4. Nội dung nghiên cứu
1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu
CỨU
1.2.1. Tình hình sản xuất và kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của một số quốc gia trên thế giới
Lúa gạo là loại thực phẩm quan trọng cho trên 50% dân số thế giới. Thời gian gần đây, ngành lúa gạo có hai chuyển biến lớn: (1) Chính phủ Thái Lan tăng giá gạo nội địa để giúp nông dân có đời sống tốt hơn; (2) Ấn Độ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu loại gạo thường dùng (không thơm Basmati) gây ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo thế giới.
Tùy vào tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển của mỗi quốc gia mà ở các nước có sự khác nhau về diện tích canh tác lúa. Bên cạnh đó, sự phù hợp của cây lúa đối với từng loại đất, khí hậu, thời tiết, điều kiện canh tác nên năng suất ở mỗi quốc gia cũng không giống nhau. Sự khác nhau về diện tích, năng suất dẫn đến sản lượng lúa ở mỗi quốc gia khác nhau. Điều này thể hiện ở bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở một số nước trên thế giới năm 2011
STT Tên quốc gia Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
1 Ấn Độ 43.970.000 3,59 157.900.000 2 Trung Quốc 30.311.295 6,69 202.667.173 3 Indonesia 13.201.316 4,98 65.740.946 4 Thái Lan 11.944.320 2,90 34.588.355 5 Việt Nam 7.665.440 5,54 42.398.346 6 Philipines 4.536.642 3.68 16.684.962 7 Pakistan 2.571.200 3,58 9.194.000
Nguồn: Tổng hợp từ website faostat.fao.org
Qua bảng 1.1 ta thấy, Ấn Độ có diện tích canh tác lúa nhiều nhất, tiếp đến là Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philipines và Pakistan. Tuy nhiên nếu xét về mặt năng suất thì Trung Quốc đứng vị trí đầu tiên, tiếp đến là Việt Nam. Điều này chứng tỏ Việt Nam là quốc gia có lợi thế trong ngành sản xuất lúa gạo so với các nước trên thế giới.
Hàng năm tình trạng sản xuất lúa thế giới bị chi phối bởi các yếu tố chính sau đây:
- Chính sách an ninh lương thực quốc gia.
- Tình trạng thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên.
- Nhu cầu tiêu thụ của thế giới và chính sách xuất khẩu trong nước. - Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính, năng lượng...
Việc xuất khẩu lúa gạo của các quốc gia cũng phụ thuộc vào chính sách an ninh lương thực trong từng thời kỳ. Bảng 1.2 dưới đây cho thấy được số lượng và giá trị xuất khẩu gạo năm 2011 của một số nước trên thế giới.
Bảng 1.2: Tình hình xuất khẩu lúa gạo ở một số nước trên thế giới năm 2011
STT Tên quốc gia Số lượng XK (tấn) (1.000USD)Giá trị XK
1 Ấn Độ 5.004.280 4.081.406 2 Trung Quốc 501.073 441.374 3 Indonesia 803 837 4 Thái Lan 10.671.194 6.507.473 5 Việt Nam 7.112.000 3.656.807 6 Philipines 395 1.729 7 Pakistan 3.412.499 2.062.019
Nguồn: Tổng hợp từ website faostat.fao.org
* Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của một số quốc gia:
Kinh nghiệm của Trung Quốc:
- Tập trung phát triển khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. - Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo... và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô kháng virus vào giống.
- Lĩnh vực công nghệ thông tin: xây dựng nhiều ngân hàng dự trữ thông tin nông nghiệp, ngân hàng dự trữ nông nghiệp, ngân hàng tài nguyên giống cây trồng, ngân hàng dự trữ kết quả khoa học – công nghệ, ngân hàng dữ liệu thống kê kinh tế nông nghiệp... Các ngân hàng này được lưu trữ, cập nhật và khai thác mang tính hiệu quả cao.
- Đầu tư nghiên cứu ra các loại phân hỗn hợp nồng độ cao, tan chậm thay thế cho phân đơn, nồng độ thấp hiện tại.
- Về thiết bị nông nghiệp: ứng dụng máy móc, thiết bị đồng bộ phù hợp với cấu trúc, kỹ thuật trồng trọt, tiết kiệm được năng lượng.
Kinh nghiệm của Thái Lan:
- Thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiến lược xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và ổn định. Phân vùng sản xuất nhằm giải quyết tình trạng sản xuất không ổn định, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất, phân chia diện tích đất nhất định để sản xuất các loại cây trồng đảm bảo tưới tiêu tốt. Cung cấp cho nông dân các loại giống khác nhau để phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ. Quản lý sau thu hoạch hiệu quả bằng cách mua sắm phương tiện xây dựng các Kho chứa lúa. Thúc đẩy nghiên cứu các công trình khoa học trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, phối hợp với các ngân hàng dữ liệu nông nghiệp công bố các nghiên cứu phục vụ cho hoạt động sản xuất của người dân. Cấp tín dụng, hỗ trợ vốn lãi suất ưu đãi cho nông dân.
