Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 30 - 33)

4. Nội dung nghiên cứu

1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Kinh tế Việt Nam gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, kết nối với nhiều ngành kinh tế khác. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng lúa. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất trồng lúa lớn nhất trong cả nước. Để

thấy được diễn biến diện tích lúa của Việt Nam trong thời gian qua ta có bảng 1.3 dưới đây.

Bảng 1.3: Diễn biến diện tích lúa được trồng ở Việt Nam

ĐVT: ha STT Vùng 2008 2009 2010 2011 2012 Cả nước 7.422.200 7.437.20 0 7.489.400 7.655.400 7.753.200 1 ĐB Sông Hồng 1.155.400 1.155.500 1.150.100 1.144.500 1.139.100 2 Trung du và miền núi phía Bắc 669.800 670.400 666.400 670.900 674.000

3 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

1.219.300 1.221.000 1.214.100 1.228.800 1.235.900

4 Tây Nguyên 211.200 215.600 217.800 224.200 228.100

5 Đông Nam Bộ 307.600 304.700 295.100 293.100 294.800

6 ĐB Sông Cửu Long 3.858.900 3.870.000 3.945.900 4.093.900 4.181.300 Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Qua bảng 1.3 ta thấy, diện tích đất canh tác lúa của Việt Nam không ngừng tăng lên giai đoạn 2008 – 2012. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy chính sách an ninh lương thực quốc gia đang được đẩy mạnh. Trong đó một số vùng có giảm diện tích canh tác do chuyển sang loại cây trồng khác, nhưng sự giảm sút này không nhiều bằng sự tăng lên của một số vùng nên nhìn một cách tổng thể thì diện tích sản xuất lúa tăng dần qua các năm.

Để thấy được năng suất sản xuất lúa của người nông dân, ta xem bảng 1.4 dưới đây.

Bảng 1.4: Diễn biến năng suất lúa ở Việt Nam

ĐVT: tấn

STT Vùng 2008 2009 2010 2011 2012

Cả nước 5,23 5,24 5,34 5,54 5,63

1 ĐB Sông Hồng 5,89 5,88 5,92 6,09 6,03

2 Trung du mà miền núi phía Bắc 4,41 4,55 4,63 4,77 4,84

3 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 5,05 5,11 5,07 5,32 5,43

4 Tây Nguyên 4,43 4,63 4,78 4,76 4,95

5 Đông Nam Bộ 4,28 4,38 4,48 4,64 4,71

6 ĐB Sông Cửu Long 5,36 5,30 5,47 5,68 5,81

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Qua bảng 1.4 ta thấy, năng suất lúa không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là diễn biến tích cực cho thấy hoạt động sản xuất lúa của người nông dân Việt Nam đang dần được nâng cao về mặt hiệu quả. Việc tăng lên về diện tích và năng suất tất yếu dẫn đến sản lượng lúa Việt Nam tăng theo.

Bảng 1.5: Diễn biến sản lượng lúa ở Việt Nam

ĐVT: tấn STT Vùng 2008 2009 2010 2011 2012 Cả nước 38.729.80 0 38.950.200 40.005.60 0 42.398.50 0 43.661.800 1 ĐB Sông Hồng 6.790.200 6.796.800 6.805.400 6.965.900 6.872.500 2 Trung du và miền núi phía

Bắc

2.903.900 3.053.600 3.087.800 3.199.100 3.264.400

3 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

6.114.900 6.243.200 6.152.000 6.635.100 6.713.000

4 Tây Nguyên 935.200 999.100 1.042.100 1.067.700 1.129.400

5 Đông Nam Bộ 1.316.100 1.334.300 1.322.700 1.361.200 1.389.500 6 ĐB Sông Cửu Long 20.669.500 20.523.200 21.595.600 23.269.500 24.293.000

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Việc xuất khẩu lúa gạo phụ thuộc vào chính sách an ninh lương thực và xuất khẩu của quốc gia. Thời gian qua, sự tăng lên về sản lượng, ngành sản xuất lúa gạo không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước mà còn gia tăng về mặt số lượng xuất khẩu. Điều này thể hiện rõ qua bảng 1.6 dưới đây. Bảng 1.6: Tình hình xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam

STT Năm Số lượng XK (tấn) Giá trị XK (1.000USD)

1 2008 4.744.900 2.895.938

2 2009 5.969.000 2.666.062

3 2010 6.893.000 3.249.502

4 2011 7.112.000 3.656.857

Nguồn: Tổng hợp từ website faostat.fao.org

Qua bảng 1.6 ta thấy, xuất khẩu lúa gạo nước ta không ngừng tăng lên về cả số lượng và giá trị. Đây là dấu hiệu tích cực khẳng định sự đóng góp của ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w