Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 63 - 69)

4. Nội dung nghiên cứu

3.1.2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo khoản mục chi phí

Kết quả điều tra trên địa bàn nghiên cứu cho thấy diện tích mỗi nông hộ canh tác lúa trung bình là 15 công/hộ, thấp nhất là 3 công/hộ, cao nhất là 52 công/hộ. Với quy mô sản xuất như vậy mỗi hộ nông dân đều đầu tư vào một lượng tiền nhất định cho hoạt động sản xuất lúa của mình. Sau đây chúng ta sẽ phân tích các khoản mục chi phí tính trung bình cho 1 ha đất gieo trồng theo từng mùa vụ. Do hạn chế trong quá trình phỏng vấn nên tác giả chỉ thu thập được những thông tin cơ bản về các khoản mục chi phí và các chi phí này bao gồm chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công và sử dụng chi phí trung bình chung tính từ số liệu điều tra áp dụng cho cả 3 vụ, vì theo người nông dân các chi phí này không có sự chênh lệch nhau nhiều giữa các vụ. Để thấy rõ hơn cơ cấu từng loại chi phí phát sinh ở mỗi vụ, chúng ta sẽ phân tích cụ thể tình hình sử dụng chi phí sản xuất của nông hộ ở từng vụ.

* Vụ Đông Xuân:

Đây là vụ sản xuất chính, với thuận lợi là điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho việc sản xuất lúa, dịch bệnh cũng ít phát sinh nên đây là vụ lúa mà người nông dân canh tác tốn chi phí thấp nhất. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi để nông hộ thu được lợi nhuận cao trong vụ này. Tình hình cơ cấu chi phí cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân được thể hiện qua bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11: Cơ cấu các loại chi phí sản xuất lúa ở vụ Đông Xuân

ĐVT: đồng

Loại chi phí Chi phí Tỷ lệ (%)

Giống 216.000 13,2 Phân bón 512.000 31,4 Thuốc bảo vệ thực vật 500.000 30,6 Nhân công 405.000 24,8 Tổng chi phí 1.633.000 100

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - tháng 4/2014

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu chi phí vụ Đông Xuân

Qua bảng 3.11 và biểu đồ 3.2 ta thấy, trong các vụ lúa thì vụ Đông Xuân là vụ lúa quyết định nhiều nhất đến thu nhập của các hộ nông dân trong năm, cho nên trong tất cả các hộ điều tra thì có 100% số hộ tham gia sản xuất vụ Đông Xuân và đương nhiên sẽ đầu tư chu đáo để tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên thuận lợi cho vụ lúa này, trong các chi phí đầu tư phải kể đến:

- Chi phí giống: theo tính toán trên 1 công (1.000m2) đất sản xuất lúa người dân sử dụng trung bình tiền giống là 216.000 đồng. Đây là chi phí

giống cho việc gieo sạ truyền thống, chi phí này có phần thấp hơn khi áp dụng biện pháp sạ hàng, tuy nhiên do các hộ nông dân áp dụng biện pháp này không nhiều nên chi phí có giảm nhưng cũng không đáng kể. Đáp ứng nhu cầu lúa xuất khẩu đòi hỏi giống lúa chất lượng cao và tránh dịch bệnh nên nông dân cũng hạn chế việc để giống nhà mà mua giống mới thông qua nhiều kênh như mua tại trung tâm khuyến nông huyện, tại các đại lý phân bón hay mua từ các hộ khác với mức giá trung bình của vụ Đông Xuân khoảng 4.900 đồng/kg, cao nhất là 5.500 đồng/kg. Giá lúa giống cũng biến đổi liên tục theo thị trường cho nên ở địa phương cũng đã thực hiện việc trợ giống cho các nông hộ, tuy nhiên chi phí giống vẫn chiếm khoảng 13,2% chi phí sản xuất.

