4. Nội dung nghiên cứu
1.3. Lược khảo tài liệu nghiên cứu
- Mai Văn Nam (2006), “Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài này nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mổ tả nhằm mô tả thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích và xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất lúa. Kết quả phân tích từ hàm Cobb-Douglas giúp xác định mức độ tác động của từng yếu tố đầu vào đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích lợi thế so sánh (DRC) để so sánh giữa
chi phí cơ hội với giá trị tăng thêm do nó tạo ra. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất sản xuất lúa của nông hộ.
- Mai Văn Nam (1999), “Hiệu quả sản xuất lúa và một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất lúa ở tỉnh Cần Thơ”. Trong đề tài này các tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào bình quân ảnh hưởng đến năng suất lúa như thế nào. Ngoài ra tác giả còn sử dụng hàm giới hạn khả năng sản xuất Frontier được ước lượng bằng phương pháp đánh giá tối ưu (MLE – Maximum Likelihood Estination) trên phần mềm LIMDEP để phân tích điểm xuất lượng tối ưu mà tại đó năng suất đạt được cao nhất với chi phí đầu tư canh tác thấp nhất.
- Phạm Vân Đình (2006), “Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng”. Trong đề tài này tác giả đã sử dụng các phương pháp: hạch toán chi phí và kết quả sản xuất để tính toán các chỉ tiêu: giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) của 1 ha lúa; phân tích các kênh tiêu thụ để xác định việc tiêu thụ lúa của các tỉnh điều tra theo hình thức nào sẽ cho hiệu quả hơn; hàm sản xuất Cobb- Douglas và hàm giới hạn khả năng sản xuất để phân tích hiệu quả sử dụng các yếu t ố đầu vào trong sản xuất lúa, hàm giới hạn khả năng sản xuất phản ánh năng suất tối đa mà nông dân có thể đạt được trong điều kiện kỹ thuật và chi phí xác định; phương pháp phân tích lợi thế so sánh (DRC) nhằm so sánh chi phí cơ hội của nguồn lực trong nước với giá trị của nguồn lực này do sản phẩm tạo ra.
- Võ Thị Lang (2006), “So sánh hiệu quả của mô hình ba giảm ba tăng và mô hình canh tác truyền thống trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Trong đề tài này tác giả và các cộng sự đã sử dụng mô hình hồi quy tương quan đạng logarithm để ước lượng những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí về sức khỏe của người nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nguyễn Thị Lương (2007), “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của chương trình ba giảm ba tăng ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 – 2006”. Trong đề tài này tác giả đã sử dụng: hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích và xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng thế nào đến năng suất lúa; hàm tương tác các yếu tố sản xuất để phân tích mối quan hệ của các biến độc lập ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của biến phụ thuộc; phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất để tính toán các chi phí trong sản xuất lúa như chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí tưới tiêu...
- Thái Hoàn Ân (2007), “Đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa – tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”. Đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả tình hình sản xuất và thực trạng của nông hộ đang canh tác mô hình lúa độc canh và lúa – tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn; phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để so sánh các chỉ tiêu tài chính của các hộ nông dân đang canh tác mô hình lúa độc canh và lúa – tôm càng xanh. Tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích và xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa độc canh và mô hình lúa – tôm càng xanh.
- Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang”. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và tài chính giữa hai nhóm nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn và ngoài mô hình; phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) để phân tích thu nhập từ mô hình bao gồm các chi phí và doanh thu từ mô hình; tác giả còn sử dụng hàm lợi nhuận để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ thông qua việc ước lượng bằng công cụ hồi quy tương quan.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU