Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 48 - 117)

4. Nội dung nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1:

Tổng hợp cơ sở lý luận về sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố về sản xuất nông nghiệp, hiệu quả, đặc điểm, vai trò, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa.

- Đối với mục tiêu 2:

Tổng hợp nguồn dữ liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2010, 2011, 2012, 2013, đồng thời thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân canh tác lúa trên địa bàn nghiên cứu để mô tả thực trạng sản xuất lúa của huyện. Ngoài ra, sử dụng phương pháp thống kê kinh tế để xử lý các số liệu thu thập.

- Đối với mục tiêu 3:

Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

Phân tích số liệu bằng cách sử dụng phần mềm SPSS. Mô hình hồi quy đa biến được thiết lập như sau:

Y = α0 + α1X1 + α2X2 + α3X3 + α4X4 + α5X5 + α6X6 + α7X7 + α8X8

Trong đó:

X1: diện tích đất canh tác (công) X2: kinh nghiệm canh tác (năm) X3: chi phí giống (đồng/công) X4: chi phí phân bón (đồng/công)

X5: chi phí thuốc bảo vệ thực vật (đồng/công) X6: chi phí thuê nhân công (đồng/công)

X7: giá bán lúa (đồng/kg) X8: Năng suất (kg/công)

Ghi chú: 1 công = 1.000m2 = 0,1ha

Dựa vào kết quả phân tích hồi quy trên cùng với định hướng phát triển hoạt động sản xuất lúa trong thời gian tới của địa phương làm cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của địa bàn nghiên cứu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG TỈNH SÓC TRĂNG

3.1.1. Thực trạng sản xuất lúa trong những năm qua

3.1.1.1. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

a) Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng có diện tích đất tự nhiên là 23.593 ha được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và đất ở, một số ít diện tích đất của huyện để phát triển lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tình hình sử dụng đất tại Huyện được trình bảy ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của Huyện

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 23.593 100 1. Đất sản xuất nông nghiệp 19.482 82,6

- Đất trồng lúa 16.497 69,9 - Đất trồng khác 2.985 12,7 2. Đất lâm nghiệp 524 2,2 3. Đất nuôi trồng thủy sản 56 0,2 4. Đất làm muối 0 0 5. Đất nông nghiệp khác 1.083 4,6 6. Đất phi nông nghiệp 2.448 10,4

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất tại huyện

Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ta thấy, tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 82,6% diện tích đất tự nhiên, trong đó sản xuất lúa chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 69,9% diện tích đất tự nhiên của huyện và chiếm 84,7% trong tổng thể hoạt động sản xuất nông nghiệp.

b) Tình hình sản xuất lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thời gian qua

Lúa ở huyện Châu Thành được sản xuất mỗi năm 3 vụ: Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông (vụ mùa), cụ thể như sau:

Vụ Đông Xuân:

Huyện Châu Thành là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Sóc Trăng, với tổng diện tích đất tự nhiên là 23.593 ha. Trong đó diện tích canh tác lúa chiếm đến 69,9% tổng diện tích đất tự nhiên trong huyện. Trong thời gian 2010 – 2013, diện tích canh tác lúa ở mỗi năm có sự thay đổi do một số hộ nông dân chuyển sang canh tác cây trồng khác. Nhưng qua thời gian, việc canh tác lúa vẫn mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh tế cho các hộ nông

dân nên dần người nông dân chuyển sang canh tác lúa trở lại. Tình hình thay đổi diện tích đất sản xuất lúa qua các năm được cụ thể ở bảng 3.2 sau đây: Bảng 3.2: Tình hình sản xuất lúa vụ Đông Xuân của Huyện

Đơn vị 2010 2011 2012 2013 Diện tích (ha) 15.990 14.366 14.720 16.003 TT Châu Thành 582 541 500 541 Xã Hồ Đắc Kiện 2.800 2.000 2.500 2.700 Xã Phú Tâm 3.072 3.050 3.065 3.065 Xã Thuận Hòa 1.394 1.364 1.373 1.373 Xã Phú Tân 1.815 1.975 1.951 1.951 Xã Thiện Mỹ 1.631 750 645 1.700 Xã An Hiệp 2.093 2.093 2.093 2.080 Xã An Ninh 2.603 2.593 2.593 2.593 Sản lượng (tấn) 98.978 89.564 94.856 104.416 TT Châu Thành 3.549 3.351 3.015 3.327 Xã Hồ Đắc Kiện 18.802 13.732 17.760 19.251 Xã Phú Tâm 18.724 19.261 18.997 19.708 Xã Thuận Hòa 8.492 8.586 8.522 8.672 Xã Phú Tân 11.008 11.532 12.568 12.393 Xã Thiện Mỹ 9.936 4.688 4.131 11.271 Xã An Hiệp 12.945 12.669 12.518 12.763 Xã An Ninh 15.522 15.745 17.345 17.031

