V. Đóng góp vào GDP % 3,50 3,50 3,50 3,50 3,
2.2.3. Đầu tư phát triển NTTS tại Nghệ An phân theo nguồn vốn
Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, dân cư và nguồn vốn tín dụng luôn nắm giữ vai trò chủ đạo về số lượng và tỷ trọng.
Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An giai đoạn 2008 – 2012 phân theo nguồn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng
Tổng vốn đầu tư cho
NTTS 72,50 636,90 87,60 130,80 159,50 186,50 I. Vốn trong nước 72,50 636,90 87,60 130,80 159,50 186,50 I. Vốn trong nước 72,50 636,90 87,60 130,80 159,50 186,50 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 1.Vốn Ngân sách 14,00 140,00 20,00 36,00 31,00 39,00 Tỷ trọng (%) 19,31 21,98 22,83 27,52 19,44 20,91 2.Vốn tín dụng 25,30 189,40 24,90 33,00 51,20 55,00 Tỷ trọng (%) 34,90 29,74 28,42 25,23 32,10 29,49 3.Vốn huy động từ khu vực tư nhân 33,20 307,50 42,70 61,80 77,30 92,50 Tỷ trọng (%) 45,79 48,28 48,74 47,25 48,46 49,60
II.Vốn nước ngoài 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Phòng Nông nghiệp nông thôn – Sở Kế hoạch đầu tư – Nghệ An và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Chi Nhánh tại Nghệ An
Qua bảng trên cho thấy, vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn trong nước. Mặc dù ngành thủy sản Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài thông qua nguồn vồn FDI và ODA. Có thể nói đây là nguồn vốn rất quan trong trong hoạt động đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên Nghệ An chưa có chính sách khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy chưa nhận được sự đầu tư từ nguồn vốn này.
Nhìn chung tất cả các nguồn vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An đều tăng qua các năm. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng trung bình 21,98%/năm so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho nuôi trồng thủy sản. Năm 2008 vốn Ngân sách nhà nước đạt 14 tỷ đồng, năm 2009 đạt 20 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng vọt lên tới 36 tỷ đồng (chiếm 27,52% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho nuôi trồng thủy sản). Sở dĩ có sự biến động này là do phong trào chuyển đổi
sang nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An diễn ra mạnh mẽ và để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng vì thế Chính phủ đã bổ sung một đợt vốn đầu tư vào tháng 5 năm 2007 với một số dự án như: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi Quỳnh Lưu; dự án chuyển đổi 160 ha đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản tại Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Tp Vinh. Đến năm 2011 nguồn vốn này giảm xuống còn 31 tỷ đồng và năm 2012 tăng thêm 3 tỷ, giữ ở mức ổn định 39 tỷ đồng đạt tỷ trọng 20,91%. Nguồn vốn ngân sách mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng trung bình hơn 20% tổng vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng có vai trò rất quan trong trọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản: như hệ thống thủy lợi nội đồng, đê bao, cống cấp, kênh mương thoát nước, đường giao thông, trạm bơm cấp, tiêu nước, hồ chứa nước cấp, hồ xử lý nước thải...và đầu tư vào xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, cơ sở hoạt động khuyến ngư. Đây là những hạng mục đầu tư mà các doanh nghiệp, hoặc tổ chức kinh tế tư nhân không muốn làm. Vì thế vai trò của vốn ngân sách rất quan trọng.
Nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản chiếm trung bình 48,28%/năm. Hàng năm tăng cả về qui mô lẫn tỷ trọng. Năm 2003 đạt 32 tỷ đồng chiếm 45,79% trong tổng vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản, đến năm 2012 đã tăng gần gấp 3 lần đạt 92,5 tỷ đồng chiếm 49,6%. Nguồn vốn này được huy động chủ yếu từ các doanh nghiệp, các tổ đội sản xuất, các hợp tác xã và các cá nhân trong nền kinh tế đầu tư cho các cơ sở sản xuất thức ăn, các cơ sở sản xuất giống thủy sản, và các dự án nuôi trồng thủy sản như: dự án nuôi tôm công nghiệp tại xã Hưng Hòa - Vinh do Trung tâm nuôi trồng thủy sản Nghệ An làm chủ đầu tư, dự án nuôi trồng thủy sản của Tổng đội thanh niên xung phong tại huyện Quỳnh Lưu ...
Qua đây có thể thấy rằng vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An chủ yếu dựa vào nội lực. Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp về vốn trực tiếp của nhà nước. Nghệ An là một tỉnh có có nhiều ưu thế nuôi trồng thủy sản so với cả nước, vì thế khả năng huy động nguồn vốn tự có là khá cao. Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đòi hỏi quy mô vốn lớn, đầu tư nhiều vào tài sản cố định, dây truyền công nghệ nên nhiều cá nhân cũng không muốn bỏ vốn đầu tư vì thế lượng vốn huy động vẫn chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có của tỉnh.
Nguồn vốn tín dụng chiếm một tỷ trọng không nhỏ và không kém phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh, trung bình hàng năm giai đoạn 2008 – 2012 chiếm 29,74% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Xét về quy mô, nguồn vốn này tăng qua các năm với tốc độ không đều: năm 2008 là 25,3 tỷ đồng, đến năm 2010 là 33 tỷ đồng, năm 2012 đạt tới mức 55 tỷ đồng. Xét về tỷ trọng thì trong thời kỳ nghiên cứu, tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm dần. Năm 2008 chiếm 43,9%, đến năm 2010 chiếm 25,23%, vào năm 2012 chiếm 29,49%. Nguồn vốn tín dụng được huy động từ các kênh như: từ hệ thống ngân hàng (ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội...), Quỹ đầu tư hỗ trợ sản xuất, Quỹ tín dụng xã, Quỹ đầu tư phát triển của Nhà nước ...Các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn chủ yếu đầu tư vào xây dựng các cơ sở sản xuất giống, cơ sở chế biến thức ăn, khu ao nuôi, san lấp, đắp bờ lát bê tông bờ ao mua sắm các tài sản cố định (máy bơm, quạt nước...).Với cơ chế tín dụng, các cá nhân, đơn vị sử dụng nguồn vốn vay này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn.
Tỷ trọng nguồn vốn này giảm trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn huy động tăng là một tín hiệu đáng mừng đối với nuôi trồng thủy sản, cho thấy hoạt động đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản bước đầu có kết quả khả quan, phần lợi nhuận trích lại để tái đầu tư sản xuất cũng nhiều hơn.