Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 38 - 43)

- Nghệ An cần có những quy hoạch chi tiết cho từng vùng nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng, và đầu tư vào các dự án nuôi trồng thủy sản với các hạng mục trọng điểm sau

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

V trí đa lý

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam 16.498,5 km2, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13km, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km, phía tây giáp Lào, với đường biên dài 419 km, phía đông giáp biển Đông, với bờ biển dài 82 km. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291km về phía Nam.

Khí hậu

Có thể nói, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình là 24,2oC, cao hơn so với trung bình hàng năm là 0,2oC. Tổng lượng mưa trong năm là 1.610,9mm, lượng mưa thấp nhất là 1110,1 mm ở huyện Tương Dương. Độ ẩm trung bình hàng năm là: 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7. Tổng số giờ nắng là 1.460 giờ.

Địa hình

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó 14.109 m3 là nước mặt.

Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Tài nguyên Biển, sông ngòi

Nghệ An có bờ biển dài 82km, hải phận rộng hơn 4.230 hải lý vuông. Có 6 cửa lạch là Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò và Cửa Hội. Các lạch đều có độ sâu từ 1,31 - 3,82m, thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn vào ra. Từ độ sâu 40m vào bờ là vùng có đáy bằng phẳng, vùng ngoài 40m có nhiều đá ngầm, chướng ngại vật, cồn cát là nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị cao, số lượng lớn.

Nhờ nguồn phù du phong phú từ các cửa sông và nguồn rong, tảo dày đặc nên các đàn cá ở Nghệ An tốc độ phát triển nhanh, ít di cư, chỉ di chuyển trong nội hạt theo con nước trong ngày, trong tháng. Trữ lượng tổng đàn trên 8.000 tấn cho phép khả năng khai thác từ 35 - 37.000 tấn/năm. Điều tra của Viện Thủy sản Việt Nam (năm 1998) cho biết: trữ lượng cá ở độ sâu 30 m trở lên chiếm 60%, cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%. Cá biển ở Nghệ An có 267 loài, 71 họ, chia làm hai nhóm: nhóm gần bờ 121 loài, nhóm xa bờ 146 loài. Tập trung nhiều là cá trích 30 - 39%, cá nục 15 - 20%, cá cơm 15- 20%. Tôm biển Nghệ An có 8 loài (he, rảo, bộp, sắt, đất, vang, hùm, xanh) sống chủ yếu ở độ sâu 30m trở vào, rất thuận lợi cho việc khai thác. Có hai bãi tôm chính là Lạch Quèn 305 hải lý vuông, Diễn Châu 425 hải lí vuông, trữ lượng 360 - 380 tấn. Mực có 6 loài, nhiều nhất là mực ống, mực nang, mực cơm có giá trị hàng hóa cao, khả năng khai thác 1.200 - 1.500 tấn/năm. Ngoài ra, biển Nghệ An còn có các loài ốc, sò, rắn biển, rong, tảo,... có giá trị kinh tế cao.

Biển Nghệ An ít đảo, đảo nhỏ, gần bờ tiêu biểu là hai đảo Hòn Ngư và Hòn Mắt. Đảo Hòn Ngư cách bờ Cửa Hội 4km, chiều cao đảo 133m, nằm trên tọa độ 18048’ B, kinh độ 105046’18’’ Đ, chiều dài N-TN: 1350m, chiều dài B-N: 900m, diện tích 1,5km2, độ dốc trung bình 30-360, quanh đảo có bờ đá dốc đứng 30- 600. Trên đảo có nước ngọt đủ dùng 10-12 tháng/năm. Độ sâu trên đảo tương đối “hoẳm”, chỉ cách bờ 100m đã có độ sâu 7m. Quanh đảo có 4 bến tập kết thuyền, tàu vừa (độ sâu 8 -

10m). Đảo Hòn Mắt cách đất liền (Cửa Hội) 27km. Nằm ở tọa độ 18047’48’’ B, kinh độ 105057’21’’ Đ. Chiều cao đảo 218m, chiều dài TB-ĐN: 1.850m, nơi rộng nhất 700m. Diện tích gần 2 km2. Trên đảo có 6 hang động tự nhiên, có nước ngọt đủ dùng quanh năm. Cách đảo 5 - 10m đã có độ sâu 10 - 20m, các tàu dưới 50 tấn cập bến dễ dàng, trên 50 tấn cập cách đảo 100m. Các đảo đều có chế độ thủy triều nhật, biên độ 2,5-4,5m. Vận tốc dòng chảy quanh đảo nhỏ nhất 0,2m/sec, cao nhất 0,5m/sec. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển cảng nước sâu trong tương lai gần. Cả hai đảo đều có bãi đậu trực thăng rất thuận lợi cho cứu hộ, cứu nạn trên đảo và ven đảo. Trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc vừa qua, hai đảo là tiền đồn vững chắc cho thế trận chiến tranh nhân dân ở Nghệ An.

