Liên kết chặt chẽ Bốn nhà trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 109 - 117)

- Đối với Nhà nước

Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách mở rộng canh tác trên diện tích lớn để sản xuất tập trung như mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, hạn chế được chi phí di chuyển, công chăm sóc.

Kết hợp với các đại lý phân bón, công ty thuốc bảo vệ thực vật tập huấn cho nông dân phương pháp sản xuất mới, cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo hiệu quả sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường.

Cập nhật, đặt hàng các loại giống mới phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, mang lại hiệu quả cao để phổ biến tới người nông dân.

Thực hiện trợ giá giống, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị khoa học kỹ thuật để người nông, đảm bảo tính công bằng cho mọi người dân tham gia sản xuất đều được hưởng ưu đãi của địa phương, của nhà nước, có biện pháp xử lý đối với trường hợp sai phạm gây thiệt thòi cho người nông dân.

Giới thiệu và tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, tập huấn kỹ thuật sử dụng máy móc thiết bị hiện đại… để nông dân dần chuyển từ lao động chân tay sang cơ giới hóa, giảm lực lượng lao động trong sản xuất nhất là trong tình trạng thiếu lao động nông thôn như hiện nay.

- Đối với nhà khoa học

Nghiên cứu những giải pháp tối ưu trong việc phòng trừ sâu bệnh trên lúa để hướng dẫn người nông dân áp dụng. Thường xuyên dự báo sâu bệnh và thông tin đầy đủ, kịp thời đến người nông dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để người nông dân chủ động phòng trừ, hạn chế tối đa việc sâu bệnh tấn công khiến tăng chi phí phòng trị mà năng suất lại giảm.

Tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo, hỗ trợ nông dân qua các cuộc hội thảo, phát triển chương trình “cùng nông dân ra đồng”, hỗ trợ trực tiếp nông dân trong việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất.

- Đối với doanh nghiệp

Khảo sát thị trường đầu ra nhằm xác định chủng loại giống phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng thời kỳ để từ đó thông tin đến chính quyền địa phương, hộ nông dân tập trung canh tác các loại giống đó nhằm đảm bảo đầu ra theo yêu cầu thị trường, dễ tiêu thụ và giá bán cao.

Tổ chức vùng nguyên liệu và đầu tư vật tư nông nghiệp cho nông dân qua hình thức hợp đồng. Bên cạnh đó, hỗ trợ nông dân thông qua việc bán chịu các yếu tố đầu vào. Ngoài ra, chiết khấu đối với trường hợp người dân canh tác trên diện tích rộng, sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có thể giảm giá để chi phí đầu tư của nông dân được giảm, góp phần nâng cao lợi nhuận.

- Đối với người nông dân

Chủ động sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào để đạt hiệu quả cao hơn ở đầu ra nhất là thu được lợi nhuận cao hơn. Chú ý đến từng mùa vụ mà đầu tư cho hợp lý lượng giống, phân bón... Cụ thể, ở vụ Đông Xuân mọi điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho cây lúa phát triển tốt, nên hạn chế được tối đa chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất. Hơn nữa, vụ Đông Xuân là vụ sản xuất chính và là vụ mang lại năng suất và sản lượng nhiều nhất nên các hộ nông dân cần tăng cường khâu làm đất, dưỡng lúa nhằm tăng tối đa năng suất từ đó tăng lợi nhuận. Tương tự như vậy ở vụ Hè Thu và Thu Đông nông hộ cũng cần phải giảm lượng phân bón, giống, thuốc trừ sâu để không sử dụng nhiều mà vẫn đảm bảo năng suất cao.

Kiểm soát công lao động chặt chẽ, tính toán kỹ lưỡng ngày công lao động nhà tham gia vào quá trình sản xuất và coi như đó cũng là chi phí nhân công cấu thành nên lợi nhuậ. Có như vậy mới phản ánh đúng lợi nhuận thực tế người nông dân thu được từ hoạt động sản xuất lúa của mình.

