Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 45 - 47)

4. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Liên hệ địa điểm điều tra chọn vùng nghiên cứu: xin ý kiện của cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

huyện. Sau khi được tư vấn, tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là 3 xã: Hồ Đắc Kiện, Thiện Mỹ, Thuận Hòa. Đây là 3 xã có diện tích sản xuất lúa lớn, điều kiện tự nhiên, đất đai, tập quán canh tác đặc trưng của huyện. Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp nông hộ dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn.

a.Đối tượng phỏng vấn

Các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn 3 xã: Hồ Đắc Kiện, Thiện Mỹ, Thuận Hòa thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

b. Phương pháp chọn mẫu

Người nông dân thường có tập quán sản xuất tương tự nhau do áp dụng những kinh nghiệm truyền lại từ đời này sang đời khác, tuy nhiên tùy theo vùng địa lý, điều kiện tự nhiên mà từng vùng khác nhau người dân có những kinh nghiệm sản xuất phù hợp nên hiệu quả cũng có sự khác nhau nhất định.

Vì lý do này, tác giả chọn mẫu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Phương pháp này dựa vào cơ cấu mẫu cụ thể của từng nhóm nông dân phân theo vùng địa giới hành chính, trong mỗi nhóm nông dân sẽ thu thập số mẫu theo cơ cấu nhưng vẫn dựa trên sự ngẫu nhiên trong phỏng vấn.

c. Cỡ mẫu

Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng thì ở đây ta chọn mẫu phân theo địa giới hành chính tức là theo các xã trong huyện. Theo kết quả khảo sát thì 3 xã Hồ Đắc Kiện, Thiện Mỹ, Thuận Hòa là 3 xã có diện tích đất trồng lúa lớn trong huyện, đồng thời đây là 3 địa bàn có điều kiện tự nhiên, đất đai, tập quán canh tác gần giống nhau. Cơ cấu mẫu sẽ xác định dựa vào tỷ lệ diện tích đất của 3 địa bàn.

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, và theo các nghiên cứu với tổng thể lớn thì cỡ mẫu có ý nghĩa là trên 100 mẫu. Vì vậy, đề tại chọn cỡ mẫu phỏng vấn là 150 mẫu được cơ cấu theo tỷ lệ số hộ sản xuất lúa của từng xã. Cơ cấu mẫu được trình bày ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Số mẫu điều tra số liệu sơ cấp ĐVT: hộ Địa bàn phỏng vấn Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ phỏng vấn Xã Hồ Đắc Kiện 3.229 44 66 Xã Thiện Mỹ 2.256 30 45 Xã Thuận Hòa 1.937 26 39 Tổng cộng 7.422 100 150

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành - tỉnh Sóc Trăng, năm 2013

Qua bảng 2.1 ta thấy, ở mỗi xã có số hộ canh tác lúa khác nhau nên việc xác định số mẫu nghiên cứu ở từng xã sẽ được tính theo phương pháp tỷ lệ tương ứng với số hộ canh tác lúa. Bằng phương pháp này ta xác định được số mẫu phỏng vấn cụ thể tại từng xã theo cơ cấu như sau:

Tổng số mẫu điều tra: 150 mẫu, trong đó:

- Hồ Đắc Kiện: Số hộ trồng lúa là 3.229 hộ, chiếm 44% số hộ trồng lúa ở 3 địa bàn nghiên cứu, do đó số mẫu điều tra = 150 mẫu x 44% = 66 mẫu.

- Thiện Mỹ: Số hộ trồng lúa là 2.256 hộ, chiếm 30% số hộ trồng lúa ở 3 địa bàn nghiên cứu, do đó số mẫu điều tra = 150 mẫu x 30% = 45 mẫu.

- Thuận Hòa: Số hộ trồng lúa là 1.937 hộ, chiếm 26% số hộ trồn lúa ở 3 địa bàn nghiên cứu, do đó số mẫu điều tra = 150 mẫu x 26% = 39 mẫu.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w