Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 82 - 90)

- Quỳnh Lưu là một huyện có tiềm năng lớn nhất về nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 18,62% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản

2.3.3.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đầu tư phát triển trong lĩnh vực nuôi

trồng thủy sản tại Nghệ An vẫn bộc lộ rất nhiều hạn chế (Sở nông nghiệp&phát triển nông

Thứ nhất: Vốn đầu tư ít, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chỉ đạt trên 60% so với nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2008 – 2012. Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi quy mô tiền vốn lớn, vốn nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, vì vậy nếu không đáp ứng được nhu cầu về vốn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của các dự án đầu tư. Nghệ An thời gian qua đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai một số dự án đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt đặc biệt là vấn đề giải quyết nguồn vốn, trong đó vốn ngân sách chậm và ít không đáp ứng tiến độ triển khai các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chủ động về vốn vay, vốn tự có. Chủ đầu tư dự án chỉ tập trung vào các hạng mục vốn ngân sách mà chưa có biện pháp triển khai những hạng mục thuộc phần vốn tự có, tự huy động. Chủ đầu tư chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách eo hẹp (đến nay mới chỉ bố trí được 50% vốn ngân sách), doanh nghiệp không huy động được vốn. Kết cục dự án đành “chết non”. Nhìn chung hầu như không có một dự án đầu tư nuôi tôm công nghiệp nào có được một cơ sở hạ tầng đồng bộ ở mức chấp nhận được về hệ thống thuỷ lợi nội đồng, công trình ao đầm, lắng lọc và xử lý nước....Tất cả đều rơi vào tình trạng chung vừa làm vừa nuôi, nuôi không hiệu

quả thì bỏ đó, vì thế cơ sở hạ tầng dở dang lần lượt xuống cấp theo thời gian và không

cách nào vực dậy được, buộc nhiều dự án xin ngừng hoạt, có dự án xin được bàn giao lại cho địa phương.

Nguyên nhân chính của hạn chế này là do các doanh nghiệp, UBND các huyện, thành phố, thị xã đứng ra làm chủ đầu tư không linh họat, không tự lực cánh sinh mà thường có tâm lý “ăn sẵn”, trông chờ vào nguồn vốn nhà nước. Việc chọn chủ đầu tư không có năng lực về mặt tài chính nên không huy động được nguồn vốn vay và vốn tự có.Mặt khác, UBND tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã chưa có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư, chưa khơi thông được của vốn tự có của các thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản của UBND tỉnh còn chậm và hạn chế, không thu hút được các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư lớn cho sản xuất kinh doanh thủy sản.

Thứ hai, phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý. Mặc dù vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2008 -2012 không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển, tuy nhiên quá trình phân bổ vốn đầu tư lại không hợp lý, đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng điểm, không tập trung vào những vùng có điều kiện sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn ( Quỳnh Lưu, Vinh, Diễn Châu) vì thế không hình thành được các vùng nuôi công nghiệp tập trung. Vốn đầu tư phát triển phân bổ theo huyện, thành phố, thị xã không căn cứ vào thế mạnh của từng địa phương mà triển khai ồ ạt theo kiểu phong trào, địa phương nào cũng xin được cấp phép một vài dự án đầu tư mà không cần quan tâm xem có phù hợp hay không, có đủ năng lực để thực hiện hay không, vì thế nhiều dự án đã được cấp phép từ lâu nhưng vẫn nằm trong tình trạng dở dang, vốn ngân sách nhà nước ngừng cấp thì cũng ngừng triển khai.

Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản phân bổ theo loại hình mặt nước cũng chưa hợp lý. Vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ thời gian qua chiếm ưu thế, trong khi đó nước mặn chỉ chiếm 2,56% tổng vốn đầu tư. Hiện nay diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ đang có nguy cơ bị thu hẹp thì tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước mặn rất lớn, đặc biệt là hình thức nuôi lồng bè trên biển.

Thứ ba, sử dụng vốn đầu tư còn lãng phí, triển khai dự án nhiều vùng còn tự phát,

thiếu sự hướng dẫn, chồng lấn ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước và hệ sinh thái. Một số dự án bị chỉ đạo ngừng đầu tư gây lãng phí tiền tỷ của nhà nước và doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do có sự thay đổi về quy hoạch của tỉnh công tác quy hoạch không theo kịp yêu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản. Qui hoạch chi tiết nuôi trồng thuỷ sản của phần lớn các huyện, thị xã chưa có hoặc chưa đồng bộ như: huyện Diễn Châu mới chỉ có quy hoạch 6 xã vùng ven bãi triều…Chất lượng quy hoạch chưa cao, còn có sự chồng chéo quy hoạch phát triển giữa các ngành, các địa phương. Quy hoạch phát triển thuỷ sản đã được UBND tỉnh phê duyệt, nhưng quá trình triển khai thực hiện bị phá vỡ do tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá tăng nhanh; việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thuỷ sản còn chậm.

