Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản phân theo phương thức nuôi.

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 67 - 71)

- Quỳnh Lưu là một huyện có tiềm năng lớn nhất về nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 18,62% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản

2.2.6. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản phân theo phương thức nuôi.

Bảng 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển NTTS theo loại hình mặt nước và phương thức nuôi giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị vốn: tỷ đồng. Tỷ trọng: % Hạng mục Tổng số Tỷ trọng bình quân

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn Tỷ trọng Vốn Tỷ trọng Vốn Tỷ trọng Vốn Tỷ trọng Vốn Tỷ trọng Tổng số 636,90 100,00 72,50 100,00 87,60 100,00 130,8 100,00 159,50 100,00 186,50 100,00 Nước ngọt 233,18 36,61 24,62 33,96 34,15 38,98 42,63 32,59 58,84 36,89 72,94 39,11

Thâm canh, công nghiệp 155,48 24,41 15,42 21,27 22,93 26,18 28,87 22,07 40,72 25,53 47,54 2549

Bán thâm canh 62,16 9,76 6,86 9,46 8,47 9,67 10,64 8,13 14,67 9,20 21,52 11,54

Quảng canh + Quảng canh cải tiến 15,54 2,44 2,34 3,23 2,75 3,14 3,12 2,39 3,45 2,16 3,88 2,08

Nước lợ 387,43 60,83 45,07 62,17 50,43 57,57 84,93 64,93 97,16 60,92 109,84 58,90

Thâm canh, công nghiệp 255,95 40,19 28,37 39,13 31,17 35,58 58,10 44,42 65,35 40,97 72,96 39,12

Bán thâm canh 84,86 13,32 8,86 12,22 10,72 12,24 16,60 12,69 22,31 13,99 26,37 14,14

Quảng canh + Quảng canh cải tiên 46,62 7,32 7,84 10,81 8,54 9,75 10,23 7,82 9,50 5,96 10,51 5,64

Nước mặn 16,29 2,56 2,81 3,88 3,02 3,45 3,24 2,48 3,50 2,19 3,72 1,99

Bán thâm canh 10,05 1,58 1,8 2,48 1,92 2,19 2,01 1,54 2,23 1,40 2,09 1,12

Quảng canh + Quảng canh cải tiến 6,24 0,98 1,01 1,39 1,10 1,26 1,23 0,94 1,27 0,80 1,63 0,87

Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại Nghệ An đã được thực hiện ở cả 3 khu vực nuôi: nước lợ, nước ngọt và nuôi biển với các phương thức nuôi được áp dụng: quảng canh – quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp. Nhiều công nghệ và kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất các loại giống thuỷ sản như: rô phi đơn tính, cua, tôm sú, tu hài… Cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống các công trình thuỷ lợi, công trình phòng chống bão lũ, đường giao thông, điện phục vụ sản xuất, hệ thống ao đầm… đã được đầu tư, nâng cấp, tu bổ, cải tạo.

Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2008 – 2012 tăng khá nhanh, đặc biệt là tỷ trọng đầu tư nuôi trồng thủy sản nước lợ chiếm ưu thế tới 60,83% tương ứng với 387.43 tỷ đồng. Trong vùng nước lợ, đối tượng nuôi chính là tôm sú, tôm rảo, cua biển. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng đã trở thành sản phẩm chủ lực của nuôi trồng thủy sản Nghệ An, với giá trị sản lượng chiếm gần 30% sản lượng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt với mức đầu tư thấp hơn là 233,18 tỷ đồng chiếm 36,61% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho nuôi trồng thủy sản. Trong vùng nước ngọt ngoài những đối tượng nuôi truyền thống như: cá trắm, cá trôi, mè chép…còn phát triển thêm nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao như cá chép lai nhiều dòng, cá trôi Mrigan, cá rô phi đơn tính, chim trắng nước ngọt, tôm càng xanh. Thủy sản nước mặn chủ yếu phát triển hình thức nuôi bãi biển và nuôi lồng bè. Loại hình mặt nước này chưa được khai thác triệt để , vì thế tổng vốn đầu tư trong kỳ nghiên cứu chỉ đạt 16,29 tỷ đồng chiếm 2,56%. Vùng nước mặn: ngoài nuôi cá lồng bè (cá giò, cá song, cá hồng) đã phát triển thêm mội số vùng nuôi nhuyễn thể đặc sản như: ngao, tu hài, bào ngư. Tuy nhiên hình thức nuôi còn mang tính đơn giản, chủ yếu là quây bãi, thả thêm giống, làm nhà bè…

Nhìn chung quy mô vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên cả ba loại hình mặt nước đều tăng. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, tỷ trọng vốn đầu tư của loại hình nước mặn và nước lợ có giảm nhẹ trong những năm gần đây, trong khi đó tỷ trọng của nuôi thủy sản nước ngọt lại tăng lên.