Cải tạo đất bằng các biện pháp thực hiện xen canh lúa – màu, lúa – thủy sản... để tăng độ màu mỡ cho đất và hạn chế sâu bệnh, giải pháp này cũng đã được các hộ nông dân thực hiện tuy nhiên thay vì xen canh thì đất đai chỉ được sử dụng cho 2 vụ lúa chính là Đông Xuân và Hè Thu, thời gian còn lại không canh tác... gây lãng phí và chứng tỏ việc sử dụng tài nguyên đất kém hiệu quả. Theo dõi thông tin thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về tình hình dịch bệnh để chủ động phòng ngừa, tuân thủ các khuyến cáo từ báo đài, địa phương để đối phó tốt với dịch bệnh và hạn chế lây lan. Học hỏi, tham gia nhiều lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh, cách sử dụng thuốc trừ sâu mang lại hiệu quả cao giảm chi phí, vừa bảo vệ sức khỏe người lao động, bảo vệ môi trường. Khắc phục tình trạng dùng nhớt diệt rầy đang được phổ biến trong nông dân hiện nay.

Chọn giống tốt để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra. Tìm hiểu và sử dụng những loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng kháng bệnh.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, tích cực áp dụng mô hình IPM, 3 giảm 3 tăng… và ứng dụng tốt các mô hình sản xuất có hiệu quả khác. Khắc phục tình trạng như hiện nay dù có áp dụng khoa học mới nhưng chỉ áp dụng nửa vời, chưa mang lại hiệu quả. Các hộ trồng lúa với diện tích nhỏ thì không nên đầu tư mua máy móc hiện đại mà chỉ nên thuê mướn, vừa đảm bảo giảm chi phí nhiều khâu trung gian, nhưng không tốn quá nhiều chi phí đầu tư mua sắm. Người nông dân cần tự nâng cao trình độ học vấn, đầu tư lâu dài vào các thế hệ kế thừa để nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong

sản xuất lúa. Tham dự các lớp tận huấn, tích cực theo dõi thông tin, sách báo để cập nhật kịp thời kiến thức mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới, đồng thời tích cực ứng dụng vào sản xuất các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, sử dụng hợp lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Các hộ nông dân cần chủ động hợp tác trong sản xuất để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả đầu ra, giảm các chi phí đầu vào và có nguồn vốn kinh doanh lớn, bên cạnh đó việc hợp tác giữa các hộ nông dân cũng tạo điều kiện thông thoáng, dễ dàng hơn cho đầu ra của sản phẩm lúa. Hạn chế tình trạng nông dân làm ra nhiều lúa thì chất đầy nhà không ai mua trong khi đó không có tiền trả cho việc mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất, đồng thời không có vốn để đầu tư cho vụ sau.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Sản xuất lúa là hoạt động chính của nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, thu nhập và đời sống nông hộ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động canh tác lúa của họ. Đây cũng là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người và góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Qua quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính trên 1.000 m2 đất trồng lúa cũng như các yếu tổ ảnh hưởng đến TSLN từ hoạt động sản xuất lúa của nông hộ có thể đưa ra một số kết luận sau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng ở cả 3 vụ đều mang lại hiệu quả nhất định, trong đó hiệu quả cao nhất ở vụ Đông Xuân, tiếp đến là vụ Hè Thu và thấp nhất là vụ Thu Đông.

Trong hoạt động sản xuất lúa của nông hộ thì hiệu quả chịu ảnh hưởng của các yếu tố như chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công, giá bán lúa và năng suất sản xuất đạt được. Tuy nhiên, về mức độ tác động thì không giống nhau ở từng vụ. Trong đó yếu tố giá bán và năng suất tác động làm tăng TSLN của nông hộ, còn các yếu tố chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công tác động làm giảm TSLN. Còn yếu tố diện tích sản xuất, kinh nghiệm sản xuất tuy có ảnh hưởng đến TSLN nhưng về mặt thống kê thì chúng không có ý nghĩa.