Sự lãng phí vốn đầu tư trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trong còn do nguyên nhân bất cập từ phương thức quản lý đến sử dụng lao động, vấn đề về nhân lực bộc lộ

nhiều yếu kém: cán bộ có chuyên môn điều hành dự án thiếu trầm trọng, đội ngũ công nhân kỹ thuật vận hành có tay nghề không được đào tạo kịp thời, chủ đầu tư không đủ năng lực về trình độ quản lý, công nghệ và vốn nên làm ăn thua lỗ. Nguyên nhân là do UBND tỉnh không cân nhắc, chọn lựa những chủ dự án đầu tư có đủ năng lực, thường các chủ dự án là UBND các huyện, các công ty nhà nước do chỉ định, các gói thầu chỉ được tiến hành hình thức.

Trong quá trình triển khai xây dựng các dự án, chương trình NTTS không tuân theo qui định về đầu tư xây dựng cơ bản, việc thiết kế các ao nuôi thủy sản giống nhau mà không tính đến đặc tính của từng loại thủy sản nuôi trồng, mật độ thả, quá trình sinh trưởng…ao nuôi đối với tôm càng xanh hoàn toàn khác với ao nuôi tôm sú hoặc tôm rảo…việc thiết kế hệ thống ao lắng, ao xử lý chất thải cũng không phù hợp vì thế sản phẩm tạo ra của các dự án kém chất lượng, khi đi vào vận hành ít phát huy được tác dụng. Nguyên nhân là do năng lực của các tổ chức tư vấn, thiết kế xây dựng kém.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng các công trình, các dự án nuôi thủy sản chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được tác dụng của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. Hầu hết các dự án nuôi trồng thủy sản chưa có những quy chế quản lý phù hợp ( ví dụ quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án, quy chế giám sát thực hiện dự án…). Nguyên nhân là do nhiều chủ đầu tư là UBND các huyện, thị xã có chủ đầu tư do chỉ định mà không thông qua các gói thầu vì thế trong quá trình triển khai các gói thầu chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ các quy định về báo cáo tiến độ, báo cáo giám sát, báo cáo chất lượng, báo cáo quyết toán vốn đầu tư với Sở nông nghiệp&phát triển nông thôn Bên cạnh đó, năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế vì thế việc kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng công trình và chỉ đạo các dự án thực hiện các hạng mục công trình rất khó khăn.

Thứ tư, quá trình vận hành kết quả đầu tư chưa tốt, trong đầu tư chưa chú ý đến tính

liên tục của dự án từ đầu tư xây dựng đến quản lý vận hành sau đầu tư. Do đó khi kết thúc quá trình đầu tư, việc đưa các dự án vào sử dụng thường chậm, hạn chế phát huy hiệu quả. Nhiều dự án đầu tư có một số khối lượng hạng mục thi công xong không sử dụng, không bảo trì đã xuống cấp trầm trọng, mô hình thí điểm năm đầu không phát huy tác dụng, sản

phẩm sản xuất thí điểm do những đầu nậu cho doanh nghiệp vay vốn lưu động để sản xuất thao túng, các năm sau không nuôi được tiếp hoặc có nuôi nhưng không áp dụng công nghệ cao nên thủy sản mắc bệnh phải thu hoạch sớm. Nguyên nhân chính là do các gói thầu không được tính toán kỹ đã triển khai đồng loạt theo kiểu phong trào khiến cho đầu tư không có trọng điểm, rơi vào tình trạng dàn trải, từ đó không phát huy được hiệu quả. Một số dự án mục tiêu ban đầu đặt ra là nuôi thủy sản theo hướng thâm canh công nghiệp, tuy nhiên khi hoàn thành xong thì phương thức nuôi đưa vào chỉ dừng ở mức bán thâm canh, không khai thác được hết hiệu quả dự án. Nguyên nhân là do các đơn vị tiếp nhận dự án không đủ trình độ và năng lực để khai thác tối đa công suất của dự án. Phần lớn trình độ nuôi trồng thủy sản các đơn vị này chủ yếu theo kinh nghiệm từ nuôi quảng canh cải tiến, chưa được đào tạo bài bản, qua trường lớp, mà chỉ được học hỏi thông qua các lớp khuyến ngư, tập huấn đầu bờ, phát tài liệu…trong khi đó phương thức nuôi thâm canh công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, quy trình nuôi nghiêm ngặt, đòi hỏi người nuôi trồng thủy sản phải có kiến thức nhất định, bên cạnh đó còn phải có sự hỗ trợ của các kỹ sư nuôi thủy sản thường xuyên, kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

Một số dự án chưa có quy chế quản lý, tổ chức sản xuất sau đầu tư. Chưa có cơ chế

rõ ràng trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, các kênh mương thủy lợi nội đồng, các cống cấp thoát nước vẫn dùng chung với nông nghiệp. Do đó thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và hóa chất sử dụng trong nông nghiệp thải ra kênh mương lại ảnh hưởng ngược trở lại đối với thủy sản nuôi trồng.