Nguồn: Niên giám Tthống kê huyện Châu Thành - tỉnh Sóc Trăng, năm 2010, 2011, 2012, 2013

Qua bảng 3.2 ta thấy, ở vụ Đông Xuân của 4 năm 2010, 2011, 2012, 2013 thì diện tích sản xuất lúa của các địa phương trong huyện có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Nhìn một cách tổng quát thì diện tích đất canh tác lúa vụ này năm 2011 giảm so với năm 2010, năm 2012 diện tích sản xuất lúa có tăng nhưng không nhiều, sang năm 2013 thì diện tích sản xuất lúa của

huyện tăng lên, và cao nhất trong các năm. Việc gia tăng về diện tích sản xuất lúa cho thấy, người nông dân vẫn trung thành với việc sản xuất lúa do đây là ngành sản xuất mang lại nguồn lương thực chủ yếu cho xã hội, đồng thời đem lại thu nhập ổn định hơn cho nông hộ so với các loại cây trồng khác.

Về sản lượng thì điểm đáng mừng là sản lượng lúa ở vụ Đông Xuân tăng dần qua các năm (2011 – 2013). Sự tăng lên của sản lượng cho thấy, hoạt động sản xuất lúa của người nông dân nơi đây ngày càng hiệu quả. Điều này do tác động của nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên thuận lợi, sử dụng giống cho năng suất cao, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh của nông dân được nâng lên... Đây là dấu hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất lúa tại huyện Châu Thành.

Vụ Hè Thu:

Vụ Hè Thu cũng là một vụ sản xuất chính trong năm, tuy vụ này năng suất lúa không cao bằng vụ Đông Xuân nhưng hầu hết tất cả nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đều tham gia gieo sạ lúa Hè Thu. Tình hình diện tích, sản lượng lúa Hè Thu trong 4 năm gần đây được trình bảy ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất lúa vụ Hè Thu của huyện Đơn vị 2010 2011 2012 2013 Diện tích (ha) 15.990 14.366 14.720 16.003 TT Châu Thành 582 541 500 541 Xã Hồ Đắc Kiện 2.800 2.000 2.500 2.700 Xã Phú Tâm 3.072 3.050 3.065 3.065 Xã Thuận Hòa 1.394 1.364 1.373 1.373 Xã Phú Tân 1.815 1.975 1.951 1.951 Xã Thiện Mỹ 1.631 750 645 1.700 Xã An Hiệp 2.093 2.093 2.093 2.080 Xã An Ninh 2.603 2.593 2.593 2.593 Sản lượng (tấn) 83.023 89.359 95.457 97.672 TT Châu Thành 3.104 3.416 3.301 3.473 Xã Hồ Đắc Kiện 13.236 11.506 14.880 15.215 Xã Phú Tâm 17.910 19773 20.618 19.190 Xã Thuận Hòa 6.747 8.626 9.092 8.834 Xã Phú Tân 10.649 13.122 13.308 12.147 Xã Thiện Mỹ 7.919 4.527 4.134 10.197 Xã An Hiệp 10.748 12.587 13.690 13.056 Xã An Ninh 12.710 15.532 16.434 15.560

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Châu Thành - tỉnh Sóc Trăng, năm 2010, 2011, 2012, 2013

Qua bảng 3.3 ta thấy, về diện tích thì vụ Hè Thu không có sự thay đổi so vụ Đông Xuân do đây là 1 trong 2 vụ sản xuất lúa chính trong năm nên hầu hết nông hộ đều tham gia gieo sạ lúa ở vụ này.

Tuy nhiên, năng suất lúa vụ này không cao bằng vụ Đông Xuân do điều kiện tự nhiên kém thuận lợi, dễ sâu bệnh. Mặc dù năng suất đạt được không cao nhưng điều đáng mừng là sản lượng lúa không ngừng tăng lên giai đoạn 2010 – 2013, năm sau cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu cho thấy ngưười nông dân canh tác lúa ngày càng hiệu quả, đồng thời ngành sản xuất lúa đóng góp ngày càng nhiều vào tình hình phát triển kinh tế của địa phương.

