- Phát triển nguồn nhân lực: Trình độ văn hoá, khoa học công nghệ - Đổi mới cơ chế chính sách và đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp
1.4. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ TỈNH TẠI VIỆT NAM TRỒNG THỦY SẢN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ TỈNH TẠI VIỆT NAM 1.4.1. Đầu tư phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của Thái Lan
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Thái Lan rất lớn, đặc biệt là tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, nuôi lồng bè trên biển và nuôi nước ngọt. Những chính sách được Thái Lan áp dụng trong đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả là (Văn Việt, 2013):
- Nhà nước quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi có diện tích lớn sau đó giao lại cho địa phương, hoặc các tổ chức cá nhân tiếp tục đầu tư vào nuôi trồng thủy sản.
- Những khâu và công trình quan trọng mà tư nhân không làm được, nhà nước đứng ra đầu tư và thu hút vốn như: công tác bảo vệ và cải tạo nguồn gen thủy sản, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường...
- Chú ý đưa công nghệ sinh học, kỹ thuật mới vào nuôi trồng thủy sản
- Khơi thông và phát triển các hình thức tín dụng nhân dân bằng việc vay qua các dự án.
Để tăng khả năng khai thác nguồn vốn ODA Thái Lan đã làm tốt một số công tác sau:
- Chuẩn bị tốt các dự án ODA, xác định rõ tính cấp thiết của dự án, định rõ mức vốn cần vay, mức vốn cần huy động trong nước, tính toán rõ khả năng hoàn trả trong tương lai, đàm phán cấp Chính phủ để vận động nguồn vốn ODA. Các chủ đầu tư không được tiếp xúc với đối tác nước ngoài để tránh những cuộc vận động ngầm, không khách quan.
- Xác định đúng lĩnh vực ưu tiên: Phần viện trợ không hoàn lại sử dụng vào đầu tư các công trình, kết cấu hạ tầng xã hội hoặc lĩnh vực có tác động lớn đến đại đa số nhân dân. Phần vốn hoàn lại sử dụng để đầu tư cho các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước như các dự án hạ tầng kinh tế giao thông, viễn thông, năng lượng, thủy lợi....
- Xác định rõ nguyên tắc trong sử dụng vốn ODA: Mỗi dự án bắt buộc đòi hỏi phải có khoản chi về tư vấn chiếm 4 – 5% giá trị dự án và phải thực hiện bởi các công ty tư vấn có trình độ, có năng lực thực sự về lập dự án, thiết kế, mua sắm thiết bị hiện đại với giá cả hợp lý. Phần thi công công trình và mua sắm thiết bị phải được đầu thấu theo nguyên tắc nếu trong nước đảm đương được thì thực hiện đấu thầu trong nước, nếu đầu thấu quốc tế phải tham khảo chi tiết về giá, tính năng kỹ thuật để chọn nhà thầu thầu tốt nhất.
- Quy định hạn mức vay và trả nợ hàng năm: Mức vay không vượt quá 10% thu Ngân sách, mức trả nợ bằng 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc 20% chi Ngân sách. Đây là một trong những biện pháp giúp Thái Lan không bị sa lầy và vòng nợ nần do xác định rõ trần vay trả hàng năm. Mọi khoản vay không được tính là khoản thu ngân sách nhưng các khoản trả nợ phải tính vào khoản chi để cân đối ngân sách quốc gia hàng năm.