- Quỳnh Lưu là một huyện có tiềm năng lớn nhất về nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 18,62% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản
2.3.1.2. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ. Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản thời gian qua tại Nghệ An không ngừng tăng cùng với tài sản cố định huy động, kết quả làm năng lực sản xuất phục vụ của lĩnh vực này cũng tăng thêm. Ngành đã huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư cho mục tiêu và các dự án đề ra của chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản Nghệ An đã phát triển ở cả 3 rộng khắp trên ba loại hình mặt nước ngọt, lợ, mặn, trong đó tập trung vào nuôi thủy sản nước lợ….chuyển nhanh theo hướng nuôi bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp. Khuyến khích chuyển diện tích cấy lúa một vụ năng suất thấp, bấp bênh và ruộng nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng nhiều công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất giống như : giống rô phi đơn tính theo công nghệ lai xa, giống cua, giống tôm sú, giống cá chim trắng, giống cá bớp, giống tu hài.... Có nhiều vùng nuôi thủy sản công nghiệp tập trung được các thành phần kinh tế đầu tư trên toàn tỉnh như: Dự án nuôi tôm công nghiệp Quỳnh Bảng – Quỳnh Lưu, Hưng Hòa - Vinh, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển đối 140 ha xã Hưng Hòa sang nuôi trồng thủy sản, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nuôi cá rô phi xã Thanh Thủy – Thanh Chương, ...
Bảng 2.10: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2008 -2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2012 Tăng thêm So với mục tiêu đề ra đạt (%) I.Diện tích NTTS ha 13.486,40 13.983,00 496,60 70,62 1.Nuôi trồng nước ngọt ha 4.937,60 5.581,00 643,40 69,76 2. Nuôi trồng nước lợ ha 8.203,80 8.087,00 -116,80 86,95 3. Nuôi trồng nước mặn ha 345,00 315,00 -30,00 11,16 4. Tổng số lồng, bè, máng cái 7.697,00 9.847,00 2150,00 II. Sản lượng Tấn 34.953,80 43.480,90 8527,10 72,95 1.Nước mặn, lồng bè Tấn 3.248,40 5.037,00 1788,60 2.Nước lợ Tấn 17.273,20 17.617,60 344,40 3.Nuôi nước ngọt Tấn 14.432,20 20.826,30 6394,10 III.Giá trị sản lượng Tấn 415,10 646,32 231.22 76,93
Tốc độ tăng trưởng GO %/năm 10,21 14,16 3,95 70,80
Tỷ trọng/tổng SP ngành 60,00 78,00 18,00 105,2
IV.Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Triệu
USD 50,00 60,00 70,00 80,00
V. Đóng góp vào GDP 2,00% 2,50% 0,50% 7,00
VI.Tạo công ăn việc làm Người 3.015,00 2.815,00 - 200,00 88,00
Nguôn: Phòng nuôi trồng thủy sản – Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn NA
Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2008 – 2012 tại Nghệ An nhìn chung phát triển với tốc độ chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó, chỉ đạt khoảng 70,62% mục tiêu đề ra. Diện tích nuôi trồng hầu như tăng không đáng kể, trong 5 năm chỉ tăng thêm 496,6 ha tương ứng với 3,68%, so với tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An(38.384 ha) thì chỉ chiếm hơn 1/3. Trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ giảm 146,80 ha, diện tích nuôi trồng nước ngọt tăng 643,40 ha
(tương ứng 13,03%). Nguyên nhân dẫn đến việc diện nuôi trồng thủy sản không mở rộng được là do quy hoạch của tỉnh về thủy sản
Mặc dù, diện tích tăng không đáng kể, nhưng sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn này tăng khá cao, năm 2008 đạt 34.953,80 tấn, đến năm 2012 con số này tăng lên tới 43.480,90 tấn, chênh lệch 2012 – 2008 là 8527,1 tấn tương ứng với 24,40%. Trong đó, sản lượng thủy sản nước mặn, lồng bè tăng nhiều nhất ( 55,06%), kế đến là nhóm thủy sản nước ngọt ( 44,30%), nhóm thủy sản nước lợ chỉ tăng chút ít ( xấp xỉ 2%). Qua bảng trên cho thấy, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích, điều này chứng tỏ năng suất nuôi trồng thủy sản tăng cao, đầu tư đi vào chiều sâu và hiệu quả. Trong sản xuất đã thể hiện rõ xu thế nuôi trồng thủy sản theo phương thức thâm canh, bán thâm canh và nuôi công nghiệp. Tuy nhiên sản lượng nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn này cũng chỉ đạt khoảng 73% so với mục tiêu đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng bình quân giai đoạn này đạt 11,14% đạt 70% so với mục tiêu đã đề ra ( 15 - 20%). Tỷ trọng tổng sản phẩm thủy sản nuôi trồng trong tổng sản phẩm của ngành thủy sản không ngừng được tăng lên, năm 2008 đạt 60% đến năm 2012 lên tới 78% vượt chỉ tiêu đề ra ( 75%)
Về sản xuất giống và cung cấp giống thủy sản
Hệ thống các trại sản xuất giống thuỷ sản phát triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu giống thuỷ sản cho sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh và một số tỉnh khu vực Bắc trung bộ, góp phần đưa Nghệ An trở thành trung tâm giống thuỷ sản của vùng Bắc trung bộ. Các trại giống đã sớm tiếp thu những công nghệ sản xuất các đối tượng giống mới có năng suất, hiệu quả.
