4. Nội dung nghiên cứu
2.1.1.2. Tài nguyên
Toàn huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 70 – 200 cm. Địa chất được hình thành bởi các tầng địa chất chủ yếu là trầm tích mới. Độ sâu từ 0-20m phổ biến là đất sét pha thịt có độ dẻo cao mềm, chịu lực kém. Độ sâu từ 20-21 m là đất sét có độ dẻo trung bình và thấp, chịu lực tốt. Huyện có độ dốc chính nghiêng từ Đông sang Tây, với phần lớn diện tích đất nằm ở vùng tương đối cao, tập trung ở các xã Phú Tân, Phú Tâm, An Hiệp, An Ninh và Thị trấn Châu Thành. Phần diện tích còn lại nằm ở vùng trung bình đến thấp tập trung ở các xã Hồ Đắc Kiện, Thiện Mỹ, Thuận Hòa.
Đặc điểm địa hình, đất đai tạo cho Châu Thành tiềm năng, thế mạnh về phát triển toàn diện các ngành kinh tế.
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Châu Thành là 23.593 ha, chiếm 7,14% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đất đai được sử dụng mới nhiều mục đích khác nhau, cụ thể:
- Đất nông nghiệp là 21.145 ha, chiếm 89,6% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện (đất sản xuất nông nghệp là 19.482 ha, chiếm 82,6%, chủ yếu trồng lúa 16.497 ha, đất trồng khác 2.985 ha); đất lâm nghiệp là 524 ha và đất nuôi trồng thủy sản là 56 ha, đất nông nghiệp khác 1.083 ha.
Đất phi nông nghiệp 2.448 ha, chiếm 10,4% diện tích tự nhiên, trong đó đất ở 420 ha, đất chuyên dùng 1.580 ha; đất sông rạch và mặt nước là 330 ha, các loại đất phi nông nghiệp khác là 52 ha, đất chưa sử dụng còn 66 ha.
Tài nguyên đất đai của huyện đã được khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được đầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất; đồng thời, đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng khối lượng các loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống người dân.
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên nước:
Một là, nguồn nước mặt: chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi sông Hậu, sông Mỹ Thanh theo kênh Phụng Hiệp – Sóc Trăng, sông Nhu Gia và qua sông Kế Sách vào các kênh 8 thước, 9 thước, Trà Cú,… cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện.
Ngoài ra còn có các ao, hồ, kênh rạch được phân bố rải rác và là tiềm năng lớn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Chế độ thủy triều các sông rạch trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không điều của biển Đông với biên độ triều từ 0,4 – 1 m. Tuy nhiên, Châu Thành là vùng đất cao nên không bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nhưng khó khăn về nước trong mùa khô.
Hai là, nguồn nước ngầm: khá dồi dào, nước ngầm mạch sâu từ 100 – 180 m, chất lượng nước tốt để sử dụng cho sinh hoạt, nước ngầm mạch nông từ 5 – 30 m thường bị nhiễm mặn vào mùa khô.
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 524 ha, chiếm 2,2% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Rừng ở Châu Thành là rừng sản xuất, chủ yếu là rừng
tràm. Tài nguyên rừng của huyện Châu Thành tập trung ở các lâm trường thuộc các phân trường Sóc Trăng. Rừng được trồng trên đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả.
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên du lịch:
Các đình chùa, làng nghề là những điểm du lịch có thể kết nối với các tour du lịch nội tỉnh và liên tỉnh để đón khách tham quan du lịch.
Một là, các loại đình chùa mang nét văn hóa tâm linh: loại đình chùa mang nét văn hóa người Việt như Chùa Ni Cô và Tịnh xá Ngọc Hòa ở xã An Ninh; Chùa mang nét văn hóa dân tộc Khmer như chùa Bốn Mặt, chùa Phnorroka (xã Phú Tâm), chùa Peng Sam Đất, Kom Pong Tróp (xã An Hiệp).
Hai là, làng nghề truyền thống: Châu Thành có nhiều làng nghề truyền thống có thể phục vụ khách tham quan du lịch và mua sắm các sản phẩm làm quà lưu niệm như Làng nghề lạp xưởng, bánh Pía ở Vùng Thơm; làng nghề đan lát ở xã Phú Tân,…
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên khoáng sản:
Châu Thành có nguồn đất sét, cát, các loại khoáng sản khác chưa được điều tra khảo sát. Nguồn đất sét có thể sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói,…
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên thủy sản:
Tiềm năng thủy sản là lợi thế lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong phạm vi toàn huyện. Châu Thành có tài nguyên thủy sản khá đa dạng và phong phú, chủ yếu là các loại thủy sản nước ngọt. Các loài thủy sản có giá trị như: cá tra, cá mè vinh, rô phi, rô đồng, cá trê lai, cá lóc, tôm càng xanh,… các loại đặc sản khác như ba ba, rùa, lươn, ếch,…
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên sinh vật (cây trồng, vật nuôi):
Một là, về cây trồng: cây trồng truyền thống chủ yếu là cây lúa, với nhiều giống lúa thuần chủng có năng suất cao; đặc biệt có giống lúa đặc sản đang
được trồng khá phổ biến. Các cây trồng khác như bắp, khoai lang, đậu xanh, đậu nành là những loại cây trồng chủ lực mang lại sản lượng và giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, Châu Thành còn có các loại rau thực phẩm bao gồm: cà chua, ớt, dưa hấu, hành lá, hành tím, hẹ, rau cần, rau muống, rau thơm, cải bẹ xanh, cải ngọt,… và các loại rau nhập từ các vùng nhiệt đới như: bắp cải, su hòa, cà chua, khổ qua…; cây lâu năm gồm các loại như: cam sành, quýt đường, bưởi, nhãn tiêu, long nhãn, xoài các loại,….
Hai là, về vật nuôi: ngoài các loại vật nuôi truyền thống như trâu, bò, heo, gà, vịt,… hiện nay huyện Châu Thành đang hình thành việc chăn nuôi bò sữa.
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên văn hóa nhân văn:
Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Châu Thành gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Sóc Trăng cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dân cư huyện Châu Thành chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Trong đó, người Kinh đông nhất chiếm 52,58% dân số toàn huyện; người Khmer chiếm 43,46%, còn lại là người Hoa chiếm khoảng 3,96%.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc có biết bao người con ưu tú của huyện tham gia đóng góp công sức và không ít trong số đó đã hy sinh anh dũng cho nền độc lập dân tộc. Trong lao động sản xuất, họ là những người cần cù sáng tạo vượt qua những gian lao thử thách để khai phá, cải tạo vùng đất này thành những xóm, ấp và những cánh đồng trù phú.
Kế thừa và phát huy truyền thống ông cha, ngày nay Đảng bộ, nhân dân Châu Thành đang ra sức phấn đấu vươn lên, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của huyện, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, do yếu tố đa dân tộc, văn hóa nên quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Châu Thành cần có những chính sách quan
tâm đến đồng bào dân tộc, đặc biệt là dân tộc Khmer trong những vấn đề giảm nghèo… trong thời gian tới.