Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển NTTS tại Nghệ An

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 77 - 80)

- Quỳnh Lưu là một huyện có tiềm năng lớn nhất về nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 18,62% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản

2.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển NTTS tại Nghệ An

Bảng 2.13 : Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển NTTS tại Nghệ An giai đoạn 2008 – 2012

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012

GO lĩnh vực NTTS Tỷ đồng 415,10 456,27 500,74 566,13 646,32

VA lĩnh vực NTTS Tỷ đồng 208,50 236,90 273,50 321,60 379,60

Tài sản cố định mới tăng thêm Tỷ đồng 31,52 46,10 54,16 70,26 85,90 Vốn đầu tư lĩnh vực NTTS Tỷ đồng 72,50 87,60 130,80 159,50 186,50 HIv(GO) 0,36 0,47 0,34 0,41 0,43 HIv(VA) 0,29 0,32 0,28 0,30 0,31 HF(VA) 0,58 0,62 0,68 0,68 0,68 ICORNTTS 3,61 3,43 3,57 3,32 3,21

Nguồn: Cục thống kê Nghệ An, và tính toán của tác giả

- Mức tăng giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư thực hiện trong kỳ (HIv(GO))

Chỉ tiêu mức tăng giá trị sản xuất so với vốn đầu tư thực hiện trong kỳ của tỉnh Nghệ An có sự thay đổi thất thường, lúc tăng, lúc giảm. Nếu như năm 2008 với một đơn vị vốn đầu tư trong kỳ tạo ra 0,36 đơn vị giá trị sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thì năm 2009 con số này nhảy vọt lên đến 0,47 đến năm 2010 lại giảm xuống còn 0,34 sau đó tăng lên ở những năm tiếp theo, hiện nay đang giữ ở mức 0,43. Xét theo chỉ tiêu này thì hiệu quả kinh tế trong đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An không bền vững. Nguyên nhân là do mức tăng giá trị sản xuất và vốn đầu tư thực hiện trong năm là khác nhau, tốc độ tăng không đều, có năm tốc độ tăng giá trị sản xuất mạnh hơn tốc độ tăng vốn đầu tư, có năm thì ngược lại. Mặt khác, do nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ. Năm 2008 mặc dù tổng vốn đầu tư phát triển khá cao, ở mức 72,50 tỷ đồng tuy nhiên cũng trong năm này. Năm

2010 HIv(GO) lại giảm mạnh là do dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản hoành hành trên

diện rộng, đã gây ra tổn thất lớn kéo theo giá trị sản xuất của năm tăng nhẹ, trong khi đó vốn đầu tư phát triển trong năm này tăng rất mạnh. Ngoài ra, có thể do độ trễ về mặt thời

gian của vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là không cao.

- Mức tăng của giá trị tăng thêm lĩnh vực NTTS so với toàn bộ vốn đầu tư thực

hiện trong kỳ (HIv(VA)):

Tương tự như chỉ tiêu HIv(GO) , chỉ tiêu mức tăng giá trị tăng thêm so với vốn đầu

tư thực hiên trong kỳ HIv(VA) cũng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2008, một đơn

vị vốn đầu tư thực hiện tạo ra 0,29 đơn vị giá trị tăng thêm cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, năm 2009 chỉ tiêu này tăng lên đến 0,32, sau đó giảm xuống còn 0,28 vào năm 2010, năm 2012 một đơn vị vốn đầu tư thực hiện tạo ra 0,31 đơn vị giá trị tăng thêm. Xét theo chỉ tiêu này thì hoạt động đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả không bền vững trong việc gia tăng tổng sản phẩm nuôi trồng thủy sản

- Mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ (HF(VA)) :

Theo chỉ tiêu này, trong giai đoạn 2008 – 2012, một đơn vị tài sản cố định huy động trung bình tạo ra 0,65 đơn vị giá trị tăng thêm lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trong đó, năm 2008 là năm thấp nhất với một đơn vị tài sản cố định tạo ra 0,58 đơn vị giá trị tăng thêm, năm 2012 là năm cao nhất đạt 0,68 đơn vị, còn các năm khác thì dao động xung quanh giá trị trung bình. Như vậy, trong kỳ nghiên cứu, tài sản cố định huy động tạo ra sản phẩm lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tăng lên hàng năm, chứng tỏ đã phát huy được hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển lĩnh vực này trên địa bàn Nghệ An.

- Hệ số gia tăng vốn sản lượng (ICOR) trong lĩnh vực NTTS

Chỉ tiêu ICOR là một chỉ tiêu phản ánh đúng hiệu quả của việc sử dụng vốn khi xét trên góc độ sử dụng nguồn lực đầu vào là vốn đầu tư và đầu ra là mức tăng của giá trị tăng thêm. Theo đó, để tạo ra một đơn vị giá trị tăng thêm lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An cần 3,61 đơn vị vốn đầu tư năm 2008, năm 2009 cần 3,43 đơn vị vốn, năm 2010 cần 3,57 đơn vị vốn ( đây là năm cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2012), năm 2012 là 3,21 đơn vị vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này so với hệ số ICOR trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của cả nước giai đoạn 2008 – 2012 vẫn thấp hơn ( ICOR trung bình cả nước giai đoạn 2008 – 2012: 4,25). Có thể thấy, để tạo ra 1 đơn vị giá trị tăng thêm lĩnh vực nuôi trồng

thủy sản nhìn chung số đơn vị vốn đầu tư đã giảm dần, đứng trên phương diện vốn thì có thể nói là đã tiết kiệm được vốn đầu tư, hay nói cách khác là hiệu quả của vốn đầu tư tăng lên. Song, chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư vì có những hạn chế như chưa tính đến độ trễ của thời gian trong đầu tư, chưa xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào khác như đất đai, công nghệ, lao động...và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng.

Như vậy có thể đánh giá chung là hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An chỉ ở mức trung bình và hiệu quả không ổn định. Theo phân tích số liệu ở trên thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vẫn chưa phản ảnh đầy đủ được vai trò của hoạt động đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đến tăng trưởng và phát triển ngành thủy sản trên địa bàn

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 77 - 80)