Mô hình các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh khánh hòa (Trang 68 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3.2. Mô hình các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của

hàng ACB Chi nhánh Khánh Hòa

Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng gồm 9 khái niệm. Trong đó, sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng là khái niệm phụ thuộc, 8 khái niệm còn lại (thu nhập; đào tạo và phát triển; mối quan hệ với cấp trên; mối quan hệ giữa đồng nghiệp; bản chất công việc; điều kiện làm việc; phúc lợi và động lực làm việc) là những khái niệm độc lập và được giả định là các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của nhân viên ngân hàng ACB Chi nhánh Khánh Hòa.

Phương pháp hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để kiểm định mô hình này. Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy, ta dùng hệ số là hệ số xác định R2 hiệu chỉnh. Mô hình có hệ số tương quan R2 = 0.752 cho thấy mối tương quan giữa các biến là thuận và chặt chẽ (Phần I – Phụ lục V). Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) là 0.745 nhỏ hơn R2 (R Square). Hệ số R2 hiệu chỉnh dùng nó đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp để giải thích các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Mô hình có R2 hiệu chỉnh là 74,5% có nghĩa là các yếu tố thu nhập; đào tạo và phát triển; mối quan hệ với cấp trên; mối quan hệ giữa đồng nghiệp; bản chất công việc; điều kiện làm việc; phúc lợi và động lực làm việc giải thích được 74,5% sự thay đổi của sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng.

Với biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng có 8 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc được rút ra từ phân tích nhân tố EFA sẽ được đưa vào phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Bảng 3.9: Kết quả các hệ số hồi quy trong mô hình Hệ số hồi quya Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Thống kê hiện tượng cộng tuyến

Mô hình B Độ lệch chuẩn Beta t

Mức ý nghĩa Độ chấp nhận VIF (Hệ số) -2.414 .200 -12.050 .000 TL .544 .046 .404 11.946 .000 .745 1.343 DT .335 .062 .214 5.422 .000 .547 1.827 CT .178 .041 .156 4.327 .000 .654 1.530 DK .151 .047 .109 3.246 .001 .751 1.331 TC .191 .050 .140 3.850 .000 .642 1.558 DN .136 .040 .119 3.407 .001 .700 1.428 DL .096 .046 .069 2.071 .039 .768 1.302 1 PL .093 .043 .076 2.162 .031 .689 1.451 a. Biến phụ thuộc: TM

Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 của tác giả, 2013

Qua bảng 3.9, ta có thể thấy mô hình hồi quy tuyến tính mẫu có giá trị hệ số độ dốc B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8 đều khác 0. Mức ý nghĩa quan sát được (cột ý nghĩa)

của 8 thành phần đều có giá trị < 0.05 chứng tỏ giả thuyết H0 ( Biến “Sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng” hoàn toàn độc lập với 8 thành phần còn lại xét trên tổng thể) bị bác bỏ. Như vậy, xét trên tổng thể, các yếu tố thu nhập; đào tạo và phát triển; mối quan hệ với cấp trên; mối quan hệ giữa đồng nghiệp; bản chất công việc; điều kiện làm việc; phúc lợi và động lực làm việc có tác động lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng ACB Chi nhánh Khánh Hòa.

Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của 8 yếu tố đều bằng 1 nhỏ hơn 5 nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình này.

Từ những kết quả trên, ta có thể xây dựng phương trình hồi quy tổng thể như sau:

TM: Y = 0.404 TL+ 0.214 DT + 0.156 CT + 0.109 DK + 0.140 TC + 0.119 DN + 0.069 DL + 0.076 PL

Hay:

Sự thỏa mãn công việc = 0.404*(Thu nhập) + 0.214*(Đào tạo và phát triển) + 0.156*(Mối quan hệ với cấp trên) + 0.109*(Điều kiện làm việc) + 0.140*(Bản chất công việc) + 0.119*(Mối quan hệ giữa đồng nghiệp) + 0.069*(Động lực làm việc) + 0.076*( Phúc lợi)

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh khánh hòa (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)