Trên bờ biển Nghệ An có hơn 3.872ha mặt nước mặn lợ, điều kiện khí hậu, thủy triều thuận lợi, thích ứng cho việc nuôi trồng thủy sản. Hơn 2.500ha mặt nước mặn, lợ đã được cải tạo đưa vào khai thác nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, dọc biển Nghệ An còn có hơn 900ha đồng muối sản lượng hàng năm đạt trên dưới 100.000 tấn.

Nằm trên con đường di sản miền Trung, 33 xã, phường của 3 huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, tiềm tàng một tài nguyên du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Các bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Bãi Lữ, Cửa Hiền, Diễn Thành, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương,... nước sạch, trong, sóng vừa, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, thuận lợi về giao thông đã trở thành địa chỉ gần gũi của du khách xa, gần. Sự phát triển nhanh của các khu kinh tế trọng điểm Nam Thanh - Bắc Nghệ, Nam Cấm - Bắc Vinh, tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò đã góp phần thúc đẩy nhanh sự thay đổi diện mạo những vùng quê biển Nghệ An.

Bình quân trên dưới 13km ở Nghệ An có một cửa lạch tàu thuyền vào ra thuận lợi, vào cả trong nội thủy hàng chục km nên từ xa xưa những vùng đất cửa biển Nghệ An là những điểm giao thương, hội tụ tàu thuyền các nước láng giềng. Và đó cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải thủy Nghệ An. Được sự đầu tư của Trung ương, đến nay Nghệ An đã có 4 cảng biển quan trọng trong hệ thống cảng biển khu vực Bắc miền Trung, đó là: cảng Cửa Lò, Cửa Hội, Đông Hồi, Nghi Xuân, trong đó cảng Cửa Lò là cảng đầu mối tổng hợp gắn với Khu kinh tế Đông - Nam Nghệ An và

Khu kinh tế Lắc Xao, Xiêng Khoảng của nước Lào. Hiện nay, cảng Cửa Lò đã có 7 bến đạt công suất xếp, dỡ 3,5 triệu tấn/năm. Cảng Cửa Hội đã được đầu tư nâng cấp quy mô cấp 4 cho cảng hậu cần nghề cá đủ điều kiện tiếp nhận phương tiện 500 tấn, bảo đảm cho 1.000 tàu thuyền đánh cá trong và ngoài tỉnh vào tiếp dầu, nước ngọt, đá lạnh, lương thực thực phẩm,... Ngoài ra còn có 6 cảng nội địa trong vùng, đó là: cảng hàng hóa Hưng Hòa, cảng Xăng dầu Hưng Hòa, cảng Cửa Cờn, Cửa Quèn, Cửa Thơi, Cửa Vạn. Các bến cảng của Nghệ An đang từng bước được mở rộng, đầu tư công suất trong chương trình cảng biển quốc gia phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Giao thông, vận tải

Nghệ An nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại. Đồng thời rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực và quốc tế.

Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.648.729 ha, trong đó đất nông nghiệp là 207.100 ha, đất lâm nghiệp là 1.195.477 ha (trong đó đất có rừng là 745.557 ha, đất không có rừng là 490.165 ha).

Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng 745.557 ha, độ che phủ đạt 45,2% (theo số liệu năm 2004). Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...

Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý.

Tài nguyên biển

Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau:

Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,32% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,82%).

Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,68% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,61%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,07%).

Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục...

Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như sau:

Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn. Bãi tôm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tôm he từ 100-150 tấn.

Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển.

Ngoài ra, tài nguyên biển Nghệ An còn có một số loại hải sản quý khác, đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhưng qua thực tế khai thác một số loài có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang.

Tài nguyên động vật

Phát hiện 342 loài thuộc 91 họ - 27 bộ gồm: Động vật có vú: 9 bộ - 24 họ - 78 loài Lớp chim: 15 bộ - 47 họ - 202 loài Lớp bò sát: 2 bộ - 14 họ - 41 loài Lưỡng cư: 1 bộ - 6 họ - 21 loài

Trong số 342 loài trên, có 48 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra các lớp khác chưa có nghiên cứu cụ thể.

Danh mục loài có trong sách đỏ là: báo lửa, báo gấm, báo hoa mai, hổ, voi, mang lớn, bò tót, sao la, công, trĩ sao, gà lôi...

Tài nguyên thực vật

Phát hiện 1.193 loài thuộc 163 họ - 537 chi. Trong đó:

Hạt kín: 2 lá mầm 114 họ - 460 chi - 105 loài; 1 lá mầm 18 họ - 50 chi - 105 loài.

Hạt trần: 4 họ - 6 chi - 10 loài

Quyết thực vật: 19 họ - 21 chi - 34 loài. Trong đó có 4 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 38 - 43)