Tăng cường quản lý nhà nước các dự án, công trình cơ sở hạ tầng Nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 109 - 111)

- Khai thác hợp lý tài nguyên để phát triển nghề nuôi trồng tạo ra khối lượng sản

3.2.8.2.Tăng cường quản lý nhà nước các dự án, công trình cơ sở hạ tầng Nuôi trồng thủy sản

những năm tới, cần phải:

- Đầu tư Nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý (giảm từ 40% xuống còn 35% tổng vốn đầu tư phát triển NTTS) để đảm bảo công tác sản xuất, mở rộng quy mô NTTS.

- Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, cung ứng giống và vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất; hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực; công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến nông sản chất lượng cao...

- Tăng cường xây dựng đồng bộ hệ thống phòng chống dịch gia súc, gia cầm, sâu bệnh hại cây trồng từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến nghiên cứu và kiểm tra, kiểm soát khi có dịch sảy ra.

- Đầu tư để thực hiện các đề án đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, quản lý cho lãnh đạo từng cơ sở, các chủ trang trại, các hộ gia đình sản xuất có quy mô lớn và tiến tới đào tạo cho nông dân.

3.2.8.2. Tăng cường quản lý nhà nước các dự án, công trình cơ sở hạ tầng Nuôi trồng thủy sản trồng thủy sản

Trên thực tế, công tác quản lý nhà nước trong đầu tư nói chung và trong đầu tư phát triển NTTS nói riêng còn rất nhiều sở hở, chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương; phương thức quản lý kém hiệu lực; thủ tục đầu tư phức tạp,...Việc phân cấp quản lý, giao quyền và chịu trách nhiệm của từng cấp làm chưa triệt để, chủ đầu tư chủ yếu chỉ

tập trung vào chạy vốn, chạy công trình/dự án còn đầu tư có đúng mục tiêu, định hướng phát triển không thì hầu như không được quan tâm.

Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Từ những vấn đề mang tính cấp bách trên, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Đổi mới hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước về đầu tư. Công cụ để nâng cao công tác quản lý nhà nước, giám sát kết quả đầu tư là hệ thống văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn dưới luật. Việc hoàn thiện và sửa đổi các văn bản phải đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý đầu tư; phù hợp với các yêu cầu đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với các đặc điểm hết sức đặc thù. Cần lưu ý đến việc nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư và thu hút sự tham gia quản lý của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư ở nông nghiệp, nông thôn.

- Phân định rõ vai trò các cơ quan, các ngành trong quản lý đầu tư. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng phục vụ Nuôi trồng thủy sản do đầu tư bằng ngân sách nhà nước là chủ yếu, nên chưa phân định rõ vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư với Bộ chủ quản đầu tư nên khi có sai phạm thì không tìm được người chịu trách nhiệm chính. Nhà nước cần có cơ chế chính sách nhằm thị trường hoá về đầu tư, đa dạng hoá hình thức sở hữu tài sản của Nhà nước với các thành phần kinh tế khác, cũng như việc khuyến khích kêu gọi đầu tư phát triển từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Hoạt động đầu tư phát triển muốn đạt hiệu quả cao thì phải được đặt trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, để cơ chế thị trường điều tiết hoạt động đầu tư theo đúng nhu cầu phát triển của thị trường trong Nuôi trồng thủy sản

Nhà nước chỉ đóng vai trò chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư, chủ đầu tư không phải là Nhà nước một cách chung chung mà phải là một cá nhân, một tổ chức cụ thể. Cá nhân, tổ chức đó phải là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp trong việc lựa chọn hình thức đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng, chịu trách nhiệm hoàn toàn từ lúc nhận bàn giao, quản lý công trình đưa vào vận hành khai thác, bảo dưỡng duy tu công trình nhằm khai thác tối đa hiệu quả đầu tư.

Việc quản lý lỏng lẻo trong lĩnh vực đầu tư thể hiện ở tất cả các khâu từ xác định chủ trương, lập, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự

toán,... đến khâu triển khai thực hiện, theo dõi cấp phát và thanh toán, gây ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư. Đặc biệt trong khâu triển khai thực hiện còn nhiều sơ hở, thiếu sót gây lãng phí và thất thoát. Tất cả những yếu kém trên đây đã dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Do đó, cần thực hiện một cách tổng hợp các quản lý nhà nước về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động đó không chỉ là những hoạt động xây dựng mà bao gồm từ quy hoạch đến huy động và sử dụng các nguồn lực cho xây dựng các cơ sở hạ tầng. Từ tổ chức xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đến vận hành, sử dụng và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng đó.

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 109 - 111)