Trên cơ sở phân tích định lượng xác định được mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ, cùng với việc thu thập thông tin từ phỏng vấn, học tập kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia, từ đó tác giả đã đề xuất được các nhóm giải pháp thiết thực góp phần nâng nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông hộ.

2. KIẾN NGHỊ

* Đối với địa phương:

- Tạo điều kiện và có kế hoạch hỗ trợ chi phí cải tạo hệ thống thủy lợi, kênh rạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, việc chuyên chở nông sản, lúa đi bán được thuận tiện, giảm bớt chi phí, tránh tình trạng người nông dân bị thương lái ép giá.

- Hỗ trợ và có kế hoạch cho các trung tâm, viện nghiên cứu giống lúa của tỉnh lai tạo, sản xuất ra những giống lúa chất lượng cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu trong vùng, hạn chế sâu bệnh.

- Làm trung gian hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp, ký hợp đồng với số lượng lớn đảm bảo đầu ra ổn định nâng cao lợi nhuận cho người dân trồng lúa trên địa bàn.

- Vai trò trung gian, thực hiện chính sách để tạo điều kiện cho nông dân hợp tác sản xuất. Khuyến khích, tuyên truyền thành lập các câu lạc bộ nông dân để dễ dàng phổ biến những kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hoặc thông tin kịp thời đến bà con nông dân những dự báo về sâu hại, dịch bệnh để đối phó hạn chế rủi ro trong sản xuất.

Trong quá trình điều tra có rất nhiều hộ nông dân muốn áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhưng chưa nắm thông tin, chưa cập nhật phương pháp, kỹ thuật canh tác mới hoặc không được cán bộ khuyến nông tập huấn và chuyển giao công nghệ kịp thời. Do đó, địa phương cần hoàn thiện hệ thống các trạm khuyến nông ở xã, huyện một cách hoàn chỉnh, có đội ngũ cán bộ khuyến nông tâm huyết, nhiệt tình chuyển giao những thành tựu mới cho người nông dân. Cần có đội ngũ kiểm tra giám sát tránh tình trạng quan liêu, không để xảy ra tình trạng những hỗ trợ của nhà nước cho người nông dân chỉ đến tay cán bộ xã hoặc người thân của họ mà không tới được những hộ khác.

Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có từ lâu đời và là lĩnh vực sản xuất có nhiều rủi ro. Vì vậy nhà nước cần hỗ trợ bằng nhiều cách, bình ổn giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tạo điều kiện tiết kiệm chi phí đầu vào cho nông hộ, góp phần nâng cao lợi nhuận.

Cần ký kết các hợp đồng xuất khẩu, tìm những đối tác chiến lược lâu dài tạo điều kiện cho đầu ra của nông dân được ổn định, ổn định giá cả đầu ra để họ yên tâm sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục Thống kê huyện Châu Thành - tỉnh Sóc Trăng, Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2010, 2011, 2012, 2013.

2. Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng (2010), Thống kê tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng sau 18 năm tái lập, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Võ Thành Danh (2006), Giáo trình Marketing Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

4. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2008), Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng, Kinh tế phát triển – Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang, Trường Đại học Cần Thơ.

6. Mai Văn Nam, Nguyễn Tấn Nhân, Bùi Văn Trịnh (1999), Hiệu quả sản xuất lúa và một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất lúa ở tỉnh Cần Thơ, Cần Thơ.

7. Mai Văn Nam (2006), Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ.

8. Phạm Vân Đình (2006), Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội.

9. Võ Thị Lang (2006), So sánh hiệu quả của mô hình ba giảm ba tăng và mô hình canh tác truyền thống trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ.

10. Nguyễn Thị Lương (2007), Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của chương trình ba giảm ba tăng ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 – 2006,

11. Thái Hoàn Ân (2007), Đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa – tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

12. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội.

13. Tổng cục Thống kê - Số liệu thống kê tình hình diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo địa phương 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, Hà Nội. 14. UBND tỉnh Sóc Trăng, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến

năm 2020.

15. Một số website: - faostat.fao.org

- soctrang.gov.vn (Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Sóc Trăng) - Tài liệu tổng hợp từ Internet

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w