Hiện nay, Nghệ An có 17 cơ sở sản xuất giống thủy sản (11 cơ sở sản xuất giống nước ngọt trong đó có 10 trại sản xuất cá giống, 1 trại sản xuất tôm càng xanh; 6 cơ sở sản xuất giống nước mặn lợ, trong đó có 2 trại sản xuất tôm giống, 3 trại sản xuất cua giống và Trung tâm giống thủy sản Nghệ An, Công ty cổ phần CP, Việt úc, Vina, cơ sở Hoàng Xuân Tin (Thông Thuận), ….
Bảng 2.11: Kết quả sản xuất giống giai đoạn 2008 – 2012
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2012 Chênh lệch
2012/2008
TL% 2012/2008 2012/2008
Tổng số trại giống Trại 14,00 17,00 3,00 121,40
A.Trại SX giống nước ngọt Trại 10,00 11,00 1,00 110,00
- Số trại sản xuất cá giống Trại 9,00 10,00 1,00 111.10
- Sản lượng cá giống triệu con 880,00 2.910,00 2.030,00 330,70
- Số trại tôm CX giống Trại 1,00 1,00 0,00 100,00
- Sản lượng tôm CX giống triệu con 5,00 6,50 1,50 130,00
B.Trại SX giống mặn, lợ Trại 4,00 6,00 2,00 150,00
- Số trại SX tôm giống Trại 2,00 2,00 0,00 100,00
- Sản lượng tôm giống (p15) triệu con 80,00 150,00 70,00 187,50
- Số trại SX cua giống Trại 1,00 3,00 2,00 300,00
- Sản lượng cua giống triệu con 1,00 4,00 3,00 400,00
- Cơ sở SX giống cá nước mặn Trại 1,00 1,00 0,00 100,00
- Sản lượng cỏ giống nước mặn triệu con 1,00 3,00 2,00 300,00
Nguồn: Phòng nuôi trồng thủy sản – Sở Nông nghiệp và PT Nông thôn tỉnh Nghệ An
Tổng diện tích các trại sản xuất giống nước ngọt tính đến năm 2012 là 86,50 ha tăng gần gấp đôi so với năm 2008. Diện tích của các trại ở quy mô vừa, năng lực sản xuất trại lớn nhất khoảng 300 triệu giống/năm, có 6 trại năng lực sản xuất từ 100 – 200 triệu giống/năm, số còn lại là các trại nhỏ có năng lực sản xuất dưới 30 triệu giống/năm
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng các trại giống thủy sản nước ngọt trong 5 năm 2008 – 2012 tăng không nhiều, tuy nhiên năng lực sản xuất các trại nhìn chung rất cao. Trước đây chỉ có các Viện và Trạm trại sản xuất của Trung ương mới sản xuất được tôm giống, cá biển; đến nay nhiều cơ sở tư nhân đã tự sản xuất và phát triển dịch vụ ương tôm, cua, cá giống để phục vụ sản xuất.