- Tập trung nâng cao sản lượng lúa thông qua việc áp dụng biện pháp kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, quản bá thị trường lúa gạo, tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao đời sống nông dân.
- Phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị, hình thành vùng sản xuất chuyên môn hóa xen kẽ với khu công nghiệp và dân cư. Các nông sản sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp tác giữa công ty chế biến lương thực với các hộ nông dân ở vùng sản xuất. Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết ô nhiễm... nhằm đẩy mạnh các vùng phát triển nông nghiệp trong đó có lúa gạo.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Kinh tế Việt Nam gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, kết nối với nhiều ngành kinh tế khác. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng lúa. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất trồng lúa lớn nhất trong cả nước. Để
thấy được diễn biến diện tích lúa của Việt Nam trong thời gian qua ta có bảng 1.3 dưới đây.
Bảng 1.3: Diễn biến diện tích lúa được trồng ở Việt Nam
ĐVT: ha STT Vùng 2008 2009 2010 2011 2012 Cả nước 7.422.200 7.437.20 0 7.489.400 7.655.400 7.753.200 1 ĐB Sông Hồng 1.155.400 1.155.500 1.150.100 1.144.500 1.139.100 2 Trung du và miền núi phía Bắc 669.800 670.400 666.400 670.900 674.000
3 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
1.219.300 1.221.000 1.214.100 1.228.800 1.235.900
4 Tây Nguyên 211.200 215.600 217.800 224.200 228.100
5 Đông Nam Bộ 307.600 304.700 295.100 293.100 294.800
6 ĐB Sông Cửu Long 3.858.900 3.870.000 3.945.900 4.093.900 4.181.300 Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Qua bảng 1.3 ta thấy, diện tích đất canh tác lúa của Việt Nam không ngừng tăng lên giai đoạn 2008 – 2012. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy chính sách an ninh lương thực quốc gia đang được đẩy mạnh. Trong đó một số vùng có giảm diện tích canh tác do chuyển sang loại cây trồng khác, nhưng sự giảm sút này không nhiều bằng sự tăng lên của một số vùng nên nhìn một cách tổng thể thì diện tích sản xuất lúa tăng dần qua các năm.
Để thấy được năng suất sản xuất lúa của người nông dân, ta xem bảng 1.4 dưới đây.
Bảng 1.4: Diễn biến năng suất lúa ở Việt Nam
ĐVT: tấn
STT Vùng 2008 2009 2010 2011 2012
Cả nước 5,23 5,24 5,34 5,54 5,63
1 ĐB Sông Hồng 5,89 5,88 5,92 6,09 6,03
2 Trung du mà miền núi phía Bắc 4,41 4,55 4,63 4,77 4,84
3 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 5,05 5,11 5,07 5,32 5,43
4 Tây Nguyên 4,43 4,63 4,78 4,76 4,95
5 Đông Nam Bộ 4,28 4,38 4,48 4,64 4,71
6 ĐB Sông Cửu Long 5,36 5,30 5,47 5,68 5,81
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Qua bảng 1.4 ta thấy, năng suất lúa không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là diễn biến tích cực cho thấy hoạt động sản xuất lúa của người nông dân Việt Nam đang dần được nâng cao về mặt hiệu quả. Việc tăng lên về diện tích và năng suất tất yếu dẫn đến sản lượng lúa Việt Nam tăng theo.
Bảng 1.5: Diễn biến sản lượng lúa ở Việt Nam
ĐVT: tấn STT Vùng 2008 2009 2010 2011 2012 Cả nước 38.729.80 0 38.950.200 40.005.60 0 42.398.50 0 43.661.800 1 ĐB Sông Hồng 6.790.200 6.796.800 6.805.400 6.965.900 6.872.500 2 Trung du và miền núi phía
Bắc
2.903.900 3.053.600 3.087.800 3.199.100 3.264.400
3 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
6.114.900 6.243.200 6.152.000 6.635.100 6.713.000
4 Tây Nguyên 935.200 999.100 1.042.100 1.067.700 1.129.400
5 Đông Nam Bộ 1.316.100 1.334.300 1.322.700 1.361.200 1.389.500 6 ĐB Sông Cửu Long 20.669.500 20.523.200 21.595.600 23.269.500 24.293.000
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Việc xuất khẩu lúa gạo phụ thuộc vào chính sách an ninh lương thực và xuất khẩu của quốc gia. Thời gian qua, sự tăng lên về sản lượng, ngành sản xuất lúa gạo không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước mà còn gia tăng về mặt số lượng xuất khẩu. Điều này thể hiện rõ qua bảng 1.6 dưới đây. Bảng 1.6: Tình hình xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam
STT Năm Số lượng XK (tấn) Giá trị XK (1.000USD)
1 2008 4.744.900 2.895.938
2 2009 5.969.000 2.666.062
3 2010 6.893.000 3.249.502
4 2011 7.112.000 3.656.857
Nguồn: Tổng hợp từ website faostat.fao.org
Qua bảng 1.6 ta thấy, xuất khẩu lúa gạo nước ta không ngừng tăng lên về cả số lượng và giá trị. Đây là dấu hiệu tích cực khẳng định sự đóng góp của ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
1.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
- Mai Văn Nam (2006), “Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài này nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mổ tả nhằm mô tả thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích và xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất lúa. Kết quả phân tích từ hàm Cobb-Douglas giúp xác định mức độ tác động của từng yếu tố đầu vào đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích lợi thế so sánh (DRC) để so sánh giữa
chi phí cơ hội với giá trị tăng thêm do nó tạo ra. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất sản xuất lúa của nông hộ.