Ngoài những hạn chế chủ yếu trong nội dung đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi và các dự án nuôi trồng thủy sản tại Nghệ An thời gian qua, thì những bất cập trong hoạt động đầu tư phát triển những nội dung khác cũng cần được nêu ra để sớm có giải pháp khắc phục:

Thứ năm, hạn chế từ việc đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống và cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản

- Việc phát triển hệ thống giống thủy sản giai đoạn 2008 – 2012 phần lớn là tự phát, các trại giống nằm phân tán, trình độ công nghệ sản xuất giống còn thấp, cơ cấu giống nuôi chưa phong phú, một số đối tượng nuôi biển (cá song, giò, hồng mỹ...) mới chỉ sản

xuất thành công ở quy mô thí nghiệm, chưa có quy trình ổn định, cơ sở vật chất các trại giống tuy có được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, trang thiết bị phục vụ sản xuất còn thiếu, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu sản xuất giống thiếu, công nhân tay nghề cao ít; công tác quản lý giống thủy sản chưa được quan tâm, cán bộ chuyên quản lý về giống thiếu, yếu; trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch thiếu... sản xuất giống mới chỉ tập trung vào đối tượng nuôi truyền thống, chất lượng con giống chưa được quản lý chặt chẽ...Nguyên nhân chính của những tồn tại này là do chưa có quy hoạch chi tiết cho các cơ sở sản xuất giống, thiếu vốn đầu tư ,công tác đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất giống còn hạn chế, chậm triển khai các chính sách phát triển giống thủy sản vì thế không thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư.

- Chưa dự báo về nhu cầu thức ăn chính xác cho nuôi trồng thủy sản, công tác quảng

cáo tiếp thị đến các hộ nuôi trồng thủy sản còn hạn chế nên sản phẩm của các cơ sở sản xuất thức ăn được tiêu thụ tại địa phương rất ít, phần lớn phải xuất sang các tỉnh ngoài như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình…

Thứ sáu, hạn chế về họat động nghiên cứu khoa học công nghệ

- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, triển khai và nhân rộng các công trình nghiên

cứu khoa học trong nuôi trồng thủy sản còn rất hạn chế do thiếu cán bộ chuyên môn, thiếu cơ sở vật chất triển khai và nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ vốn Ngân sách nhà nước, chưa huy động được vốn từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội, chưa tạo được mối liên kết trong sản xuất và kinh doanh đủ mạnh để có thể thực hiện được các dự án đầu tư đổi mới công nghệ có tính tự chủ và đột phá

- Chưa có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng và nhập

khẩu công nghệ tiên tiến. Đặc biệt là công nghệ sản xuất giống thủy sản có thể phát triển sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu

- Việc ứng dụng công nghệ nuôi của nước ngoài vào các phương thức nuôi bán thâm

canh, thâm canh, nuôi công nghiệp còn hạn chế do thiếu đội ngũ cán bộ có chuyên môn, cơ sở hạ tầng vùng nuôi không đáp ứng được nhu cầu chuyển giao công nghệ.

- Hiệu quả sản xuất của nhiều công nghệ mới được đầu tư chưa phát huy được tác

chưa được quan tâm. Nguyên nhân là do trình độ và phương thức quản lý của cán bộ khoa học công nghệ hạn chế.

- Sự phối kết hợp trong công tác đầu tư khoa học công nghệ giữa Trung ương với địa phương và cơ sở sản xuất chưa kịp thời, hiệu quả còn hạn chế, Nghệ An chưa có được các mô hình nuôi trồng thủy sản đột phá về khoa học công nghệ với năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cùng với nhiều nguyên nhân khác về đầu tư, định hướng sản xuất, … nên nuôi trồng thủy sản ở đây vẫn mang tính thủ công, nhỏ, lẻ; hình thức nuôi vẫn mang tính chất truyền thống, hiện nay chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh năng suất thấp

Thứ bảy, hạn chế về nguồn nhân lực

- Lao động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khá dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, đa số chuyển từ nông nghiệp sang vì thế kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản còn rất hạn chế. Phần lớn những người tham gia nuôi trồng thủy sản chỉ theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản. Chỉ có hơn 7% số lao động nuôi trồng thủy sản được có trình độ sơ cấp, gần 2% số lao động có trình độ trung cấp. Trong thời gian tới, hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh theo phương thức nuôi bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp vì thế càng đòi hỏi trình độ cao hơn đối với người nuôi trồng thủy sản.

- Thiếu các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực như sản xuất giống thủy sản, về công

nghệ nuôi, phòng trừ dịch bệnh, và bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có khoảng 21 chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, phần lớn được đào tạo ở trong nước. Thiếu cán bộ kỹ thuật ở các địa phương, các cơ sở để hướng dẫn và giúp đỡ kịp thời khi có sự cố xảy ra ở các vùng nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân chính là do chưa có các chính sách khuyến khích thu hút nguồn nhân lực giỏi, chế độ đãi ngộ còn hạn chế, nguồn kinh phí cho đào tạo còn eo hẹp. Tỉnh chưa tranh thủ được nguồn học bổng

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 82 - 90)