việc có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn của nhân viên hay nói cách khác giả thuyết H6 được chấp nhận bởi bộ dữ liệu nghiên cứu.

Giả thuyết H7: Phúc lợi có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (bảng 3.9) cho thấy hệ số hồi quy giữa phúc lợi với sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng là 0.076 và giá trị sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05. Vì vậy, giả thuyết H7 được chấp nhận hay nói cách khác sự tác động của phúc lợi đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết H8: Động lực làm việc có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (bảng 3.9) cho thấy hệ số hồi quy giữa động lực làm việc với sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng là 0.069 và giá trị sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05. Điều này có nghĩa là động lực làm việc có tác động cùng chiều lên sự thỏa mãn của nhân viên hay nói cách khác giả thuyết H8 được chấp nhận bởi bộ dữ liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh khánh hòa (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)