Từ bảng số liệu trên cũng cho thấy rằng, vốn đầu tư phát triển đối với từng loại phương thức nuôi khác nhau cũng rất khác nhau. Tuy diện tích nuôi thâm canh công nghiệp chỉ chiếm khoảng 10,2% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh, tuy nhiên tổng vốn đầu tư lại chiếm tỷ trọng lớn nhất 64,59% tương ứng với 411.43 tỷ đồng. Các mô hình nuôi thâm canh, công nghiệp hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ nuôi cao, quản lý môi trường nuôi cưỡng bức, sử dụng máy móc thiết bị nhằm tạo cho đối tượng nuôi một môi trường sông, sinh trưởng tối ưu, không phụ thuộc vào thời tiết vì thế đòi hỏi có vốn đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị nuôi … Đầu tư cho các hạng mục vùng nuôi thâm canh, công nghiệp như: cống cấp thoát nước, khu xử lý nước thải, nhà xét nghiệm môi trường, hệ thống đường điện cao thế, hạ thế, trạm biến áp, hệ thống quạt nước, đệm cát đen ao nuôi, hệ thống thiết bị thí nghiệm…Trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2008 – 2012 có rất nhiều dự án nuôi trồng thủy sản theo mô hình thâm canh, công nghiệp được phê duyệt đầu tư.

Phương thức nuôi bán thâm canh có tổng vốn đầu tư 157,07 tỷ đồng chiếm 24,66% tổng vốn đầu tư. Diện tích nuôi thủy sản bán thâm canh chiếm khoảng 36,8% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh, tập trung nhiều ở các huyện như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành và Thành phố Vinh. Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo, có kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên trong các thủy vực. Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và trang thiết bị theo phương thức nuôi bán thâm canh mặc dù không lớn như thâm canh, công nghiệp nhưng cũng cần được quan tâm đúng mức. Hệ thống thủy lợi trong phương thức nuôi này cần được chú trọng để chủ động nguồn nước cấp, thoát, có khả năng xử lý và khống chế một số các yếu tố môi trường ao, đầm nuôi

Phương thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến mặc dù chiếm diện tích tới hơn 53% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh nhưng vốn đầu tư phát triển chỉ đạt 68,4 tỷ đồng trong giai đoạn 2008 – 2012 chiếm tương ứng 1,73%. Sở dĩ vì phương thức nuôi này không đòi hỏi nhiều về cơ sở hạ tầng vùng nuôi, trang thiết bị ao nuôi. Người dân thường tiến hành nuôi thủy sản trên các cửa sông, các đầm nước lợ ven biển, vũng, vịnh tự nhiên, ao, hồ, đầm ở nông thôn hoặc trong rừng ngập mặn sử dụng chủ yếu vào nguồn

thức ăn tự nhiên, nguồn nước cấp thoát tự nhiên. Tuy nhiên để tăng sản lượng nuôi trồng người dân cũng có đầu tư cải tạo ao nuôi và các thủy vực

Diện tích nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An trong thời gian tới theo quy hoạch sẽ không thể mở rộng thêm vì thế đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ chuyển hướng theo chiều sâu, mở rộng diện nuôi trồng thủy sản theo phương thức thâm canh, công nghiệp, bán thâm canh, hướng vào nuôi những đối tượng có giá trị xuất khẩu cao, thu hẹp diện tích nuôi theo phương thức quảng canh. Điều này có thể nhận thấy rõ qua xu thế vốn đầu tư cho phương thức bán thâm canh, thâm canh công nghiệp không ngừng tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng, trong khi đó tỷ trọng vốn đầu tư cho phương thức quảng canh cải tiến lại giảm xuống.

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 67 - 71)