- Mai Văn Nam (1999), “Hiệu quả sản xuất lúa và một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất lúa ở tỉnh Cần Thơ”. Trong đề tài này các tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào bình quân ảnh hưởng đến năng suất lúa như thế nào. Ngoài ra tác giả còn sử dụng hàm giới hạn khả năng sản xuất Frontier được ước lượng bằng phương pháp đánh giá tối ưu (MLE – Maximum Likelihood Estination) trên phần mềm LIMDEP để phân tích điểm xuất lượng tối ưu mà tại đó năng suất đạt được cao nhất với chi phí đầu tư canh tác thấp nhất.
- Phạm Vân Đình (2006), “Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng”. Trong đề tài này tác giả đã sử dụng các phương pháp: hạch toán chi phí và kết quả sản xuất để tính toán các chỉ tiêu: giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) của 1 ha lúa; phân tích các kênh tiêu thụ để xác định việc tiêu thụ lúa của các tỉnh điều tra theo hình thức nào sẽ cho hiệu quả hơn; hàm sản xuất Cobb- Douglas và hàm giới hạn khả năng sản xuất để phân tích hiệu quả sử dụng các yếu t ố đầu vào trong sản xuất lúa, hàm giới hạn khả năng sản xuất phản ánh năng suất tối đa mà nông dân có thể đạt được trong điều kiện kỹ thuật và chi phí xác định; phương pháp phân tích lợi thế so sánh (DRC) nhằm so sánh chi phí cơ hội của nguồn lực trong nước với giá trị của nguồn lực này do sản phẩm tạo ra.
- Võ Thị Lang (2006), “So sánh hiệu quả của mô hình ba giảm ba tăng và mô hình canh tác truyền thống trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Trong đề tài này tác giả và các cộng sự đã sử dụng mô hình hồi quy tương quan đạng logarithm để ước lượng những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí về sức khỏe của người nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nguyễn Thị Lương (2007), “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của chương trình ba giảm ba tăng ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 – 2006”. Trong đề tài này tác giả đã sử dụng: hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích và xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng thế nào đến năng suất lúa; hàm tương tác các yếu tố sản xuất để phân tích mối quan hệ của các biến độc lập ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của biến phụ thuộc; phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất để tính toán các chi phí trong sản xuất lúa như chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí tưới tiêu...
- Thái Hoàn Ân (2007), “Đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa – tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”. Đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả tình hình sản xuất và thực trạng của nông hộ đang canh tác mô hình lúa độc canh và lúa – tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn; phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để so sánh các chỉ tiêu tài chính của các hộ nông dân đang canh tác mô hình lúa độc canh và lúa – tôm càng xanh. Tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích và xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa độc canh và mô hình lúa – tôm càng xanh.
- Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang”. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và tài chính giữa hai nhóm nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn và ngoài mô hình; phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) để phân tích thu nhập từ mô hình bao gồm các chi phí và doanh thu từ mô hình; tác giả còn sử dụng hàm lợi nhuận để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ thông qua việc ước lượng bằng công cụ hồi quy tương quan.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo Nghị định 02/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ.
Với diện tích tự nhiên 23.593 ha, bằng 7,14% diện tích tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng. Huyện Châu Thành nằm ở phía Bắc của tỉnh Sóc Trăng, cách Thành phố Sóc Trăng 13 km, phía Đông giáp thành phố Sóc Trăng và các huyện Long Phú, Kế Sách; phía Tây giáp huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang; phía Nam giáp huyện Mỹ Tú; phía Bắc giáp huyện Kế Sách và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Châu Thành là cửa ngõ của tỉnh Sóc Trăng và có quốc lộ 1A đi qua xuyên suốt chiều dài của huyện, kết nối với các tuyến đường tỉnh 939B, 982, là tuyến giao thông huyết mạch đi trong và ngoài huyện, nối địa bàn huyện với các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu.
Huyện được chia thành 07 xã: Hồ Đắc Kiện, Phú Tâm, Thuận Hòa, Phú Tân, Thiện Mỹ, An Hiệp, An Ninh và 01 thị trấn Châu Thành là huyện lỵ. Dân số có 100.683 người, chiếm 7,78% dân số trung bình của tỉnh; có 03 dân tộc anh em Kinh - Hoa – Khmer sinh sống. Quốc lộ 1A xuyên qua Huyện