- Chi phí phân bón: mỗi mùa vụ nông dân thường bón phân 3 lần tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng hộ dân, nhìn chung một số loại phân chủ yếu được sử dụng là Ure, NPK, DAP. Chi phí phân bón cho một công trung bình 512.000 đồng cho vụ Đông Xuân, chiếm gần 31,4% tổng chi phí. Nhìn vào cơ cấu này ta thấy chi phí cho phân bón là phần chi phí lớn nhất mà các hộ nông dân phải đầu tư cho quá trình sản xuất lúa. Mặc dù vậy nhưng hiện nay người nông dân vẫn có nhiều thuận lợi là các đại lý phân bón thường cho người dân mua chịu và thanh toán sau khi thu hoạch với mức giá không chênh lệch so với giá trả ngay. Đây là một thuận lợi lớn cho các hộ nông dân trồng lúa.

- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: nhìn chung hình hình dịch bệnh vụ này tương đối nhẹ hơn các vụ khác. Tuy nhiên người dân vẫn chú tâm nhiều đến việc xịt thuốc dưỡng, thuốc phòng ngừa dịch hại để đảm bảo năng suất nên đẩy chi phí này lên đến trên 30,6% trong cơ cấu chi phí. Đây có thể nói cũng là một khoảng mục chi phí đáng kể (đứng thứ 2 sau chi phí phân bón) trong hoạt động sản xuất lúa của các hộ nông dân.

- Chi phí nhân công: bao gồm chi phí chuẩn bị đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển và phơi sấy. Tại địa bàn nghiên cứu chi phí này là khá nhỏ

do phần lớn nông dân bán lúa cho thương lái ngay khi lúa được thu hoạch nên không tốn chi phí liên hệ thương lái, chi phí vận chuyển, phơi sấy... Ở vụ này thì hình thức thu hoạch chủ yếu là thuê máy gặt đập liên hợp với chi phí trung bình 300.000 đồng/công. Với hình thức thu hoạch này người nông dân khoán cho chủ máy từ lúc cắt lúa cho đến khi đóng bao và vận chuyển đến nơi yêu cầu, nên chi phí tập trung không phân tán nên giảm bớt phần nào chi phí của việc thu hoạch. Tính luôn chi phí làm đất, chăm sóc và thu hoạch thì tổng chi phí nhân công phải bỏ ra để sản xuất một công lúa là 405.000 đồng.

* Vụ Hè Thu:

Đây là một trong hai vụ sản xuất chính trong năm của các hộ nông dân sản xuất lúa. Mặc dù việc sản xuất lúa ở vụ này không thuận lợi như vụ Đông Xuân, còn một vài khó khăn về thủy lợi, dịch bệnh nhưng có đến 100% hộ nông dân tham gia sản xuất ở vụ này. Tình hình cơ cấu chi phí cho sản xuất lúa vụ Hè Thu được phân tích qua bảng 3.12 như sau:

Bảng 3.12: Cơ cấu các loại chi phí sản xuất lúa ở vụ Hè Thu

ĐVT: đồng

Loại chi phí Chi phí Tỷ lệ (%)

Giống 209.000 11,5 Phân bón 543.000 29,7 Thuốc bảo vệ thực vật 514.000 28,1 Nhân công 560.000 30,7 Tổng chi phí 1.826.000 100

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu chi phí vụ Hè Thu

Qua bảng 3.12 và biểu đồ 3.3 ta thấy, tổng chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu lớn hơn vụ Đông Xuân 193.000 đồng/công, trong đó sự tăng chi phí là do:

- Chi phí giống: vụ này giống thường phát triển không tốt do điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết nên người nông dân thường chủ động sạ dày để khắc phục tình trạng giống bị hư nên lượng giống dùng để gieo sạ cho vụ này có phần nhiều hơn vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, đơn giá lúa giống vụ này thấp nên chi phí giống có phần giảm hơn so với vụ Đông Xuân, cụ thể chi phí giống bình quân cho vụ Hè Thu là 209.000 đồng/công. Chi phí giống cho vụ Hè Thu chiếm gần 11,5% tổng chi phí.

