Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 105 - 107)

- Khai thác hợp lý tài nguyên để phát triển nghề nuôi trồng tạo ra khối lượng sản

3.2.5.Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Về đầu tư và đổi mới công nghệ

- Đối với những công nghệ nuôi trồng thủy sản phức tạp theo phương thức thâm canh, công nghiệp tại các dự án, thì tùy theo mức độ, Tỉnh hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các khâu lựa chọn, tiếp nhận và làm chủ công nghệ đầu tư.

- Đối với những công nghệ nuôi không quá phức tạp, khi các doanh nghiệp có nhu cầu cần đầu tư, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện đề tài khoa học và phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ nuôi của dự án

Về hoạt động nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ

- Đổi mới cơ chế, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và cơ chế tổ chức thực

hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ phải mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp và tổ chức xã hội, đảm bảo dân chủ, cạnh tranh, khách quan, công khai và bình đẳng trong việc tuyển chọn các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ.

-Đối với các nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ, thực hiện cơ chế liên

kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ, triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn

- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ gắn với sản xuất và thị trường, cần tập trung vào những giải pháp sau:

Nghiên cứu lai tạo giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, cải tạo giống cũ, thay thế nhóm giống kém chất lượng. Nhập giống thuần thay thế và nhập một số giống, cá bố mẹ, trứng thụ tinh, một số loài cá biển để nhanh có giống đưa vào sản xuất. Tiếp tục nhập và chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo, công nghệ nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế như: cá song, cá tráp, cá hồng, cá chim biển, tu hài, hàu, sò, bào ngư… Công nghệ nuôi lồng biển chìm, nuôi tôm nhà kính, nuôi trồng rong tảo biển năng suất cao…

Ứng dụng công nghệ nuôi của nước ngoài vào phương thức nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp, các đối tượng có giá trị cao và xuất khẩu để nâng cao năng suất, hạ giá thành, đảm bảo môi trường nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đầu tư nghiên cứu phương pháp phòng trị bệnh cho các đối tượng nuôi quan trọng (tôm sú, cá song, cá giò…), nghiên cứu để sản xuất các loại thuốc, vacxin nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt với những đối tượng có giá trị kinh tế cao.

Tập trung đầu tư các đề tài nghiên cứu theo hướng nuôi sạch (không sử dụng hoá chất kháng sinh bị cấm, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học)

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 105 - 107)