Vụ Thu Đông (lúa mùa):

Đây là vụ lúa phụ trong năm và chỉ một bộ phận nông dân tham gia gieo sạ lúa trong vụ này, diện tích canh tác của toàn huyện không nhiều mà phần lớn nông hộ chuyển sang canh tác các loại rau màu để tăng thu nhập, hoặc để đất nghỉ nhằm cải tạo, phục hồi dinh dưỡng cho đất chuẩn bị tốt cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tình hình diện tích, sản lượng lúa vụ mùa ở huyện Châu Thành trong 4 năm gần đây được thể hiện qua bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Tình hình sản xuất lúa vụ Thu Đông của huyện

Đơn vị 2010 2011 2012 2013 Diện tích (ha) 2.744 1.930 2.301 2.783 TT Châu Thành 0 0 0 0 Xã Hồ Đắc Kiện 270 600 1.060 1.082 Xã Phú Tâm 0 0 0 0 Xã Thuận Hòa 580 0 0 180 Xã Phú Tân 0 0 0 0 Xã Thiện Mỹ 624 930 1.331 1.331 Xã An Hiệp 470 0 0 0 Xã An Ninh 800 400 0 370 Sản lượng (tấn) 13.179 9.391 12.175 15.029 TT Châu Thành 0 0 0 0 Xã Hồ Đắc Kiện 1.288 2.783 4.866 5.158 Xã Phú Tâm 0 0 0 0 Xã Thuận Hòa 2.818 0 0 789 Xã Phú Tân 0 0 0 0 Xã Thiện Mỹ 3.001 4.650 7.309 7.695 Xã An Hiệp 2.261 0 0 0 Xã An Ninh 3.811 1.958 0 2.176

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Châu Thành - tỉnh Sóc Trăng, năm 2010, 2011, 2012, 2013

Qua bảng 3.4 ta thấy, nếu so giữa ba vụ sản xuất lúa trong năm thì vụ Thu Đông người nông dân tham gia canh tác ít nhất, thậm chí có địa phương

trong Huyện không canh tác do năng suất mang lại không cao, hiệu quả từ việc sản xuất lúa đem lại không nhiều nên thường là họ để đất nghỉ nhằm cải tạo đất, cũng có một số địa phương chuyển sang luân canh các loại cây hoa màu ngắn ngày khác. Trong số các địa phương trong huyện Châu Thành thì chỉ có xã Hồ Đắc Kiện và xã Thiện Mỹ là canh tác đủ cả ba vụ lúa, còn lại xã Thuận Hòa và xã An Ninh thì có năm canh tác năm không, các địa phương còn lại không canh tác vụ Thu Đông.

Bảng 3.4 cho thấy, nông dân huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng sản xuất lúa ở cả 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Tuy nhiên, diện tích sản xuất có giảm, diện tích trồng lúa nhiều nhất ở vụ Đông Xuân và Hè Thu và diện tích ở 2 vụ này là tương đương nhau do đây là 2 vụ sản xuất chính trong năm và hiệu quả mang lại cao, vụ Thu Đông có diện tích trồng lúa thấp nhất do sản xuất lúa ở vụ này gặp nhiều khó khăn, hao phí nhiều nguồn lực mà năng suất đạt được không cao. Năng suất thấp, diện tích trồng lúa vụ mùa không nhiều dẫn đến sản lượng lúa vụ mùa rất thấp.

c) Tuổi đời, kinh nghiệm canh tác và trình độ học vấn của chủ hộ qua mẫu điều tra

Từ kết quả điều tra trực tiếp nông hộ, có thể thống kê được tình hình cơ bản về độ tuổi, kinh nghiệm canh tác cũng như trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra theo bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.5: Tình hình tuổi đời, kinh nghiệm và trình độ học vấn của chủ hộ ĐVT: hộ Địa bàn Tổng mẫu Tuổi bình Kinh nghiệm Trình độ học vấn ĐH/CĐ THPT THCS Tiểu học chữMù Xã Hồ Đắc Kiện 66 50 28 0 12 28 26 0 Xã Thiện Mỹ 45 42 23 0 16 15 14 0 Xã Thuận Hòa 39 44 15 0 12 7 18 2 Tổng 150 0 40 50 58 2

