Đầu tư phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 34 - 36)

Bến Tre có tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản. Thời gian qua, nghề nuôi thủy sản ở Bến Tre đã đạt nhiều kết quả tốt, góp phần tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích vùng nước, tạo thêm nhiều việc làm ổn định cho người lao động và tăng kim ngạch xuất khẩu.Trong quy hoạch phát triển nuôi thủy sản, ngành thủy sản và

các địa phương coi trọng tính ổn định, bền vững.Theo đó mở rộng các hình thức nuôi theo hướng công nghiệp, các hình thức nuôi kết hợp với phát triển các ngành nông nghiệp khác như nuôi tôm kết hợp trồng rừng, trồng lúa, nuôi tôm sinh thái theo quy trình sản xuất sạch, tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao cho chế biến. Giai đoạn 2005 - 2009, nghề nuôi thủy sản ở Bến Tre phát triển mạnh ở cả ba vùng nước ngọt, nước lợ và biển. Tổng diện tích nuôi thủy sản là 34.400 ha, trong đó 29.400 ha nuôi tôm sú (6.300 ha tôm - lúa, 2.100 ha tôm - rừng), 2.900 ha nuôi nghêu. Năm nay, tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh đạt tới 36 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi nghêu là 3.900 ha. Ở vùng nước ngọt, phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh (nuôi dưới vườn dừa, cồn, bãi ven sông) với gần 3.000 ha. Diện tích nuôi tôm công nghiệp cũng đạt 1.500 ha (gấp sáu lần so năm 2001). Thời gian qua, tỉnh Bến Tre không ngừng có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản (Văn Việt, 2013):

- Tỉnh đầu tư thực hiện nhiều dự án nuôi tôm công nghiệp ( dự án 400 ha nuôi tôm công nghiệp tại các xã Thạnh Phước, Bình Thắng (huyện Bình Ðại) thu được những kết quả khả quan. Những kết quả của dự án này đã hấp dẫn và thu hút nhiều nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư nuôi thủy sản. Hiện nay, Bến Tre có hai doanh nghiệp nhà nước, bảy doanh nghiệp tư nhân, và nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã hộ nông dân trực tiếp tham gia nuôi thủy sản, với các quy mô, loại hình sản xuất phù hợp.

- Trong tổ chức sản xuất nuôi thủy sản, ở Bến Tre, nhiều loại hình kinh tế hợp tác hình thành và có xu hướng phát triển. Các hình thức hợp tác này đã huy động được nguồn vốn khá lớn của các thành phần kinh tế. Hiện nay, toàn tỉnh có 60 tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp với diện tích từ hai ha đến 30 ha do nhóm hộ, gia đình và hàng trăm cổ đông góp vốn. Nhiều tổ hợp tác đạt hiệu quả kinh tế cao (thu lãi 10-20%). Ở vùng nuôi nghêu, Bến Tre hình thành ba HTX nuôi nghêu, đó là các HTX Rạng Ðông, Ðồng Tâm (huyện Bình Ðại) và Phong Hải (huyện Thạnh Phú). Ngoài ra còn 128 tập đoàn nuôi nghêu (chủ yếu ở huyện Ba Tri). Mỗi tập đoàn có khoảng 10-20 tập đoàn viên (nuôi nghêu trên diện tích 10-30 ha). HTX Rạng Ðông (xã Thới Thuận) có 1.300 xã viên (100% số hộ dân là xã viên HTX)

- Nhằm thúc đẩy nhanh nhịp độ phát triển nghề nuôi thủy sản, tỉnh thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân, các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào sản xuất; trong đó có chính sách về quản lý, sử dụng đất. Tỉnh đẩy

nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nhân dân yên tâm phát triển sản xuất, có điều kiện vay được vốn đầu tư nuôi thủy sản; chủ trương kiểm kê đất có thể nuôi thủy sản do Nhà nước quản lý, để đưa vào tổ chức hợp tác nuôi tôm công nghiệp, hoặc để các tổ chức, cá nhân thuê đầu tư phát triển nuôi, sản xuất giống thủy sản.

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 34 - 36)