Triển khai kịp thời các chính sách khuyến khích phát triển NTTS

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 114 - 119)

- Khai thác hợp lý tài nguyên để phát triển nghề nuôi trồng tạo ra khối lượng sản

5. Triển khai kịp thời các chính sách khuyến khích phát triển NTTS

Chính sách sử dụng mặt nước cho nuôi trồng thủy sản: Để đảm bảo sử dụng mặt

nước cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở những vùng được quy hoạch để chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản cần triển khai chính sách sử dụng mặt nước theo hướng sau:

- Sớm hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước lâu dài cho người nuôi.

- Trước mắt, cần kéo dài thời gian thuê mặt nước trong các vùng chuyển đổi lên 20 năm để tạo tâm lý yên tâm đầu tư sản xuất.

Chính sách huy động và sử dụng vốn cho nuôi trồng thủy sản:

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản : miễn giảm thuế đất, thuế thu nhập trong 10 năm đầu.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế đối với các mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất giống.

- Không đánh thuế đối với các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng thuỷ sản để góp phần nâng cao sức tiêu thụ hàng thuỷ sản của dân cư.

- Xây dựng chính sách tín dụng cho nuôi trồng thủy sản phù hợp hơn, đủ đảm bảo cho người nuôi quy mô hàng hoá có đủ vốn sản xuất, đồng thời mạnh dạn đầu tư cho các hộ nghèo tham gia nuôi trồng thủy sản quy mô vừa và nhỏ vay vốn sản xuất để tạo cơ hội cho họ tham gia hưởng lợi từ nuôi trồng thủy sản hàng hoá, hoà nhập với cộng đồng chung của ngành thuỷ sản từ đó tiến tới giảm nghèo.

- Tăng nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn phù hợp với chu trình chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Thời gian vay vốn ít nhất là 3 năm đối với phần lớn các đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản. Số lượng vốn vay cần phải đủ lớn cho nhu cầu đầu tư của người dân. Thủ tục vay vốn cần được đơn giản hơn, giảm bớt phiền hà cho người vay.

- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản tập trung, nhất là hệ thống thuỷ lợi, cống, trạm bơm, hệ thống kênh cấp, kênh tiêu cấp I để đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững.

- Ưu tiên đầu tư vốn và lãi suất cho các vùng chuyển đổi thực hiện các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng.

Chính sách khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư:

Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản trong các vùng chuyển đổi.

Tăng mức hỗ trợ cán bộ khuyến ngư cấp xã: được hưởng mức hỗ trợ bằng mức lương tối thiểu và được hưởng chính sách đóng bảo hiểm xã hội.

Chính sách giảm rủi ro cho người nuôi:

- Xây dựng Quỹ giảm rủi ro trong nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh để hỗ trợ cho hộ

nuôi trồng thủy sản: xử lý ao, đầm nuôi có thuỷ sản bị bệnh và khắc phục những rủi ro khác trong nuôi trồng thuỷ sản.

- Xây dựng Quỹ phòng chống dịch bệnh thuỷ sản của UBND tỉnh để hỗ trợ các hoạt động phòng chống dịch bệnh: nghiên cứu chế phẩm làm sạch môi trường, diệt trừ vi khuẩn gây bệnh, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, ...

- Cho vay đủ lượng vốn đầu tư đã bị mất với lãi suất ưu đãi hoặc không lãi suất để đầu tư tái sản xuất khi bị rủi ro trong nuôi trồng thủy sản

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An giai đoạn 2008 – 2012, luận văn đã có những đóng góp quan trọng đó là hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng. Về mặt lý luận đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu dùng để phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản.

Sau khi làm rõ được những vấn đề lý luận trên, tác giả đã vận dụng hệ thống lý luận đó để phân tích tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An một cách đầy đủ và toàn diện. Từ thực trạng đã phân tích đánh giá, tác giả đã đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản thời gian tới. Có thể nói, luận văn đã nghiên cứu vấn đề đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An khá toàn diện.

Do hoạt động đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản có rất nhiều nội dung, khía cạnh khác nhau khi nhìn nhận trên các giác độ khác nhau, vì thế luận văn không thế tránh khỏi những hạn chế. Với điều kiện và khả năng nghiên cứu, vấn đề có thể được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để không ngừng hoàn thiện, bổ sung những lý luận cho đến phân tích thực tế và đề ra các giải pháp nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tác động của hoạt động đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trong quá trình phát triển kinh tế của một tỉnh cũng như của cả nước.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Sau đại học và khoa Kinh tế – Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là thầy giáo TS. Hồ Huy Tựu – Phó khoa Kinh tế, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nghệ An, Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bé (2007), Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở

tỉnh Cà Mau, TP Hồ Chí Minh

2. Nguyễn Sinh Cúc (2002), Đầu tư trong nông nghiệp: thực trạng và triển vọng, Hà Nội

3. Cục thống kê Nghệ An (2012), Niên giám thống kê, NXB Nghệ An, Nghệ An.

4. Phạm Thị Hà (2006), Luận văn Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước

ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam, Hà Nội

5. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê,

Thành phố Hồ Chí Minh

6. Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, NXB Phương Đông, Thành

phố Hồ Chí Minh

7. Khoa thủy sản – Đại học Huế (2005), Quản lý nguồn lợi ven biển miền trung, Việt Nam

dựa vào cộng đồng (CBCRM), Huế

8. Nguyễn Quang Linh (2011), Giáo trình Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản, NXB

Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt – Từ Quang Phương (2004), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB

thống kê, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt – Từ Quang Phương (2010), Giáo trình kinh tế đầu tư,

NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội

11. Phan Thị Nhiệm (2010), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học kinh tế Quốc

dân, Hà Nội

12. Vũ Ngọc Phùng (2005), Giáo trìnhKinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội, Hà Nội

13. Sở nông nghiệp&phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2009), Báo cáo kết quả công tác

nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006 – 2010, Nghệ An.

14. Sở nông nghiệp&phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2011), Báo cáo Quy hoạch tổng

thể phát triển thủy sản của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng 2030, Nghệ An.

15. Sở nông nghiệp&phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2013), Báo cáo tổng kết công

16. Sở nông nghiệp&phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2007), Đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi từ ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản ở Nghệ

An và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, Nghệ An

17. Vũ Công Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, Hà Nội

18. Nguyễn Văn Tư (2008), Giáo trình hệ thống nuôi trồng thủy sản, NXB Lao động&xã

hội, Hà Nội

19. Nguyễn Văn Thắng (2000), Thực trạng đầu tư và phát triển ngành thủy sản Việt Nam,

Hà Nội.

20. Vũ Đình Thắng - Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo trình kinh tế thủy sản, NXB Lao

động xã hội, Hà Nội

21. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2008), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2004), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010, Nghệ An.

23. Văn Việt (2013), Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy

sản, Hà Nội.

24. Trần Vĩnh (2004), Luận văn một số giải pháp về vốn đầu tư nhằm phát triển ngành

thủy sản tại tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang.

25. Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản – Tổng cục Thủy sản (2009), Báo cáo Đánh giá

hiệu quả các mô hình chuyển đổi sang NTTS ở ĐBSCL, Hà Nội.

26. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản – Bộ thủy sản cũ( 2005) “Báo cáo đề tài xây

dựng hồ sơ các mô hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam”, Hà Nội

27. Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản – Tổng cục Thủy sản (2012), Quy hoạch tổng thể

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 114 - 119)