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - 4/2014

Qua bảng 3.5 ta thấy, số tuổi bình quân của các chủ hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu là tương đối cao, không có sự chênh lệch lớn về độ tuổi bình quân của chủ hộ sản xuất lúa ở 3 xã nghiên cứu, dao động từ 42 đến 50 tuổi. Độ tuổi trung bình này cho thấy các hộ sản xuất này đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa. Do trồng lúa là nghề truyền thống lâu đời của nông dân đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và của huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Tuy nhiên, một thực tế không thể không nhắc đến là mặc dù nông dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm nhưng trình độ học vấn chưa cao, phần lớn ở bậc tiểu học và mù chữ chiếm tỷ lệ chiếm gần 40%, kế đến là nhóm chủ hộ có trình độ học vấn ở bậc trung học cơ sở 33%, trình độ trung học phổ thông 27%, trong khi trình độ đại học, cao đẳng chưa có. Điều này phản ánh một thực tế hiện nay là ở nông thôn vẫn còn thiếu một bộ phận rất lớn lao động có trình độ. Đây là một hạn chế lớn trong việc tiếp thu các kiến thức tiến bộ khoa học vào sản xuất, có chăng chỉ là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các hộ trong địa phương.

d) Tình hình diện tích canh tác lúa bình quân của hộ sản xuất lúa

Hoạt động xuất khẩu lúa gạo của cả nước tăng cao đồng thời với sự tăng nhanh của giá gạo xuất khẩu đã làm cho người nông dân chạy theo việc sản xuất các giống lúa khác nhau theo yêu cầu của thị trường. Tại địa bàn nghiên cứu các giống lúa được người dân chọn trồng phổ biến là giống IR50404 hay còn gọi là giống lá xanh, đây là một giống lúa có giá trị xuất khẩu cao. Bên cạnh đó một số giống được các hộ nông dân chọn sản xuất đó là giống lúa thơm OM4900 hay OM6162, giống lúa này được ưa chuộng ở thị trường nội địa. Một số hộ chọn các giống địa phương có khả năng kháng rầy cao như Hàm Châu, Bến Tre hay các giống ngắn ngày khác.

Bảng 3.6: Tình hình diện tích canh tác lúa bình quân của hộ điều tra

ĐVT: công

Địa bàn Đông XuânDTBQ vụ DTBQ vụ Hè Thu DTBQ vụ Thu Đông Xã Hồ Đắc Kiện 15 15 8 Xã Thiện Mỹ 10 10 4 Xã Thuận Hòa 12 12 4 Tổng thể 13 13 6

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - tháng 4/2014

Qua bảng 3.6 ta thấy, lúa được trồng phổ biến ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, 100% hộ điều tra đều sản xuất ở cả 2 vụ này trong năm, với diện tích bình quân của một hộ sản xuất từ 10 – 15 công. Trong đó, diện tích bình quân cao nhất là ở xã Hồ Đắc kiện với 15 công/hộ, tiếp đến là xã Thuận Hòa 12 công/hộ, diện tích canh tác bình quân ít nhất ở xã Thiện Mỹ: 10 công/hộ. Một số hộ sản xuất thêm vụ Thu Đông nhưng chiếm tỷ lệ không nhiều, phần lớn các hộ nông dân luân canh cây rau màu trong vụ này để cải tạo đất và tăng thu nhập do trồng lúa ở vụ này cho lợi nhuận không cao.

e) Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm của Huyện

Tại huyện Châu Thành nông hộ phần lớn canh tác lúa ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, một số ít sản xuất thêm vụ mùa. Tình hình canh tác các vụ lúa trong năm được thể hiện ở bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm của hộ điều tra

ĐVT: hộ Địa bàn Số vụ 1 vụ 2 vụ 3 vụ Xã Hồ Đắc Kiện 0 31 35 Xã Thiện Mỹ 0 30 15 Xã Thuận Hòa 0 29 10

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - tháng 4/2014

Qua bảng 3.7 ta thấy, với tài nguyên đất sản xuất hiện có các hộ nông dân đã tận dụng khá triệt để vào hoạt động sản xuất bằng việc canh tác từ 2 đến 3 vụ mỗi năm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây dịch bệnh hoành hành

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 48 - 117)