Điển hình là sản xuất cá giống nước ngọt, số lượng trại chỉ tăng thêm 1 mà số lượng cá giống cung ứng ra thị trường tăng tới 330,70% (năm 2008: 880 triệu cá giống, năm 2012 đạt 2910 triệu con).
Tổng diện tích các cơ sở sản xuất giống mặn lợ 69,73 ha, có 3 trại có diện tích dưới 1 ha, 3 trại có diện tích 3-9 ha. Trừ Trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung có qui mô lớn( diện tích 59 ha, lao động 100 người, qui mô sản xuất trên 12 triệu giống/năm) còn lại qui mô các trại sản xuất nhỏ về cả diện tích và năng lực sản xuất( dưới 5 triệu giống/năm). Đến nay năng lực sản xuất giống là 5 triệu cua cấp 1 (năm 2008 chỉ đạt 2 triệu cua cấp 1), 11 triệu p15 tôm giống ( năm 2008: 4 triệu), 10 triệu tu hài giống (Năm 2008: 3 triệu), 2 triệu giống cá biển và các giống thuỷ sản khác như : ghẹ xanh, ốc hương, vẹm, trai ngọc....
Nhìn chung năng lực sản xuất của các trại giống mặn lợ giai đoạn 2008 – 2012 đều tăng lên đáng kể. Điển hình là trại sản xuất tôm giống, mặc dù số trại vẫn là 2, nhưng được đầu tư nâng cấp, điều đó làm cho số lượng tôm giống được sản xuất ra năm 2012 tăng 187,5% so với năm 2008. Số trại cua giống được xây mới 2 trại, sản lượng cua giống năm 2009 tăng 400% so với năm 2008.
Tổng công suất thiết kế các trại sản xuất giống hải sản mặn lợ khoảng 216 triệu giống/năm. Do nhiều nguyên nhân về điều kiện môi trường, thời vụ và thị trường nên việc sản xuất giống một số đối tượng nuôi chủ yếu như tôm, của chỉ tập trung vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Khoảng thời gian khác trong năm nếu sản xuất giống thì sẽ không có thị trường tiêu thụ. Vì vậy sản lượng sản xuất của các trại chỉ đạt trên 20% công suất. Đối với một số đối tượng nuôi khác việc sản xuất giống có thể tiến hành được quanh năm nhưng cũng không thể thực hiện được vì phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ.
Bảng 2.12: Năng lực sản xuất thức ăn và chế phẩm sinh học tăng thêm của các cơ sở sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: tấn/năm TT Đơn vị Năm 2008 Năm 2012 Chênh lệch 2008/2012 1 Công ty SX thức ăn CP 250 400 150 2 Công ty TNHH UP 120 150 30 3 Công ty Cổ phần Việt Úc 140 200 60 4 Công ty Proconcor 82 100 18
5 Công ty sản xuất thức ăn thủy sản
Callgril
150
6 Công ty SX Thức ăn ViNa - 170 -
7 Công ty SX Thức ăn Con Rồng - 200 -
Tổng cộng 1370
Nguồn: Phòng nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp Nông thôn tỉnh Nghệ An
Qua bảng trên ta thấy, năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất thức ăn và chế phẩm sinh học đều tăng trong giai đoạn 2008 – 2012, nhờ quá trình đầu tư nâng cấp và xây mới. Công ty sản xuất thức ăn CP, tổng công suất năm 2008 là 250 tấn/năm đến năm 2012 đạt 400 tấn/năm tăng 150 tấn/năm. Công ty TNHH UP năm 2008 là 120 tấn/năm đến năm 2012 đạt 150 tấn/năm tăng 30 tấn/năm….Nhìn chung, các cơ sở sản xuất thức ăn đáp ứng đáp ứng khoảng 85% nhu cầu thức ăn cho nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Các diện tích nuôi thâm canh tôm cá chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp, không tận dụng các loại thức ăn tươi sống, tự chế không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên việc tiêu thụ nguồn thức ăn này tại địa phương còn rất hạn chế do việc tiếp thị chưa hấp dẫn người nuôi trồng thủy sản và phần lớn diện tích nuôi trồng là quảng canh và quảng canh cải tiến. Vì thế các doanh nghiệp sản xuất thức ăn phải tìm thị trường tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, …