0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 35 -39 )

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới về sự thỏa mãn công việc của nhân viên nói chung và nhân viên ngân hàng nói riêng, sau khi khẳng định được sự phù hợp của dữ liệu nghiên cứu với mô hình đề xuất. Nghiên cứu này sẽ đề xuất mối quan hệ giữa 9 biến chính: thu nhập, đào tạo và phát triển, mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ giữa đồng nghiệp, bản chất công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi, động lực làm việc và sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Thêm nữa, nghiên cứu cũng đề xuất mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công việc của nhân viên với sự trung thành của nhân viên ngân hàng. Khi nhân viên càng thỏa mãn với công việc của mình thì họ càng gắn bó làm việc với ngân hàng.

Hình 1.5: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng ACB trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Mô hình đề xuất được trình bày trong (hình 1.5). Theo đó, nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa: thu nhập, đào tạo và phát triển, mối quan hệ với cấp trên, mối

H3

Sự thỏa mãn công việc của nhân viên Thu nhập

Phúc lợi Sự trung thành

của nhân viên

H2 H1 H4 H5 H6 H7 H8 H9 Đào tạo và phát triển Động lực làm việc Mối quan hệ với cấp trên

Mối quan hệ giữa đồng nghiệp Bản chất công việc Điều kiện làm việc •Gới tính •Độ tuổi. •Trình độ học vấn. •Chức vụ

•Thời gian công tác. •Thu nhập

Thu nhập

quan hệ giữa đồng nghiệp, bản chất công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi, động lực làm việc và sự thỏa mãn công việc của nhân viên; mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công việc và sự trung thành của nhân viên. Các phân tích và giả thuyết dưới đây sẽ chỉ rõ những cơ sở lý thuyết liên quan đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng trong mô hình đề xuất.

Các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa các biến của mô hình như sau:

H1: Thu nhập có tác động dương lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên;

H2: Đào tạo và phát triển có tác động dương lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên;

H3: Cấp trên có tác động dương lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên;

H4: Đồng nghiệp có tác động dương lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên;

H5: Bản chất công việc có tác động dương lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên;

H6: Điều kiện làm việccó tác động dương lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên ;

H7: Phúc lợicó tác động dương lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên;

H8: Động lực làm việc có tác động dương lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên;

H9: Sự thõa mãn công việc của nhân viên tác động dương đến sự trung thành của nhân viên.

H10: Có sự khác nhau về mức độ thỏa mãn công việc giữa các nhân viên theo các đặc điểm nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thời gian công tác, chức vụ và thu nhập của nhân viên.

Kết luận chương 1

Chương này đã trình bày một cách tóm tắt các lý thuyết, mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước được sử dụng như là những kiến thức kế thừa và là nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu này. Trên cơ sở mô hình của các tác giả trên, có điều chỉnh nhóm các yếu tố lại với nhau và đặt tên lại các nhân tố cho phù hợp với thực tế tại ngân hàng để từ đó đề xuất mô hình sẽ được áp dụng cho nghiên cứu này. Mô hình mà tác giả giới thiệu là mô hình các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng bao gồm 8 biến phụ thuộc: thu nhập, đào tạo và phát triển, mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ giữa đồng nghiệp, bản chất công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi và động lực làm việc. Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét mối mức độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự trung thành của nhân viên. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định sự khác biệt của các đặc trưng cá nhân

(tuổi tác, giới tính, thâm niên, trình độ học vấn, vị trí công việc và thu nhập) đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên.

Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp và quy trình nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và đánh giá thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã được đề xuất ở chương một này.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 35 -39 )

×