- Chi phí phân bón: nếu như vụ Đông Xuân lượng phân bón cần thiết cho 1 ha sản xuất lúa là 300 kg thì con số này tăng lên là 350 kg/ha ở vụ Hè Thu. Lượng phân bón tăng là vì người nông dân phải chủ động bón nhiều phân để cải tạo đất, điều này làm chi phí phân bón tăng lên đạt mức 29,7% tổng chi phí. Do vậy, chi phí phân bón góp phần ảnh hưởng đến việc gia tăng chi phí sản xuất lúa của vụ Hè Thu.

- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: tương đương với vụ Đông Xuân, ở vụ Hè Thu chi phí thuốc bảo vệ thực vật có tăng nhưng phần tăng lên không

đáng kể. Tuy tăng về mặt giá trị, nhưng tỷ lệ tăng của khoản mục chi phí này thấp hơn tỷ lệ tăng các chi phí khác nên về mặt tỷ lệ trên tổng chi phí thì chi phí thuốc bảo vệ thực vật của vụ này chiếm tỷ lệ thấp hơn vụ Đông Xuân.

- Chi phí nhân công: qua số liệu điều tra ta thấy được khoản mục chi phí nhân công cho vụ Hè Thu chiếm đến 30,7% tổng chi phí, cao hơn hết so với các chi phí còn lại. Do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên người nông dân đầu tư nhiều công sức để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, nên chi phí nhân công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất.

Qua số liệu khảo sát từ thực tế trên, ta thấy chi phí sản xuất lúa của vụ Hè Thu cao hơn so vụ Đông xuân là do sự tăng lên của 3 khoản mục chi phí, đó là chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chi phí nhân công.

* Vụ Thu Đông:

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ mùa, vụ này rất khó đạt năng suất ccao do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai đã bị khai thác nhiều cho vụ Đông Xuân và Hè Thu, đất chưa kịp tái tạo dinh dưỡng nên cho năng suất trồng lúa thấp. Chính vì vậy mà một phần hộ nông dân chuyển sang trồng rau màu, tuy nhiên vẫn còn một phần tiếp tục sản xuất lúa ở vụ này. Tình hình cơ cấu chi phí cho sản xuất lúa vụ Thu Đông được phân tích qua bảng 3.13 như sau: Bảng 3.13: Cơ cấu các lợi chi phí sản xuất lúa ở vụ Thu Đông

ĐVT: đồng

Loại chi phí Chi phí Tỷ lệ (%)

Giống 250.000 12,6 Phân bón 624.000 31,6 Thuốc bảo vệ thực vật 455.000 23,0 Nhân công 648.000 32,8 Tổng chi phí 1.977.000 100

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - tháng 4/2014

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu chi phí vụ Thu Đông

Qua bảng 3.13 và biểu đồ 3.4 ta thấy, tổng chi phí sản xuất lúa vụ Thu Đông là cao nhất trong cả 3 vụ sản xuất lúa trong năm do đây là vụ có điều kiện tự nhiên kém thuận lợi nên mọi chi phí đều tăng, bên cạnh đó năng suất đạt được thì lại giảm, cho nên dẫn đến lợi nhuận trồng lúa vụ này mang lại là thấp nhất. Ở vụ này, các chi phí đều tăng so 2 vụ trước, duy chỉ có chi phí tình hình thuốc bảo vệ thực vật là giảm, nhưng nhìn chung thì tổng chi phí sản xuất vẫn cao. Cao nhất là chi phí nhân công, kế đến là chi phí phân bón do người đất trồng 2 vụ trước đến vụ này đất giảm dinh dưỡng, người nông dân tập trung nhiều phân bón và thuê lao động để cải tạo đất cho nên 2 khoản mục chi phí này tăng cao.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w