4. Nội dung nghiên cứu
3.2.1.2. Phương hướng sản xuất lúa của huyện trong thời gian tới
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 cho biết định hướng phát triển hoạt động nông nghiệp như sau:
- Ổn định diện tích lúa ở mức độ thích hợp nhất, hình thành các vùng chuyên có quy mô tập trung, chất lượng sản phẩm đồng nhất trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa hệ thống canh tác.
- Xây dựng vùng lúa chất lượng cao với quy mô tập trung nhằm sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn và chất lượng đồng nhất. Đồng thời hướng tới đa dạng hóa các hệ thống canh tác trên cơ sở lúa, như: lúa – màu, lúa - thủy sản, lúa chất lượng cao, lúa đặc sản…
- Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chủ trọng cải thiện quan hệ, quy mô và tổ chức sản xuất, phát triển mạnh các loại hình hợp tác sản xuất và trang trại, tập trung cho vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hệ thống canh tác.
* Đối với trồng trọt:
Phát triển các vùng chuyên canh khóm, mía, kinh tế vườn, rau màu, ổn định diện tích sản xuất lúa 2 – 3 vụ/năm phục vụ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu. Diện tích gieo trồng lúa đến năm 2020 là 46.000 ha, sản lượng trên 300 ngàn tấn, năng suất lúa bình quân 7 tấn/ha/vụ.
* Đối với công tác thủy lợi:
Địa bàn huyện Châu Thành nằm trong vùng kiểm soát nước mặn, hệ thống cống ngăn mặn được xây dựng đảm bảo phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
* Phương hướng bố trí sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp:
Sau khi cân đối với quỹ đất chuyên dùng, đất ở theo tiến độ đô thị hóa, phát triển dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ đất thuộc nhóm nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020 còn khoảng 20.000 ha (chiếm 85% diện tích đất tự nhiên của huyện).
Việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện có thể được khái quát như sau: - Canh tác lúa chất lượng cao, một số địa bàn thích hợp có thể luân canh thủy sản.
- Tại một số khu vực ít ngập có thể xây dựng vùng chuyên canh rau màu, mía với quy mô lớn.
- Tại vùng ngoài cống ngăn mặn, tùy điều kiện cụ thể từng mùa mà có thể phát triển các ngành nghề nông nghiệp khác.
* Về nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật về sản xuất cây trồng, vật nuôi theo các hệ thống canh tác tổng hợp đã được xác định trên địa bàn huyện, chú trọng các đối tượng lúa, mía, quít, cam, mít, thủy sản... chuyên canh và luân canh, nuôi gia súc, gia cầm quy mô tập trung, nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình về vùng nguyên liệu nông - ngư nghiệp, liên kiết giữa nông dân và doanh nghiệp trên vùng chuyên canh, xây dựng và vận hành hệ thống thủy lợi khép kín cung cấp cho nhu cầu tưới tiêu của vùng, xây dựng hợp tác xã theo mô hình nuôi trồng đã xác định, các mô hình dân cư, nhà ở và cấp nước sạch tại khu vực nông thôn.