Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 30 - 31)

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay (Vũ Công Tuấn, 2007)..

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.

Nói chung, đối với các công cuộc đầu tư quy mô lớn, có nhiều đối tượng, hạng mục xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được áp dụng hình thức huy động bộ phận sau khi từng đối tượng, hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt. Còn đối với các công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả các đối tượng, hạng mục công trình đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và lắp đặt (Trần Vĩnh, 2004).

Các tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư, chúng có thể được biểu hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Các chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật như số lượng các tài sản cố định được huy động (số lượng ao nuôi, số trại giống, số cơ sở thức ăn, số trạm khuyến ngư, số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực được xây dựng, số mét kênh mương được đào đắp, số lồng bè nuôi, số cống cấp thoát nước được xây dựng...) Công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng cuả các tài sản cố định được huy động ( số lượng con giống được sản xuất hàng năm, số lượng tấn thức ăn được sản xuất, sản lượng nuôi trồng thủy sản của các khu nuôi, số hecta mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản, số lượt người dân được tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ....), mức tiêu dùng nguyên, vật liệu trong một đơn vị thời gian ( sản lượng thủy sản được sản xuất trong một mùa vụ....)

Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định được huy động tính theo giá dự toán hoặc giá trị thực tế tùy thuộc vào mục đích sử dụng chúng trong công tác nghiên cứu kinh tế hay quản lý hoạt động đầu tư. Cụ thể giá trị dự toán được sử dụng để làm cơ sở tính toán

giá trị thực tế của tài sản cố định, để lập kế hoạch về vốn đầu tư và tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện. Giá trị dự toán là cơ sở để tiến hành thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và các đơn vị nhận thầu.

Giá trị thực tế của các tài sản cố định huy động được sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỷ luật tài chính, dự toán đối với các công cuộc đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để ghi vào bảng cân đối tài sản cố định của cơ sở, là một cơ sở để tính mức khấu hao hàng năm, phục vụ công tác hạch toán kinh tế của cơ sở, đánh giá kết quả hoạt động tài chính của cơ sở.

Sử dụng chỉ tiêu giá trị cho phép xác định toàn bộ khối lượng tài sản cố định được huy động của toàn bộ lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng như tất cả các lĩnh vực khác. Đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và sự biến động của chỉ tiêu này ở mọi cấp độ quản lý khác nhau.

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 30 - 31)